Giải Bài tập 3 trang 26 Sách bài tập Ngữ văn 6 – Kết nối tri thức với cuộc sống

Đọc lại bài thơ Chuyện cổ nước mình (từ Tôi yêu chuyện cổ nước tôi đến Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì) trong SGK (tr. 93 – 94) và trả lời các câu hỏi

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Trả lời câu hỏi bài tập 3 trang 26 SBT Văn 6 Kết nối tri thức

Đọc lại bài thơ Chuyện cổ nước mình (từ Tôi yêu chuyện cổ nước tôi đến Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì) trong SGK (tr. 93 – 94) và trả lời các câu hỏi.

Câu 1

Dựa vào đặc điểm về cách gieo vần của thơ lục bát, em hãy chỉ ra các tiếng được gieo vần với nhau trong đoạn thơ sau:

Mang theo chuyện cổ tôi đi

Nghe trong cuộc sống thầm thì tiếng xưa

Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa

Con sông chảy có rặng dừa nghiêng soi

Phương pháp giải:

Đọc kĩ bài thơ và dựa vào đặc điểm về cách gieo vần của thơ lục bát

Lời giải chi tiết:

Trong đoạn thơ, các tiếng đi – thì, xưa – mưa – dừa vần với nhau.

Câu 2

Nhà thơ yêu những câu chuyện có nước mình vì những lí do gì?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ bài thơ

Lời giải chi tiết:

Nhà thơ yêu chuyện cổ nước mình vì những câu chuyện cổ ẩn chứa vẻ đẹp tình người thiết tha, nhân hậu. Chuyện cổ giúp ta nhận ra những phẩm chất đẹp đẽ và những bài học quý giá mà ông cha ta muốn truyền lại cho con cháu.

Vui lòng nhập mật khẩu để tiếp tục

test321

Câu 3

Ở hiền thì lại gặp hiền

Người ngay thì gặp người tiên độ trì.

Em hãy kể tên những câu chuyện cổ Việt Nam thể hiện triết lí nhân sinh đó.

Phương pháp giải:

Liên hệ thực tế và những kiến thức đã được học

Lời giải chi tiết:

Những câu chuyện cổ Việt Nam thể hiện triết lí nhân sinh Ở hiền thì lại gặp hiền/ Người ngay thì gặp người tiên độ trì: Tấm Cám, Cây tre trâm đốt, Sọ Dừa, Thạch Sanh,…

Câu 4

Các câu chuyện cổ ẩn chứa những nét đẹp tình người và những bài học cuộc sống. Những dòng thơ nào trong đoạn thơ cho em biết điều đó?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn thơ

Lời giải chi tiết:

Bài thơ khẳng định giá trị nhân vân cao cả của các câu chuyện cổ, ca ngợi ý nghĩa của các câu chuyện có trong việc phản ánh những nét đẹp tình người và những bài học cuộc sống. Trong đoạn thơ, có thể thấy rõ điều đó qua những dòng thơ:

Tôi yêu chuyện cổ nước tôi

Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa

Thương người rồi mới thương ta

Yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm

Ở hiền thì lại gặp hiền

Người ngay thì gặp người tiên độ trì

[…] Thị thơm thị giấu người thơm

Chăm làm thì được áo cơm cửa nhà

Đẽo cày theo ý người ta

Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì…

Câu 5

Theo em, vì sao tác giả có thể “nhận mặt ông cha” qua các câu chuyện có?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn thơ

Lời giải chi tiết:

Tác giả có thể “nhận mặt ông cha” của mình qua những câu chuyện cổ vì chính những câu chuyện cổ đã giúp người đọc thời nay nói chung và nhà thơ nói riêng hình dung được “gương mặt” của cha ông ngày xưa – hiểu được đời sống vật chất và tinh thần, tâm hồn và tính cách, phong tục tập quán và các quan niệm đạo đức, triết lí nhân sinh,… của cha ông.

Câu 6

So sánh nghĩa của từ vàng trong hai trường hợp sau và cho biết đó là từ đồng âm hay từ đa nghĩa. Vì sao?

a. Vàng cơn nắng trắng cơn mưa

b. Cô ấy đeo rất nhiều vàng.

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về từ đồng âm và từ đa nghĩa để làm bài

Lời giải chi tiết:

Từ vàng trong “Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa” chỉ màu sắc, còn vàng trong “Cô ấy đeo rất nhiều vàng” chỉ một thứ kim loại quý. Như vậy, đây là hai từ đồng âm vì chúng có âm giống nhau nhưng nghĩa khác nhau, không liên quan gì với nhau.

Sachgiaihay.com

TẢI APP ĐỂ XEM OFFLINE