22. Bài 42: Sự lan truyền âm thanh trang 59

Giải câu 1, 2, 3 Bài 42: Sự lan truyền âm thanh trang 59, 60 VBT Khoa học 4. Câu 1: Viết chữ Đ vào ô trống trước câu đúng, chữ S vào ô trống trước câu sai

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Viết chữ Đ vào ô trống trước câu trả lời đúng, chữ S vào ô trống trước câu trả lời sai.

 

Âm thanh khi lan truyền ra xa sẽ mạnh lên

 

Càng đứng xa nguồn âm thì nghe càng nhỏ

 

Âm thanh có thể truyền qua chất rắn, chất khí nhưng không thể truyền qua chất lỏng.

 

Âm thanh chỉ có thể truyền qua chất khí, không thể truyền qua chất lỏng và chất rắn.

 

Âm thanh có thể truyền qua nước biển.


Lời giải chi tiết:

S

Âm thanh khi lan truyền ra xa sẽ mạnh lên

Đ

Càng đứng xa nguồn âm thì nghe càng nhỏ

S

Âm thanh có thể truyền qua chất rắn, chất khí nhưng không thể truyền qua chất lỏng.

S

Âm thanh chỉ có thể truyền qua chất khí, không thể truyền qua chất lỏng và chất rắn.

Đ

Âm thanh có thể truyền qua nước biển.

Câu 2

Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng.

Trường hợp nào sau đây cho thấy âm thanh có thể truyền qua nước?

a) Khi mở vòi nước chảy vào chậy, ta nghe thấy tiếng nước chảy.

b) Một người lặn ở dưới nước và nghe thấy tiếng gõ vào mạn thuyền.

c) Cá chạy ra xa bờ khi có người bước mạnh trên bờ.

d) Bạn ở hình dưới đây có thể nghe được tiếng chuông đồng hồ.

Lời giải chi tiết:

Những câu trả lời đúng là:

b) Một người lặn ở dưới nước và nghe thấy tiếng gõ vào mạn thuyền.

c) Cá chạy ra xa bờ khi có người bước mạnh trên bờ.

d) Bạn ở hình dưới đây có thể nghe được tiếng chuông đồng hồ.

Câu 3

Một bạn gõ trống tại A. Hãy viết hai điều kiện để một bạn khác (bình thường về thính giác) đứng ở B nghe được tiếng chuông.


Lời giải chi tiết:

– Gõ không quá nhỏ.

– Không đứng quá xa.

Xem lại lí thuyết tại đây:

Sachgiaihay.com

TẢI APP ĐỂ XEM OFFLINE

PHẦN 2: VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG