Giải Bài tập 7 trang 37 Sách bài tập Ngữ văn 6 – Kết nối tri thức với cuộc sống

ịnh hiện tượng đời sống trong cuốn sách (hoặc văn bản đã đọc)

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Trả lời câu hỏi bài tập 7 SBT trang 37 Ngữ văn 6 Kết nối tri thức, tập 2

Xác định hiện tượng đời sống trong cuốn sách (hoặc văn bản đã đọc)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Những thành phố biển nghiêng nghiêng tháp Chàm

  Từ Bắc vào Nam bạn sẽ đi qua một con đường khá đẹp, dài gần 20 cây số ven biển Nha Trang. Tôi đang muốn nhắc tới đường Phạm Văn Đồng.

  Con đường này được xây dựng để tăng cường lưu thông và giảm những vất vả trong việc di chuyển đường bộ từ Bắc vào Nam, từ đó sẽ góp phần tăng trưởng kinh tế của đất nước. Những ưu điểm của đường Phạm Văn Đồng thì không cần phải bàn đến, tôi cũng đang đi trên con đường đẹp đó. Nhưng…

  Trên con đường này có hai tụ điểm rác nổi bật: cảng cá Vĩnh Lương và một khu vực nữa ngay gần trung tâm thành phố. Rác nhiều đến nỗi du khách nước ngoài đã từng tổ chức chiến dịch nhặt rác vì nhìn bừa bãi quá họ không thể chịu nổi. Rác đến từ các tàu cá, trừ khoảng tháng 9 và 10 sóng cuốn rác ra xa ngoài khơi, còn tâm tháng 8 như bây giờ rác lại tấp đây vào bờ. Người dân ở đây dường như đã quen với việc đó rồi (lại là một sự quen tai hại) nên họ mặc kệ. Chính quyền thi thoảng vẫn vận động mọi người cùng dọn rác, song ít lâu sau đâu lại vào đấy. Vậy mới thấy rác cứ như thuỷ triều vậy, đến và đi như một hiện tượng tự nhiên có chu kì và con người phải bất lực.

  Trong hành trình của mình, tôi không sao quên được những người ngư dân chất phác. Dẫu biết hành động xả rác của họ là sai trái mà trong lòng vẫn thấy thương họ đến kì lạ. Tôi nghe người người than về cái chu kì thuỷ triêu rác thải, nhìn ra bên ngoài vẫn thấy vài cụ già rảnh rỗi nhặt nhạnh rác. Chợt nhớ về quãng đường qua khúc ruột miền Trung thổi rát gió Lào, nơi cũng có những người già lượm ve chai, nhặt rác làm sạch bãi biển rất đáng mến…

  Vì sự tiện lợi, túi ni lông phổ biến ở mọi cảng, tất nhiên cảng này chẳng nằm ngoài xu thế nhanh – tiện – gọn ấy. Các tàu đánh bắt cá thả túi ni lông như thả tờ rơi. Ấy nhưng tuyệt nhiên ở các cảng cá tôi qua, chẳng hề thấy một biển cấm. Xả rác ở cảng cũng được coi là chuyện bình thường thì bảo sao ngay trung tâm Nha Trang có cảnh du khách quốc tế phải đi nhặt rác vì… tức mắt quá.

(Lekima Hùng, trích Du kí xanh – Hành trình cứu biển, NXB Thanh niên, Hà Nội, 2019, tr. 86 – 87)

Câu 1

Hiện tượng đời sống được gợi ra từ văn bản trên là gì?

Lời giải chi tiết:

Hiện tượng đời sống được gợi ra từ văn bản trên là: Vấn đề về xả rác thải của người dân hiện nay.

Vui lòng nhập mật khẩu để tiếp tục

test321

Câu 2

Hiện tượng đời sống này xảy ra ở đâu? Liên quan đến những ai?

Lời giải chi tiết:

– Hiện tượng đời sống này xảy ra ở: Ngôi làng ven biển. 

– Liên quan đến những những người đánh cá trên tàu

Câu 3

Những câu văn, đoạn văn nào làm nổi bật hiện tượng đời sống đó?

Lời giải chi tiết:

Những câu văn, đoạn văn làm nổi bật hiện tượng đời sống đó:

– “Rác nhiều đến nỗi du khách nước ngoài đã từng tổ chức chiến dịch nhặt rác vì nhìn bừa bãi quá họ không thể chịu nổi.”

 “Rác đến từ các tàu cá, trừ khoảng tháng 9 và 10 sóng cuốn rác ra xa ngoài khơi, còn tâm tháng 8 như bây giờ rác lại tấp đây vào bờ. Người dân ở đây dường như đã quen với việc đó rồi (lại là một sự quen tai hại) nên họ mặc kệ.”

– “Chính quyền thi thoảng vẫn vận động mọi người cùng dọn rác, song ít lâu sau đâu lại vào đấy. Vậy mới thấy rác cứ như thuỷ triều vậy, đến và đi như một hiện tượng tự nhiên có chu kì và con người phải bất lực”.

Câu 4

Từ hiện tượng đời sống được nêu ra trong văn bản, em có liên hệ gì với những hiện tượng (vấn đề) đời sống của chính thành phố, làng quê nơi em đang sống?

Phương pháp giải:

Liên hệ bản thân, địa phương e sống

Lời giải chi tiết:

Liên hệ nơi em đang sống về hiện tượng vệ sinh môi trường quanh mình như thế nào? Có bị ô nhiễm không? Có xả rác bừa bãi không?…

Sachgiaihay.com

TẢI APP ĐỂ XEM OFFLINE