1. Bài mở đầu trang 5 sách bài tập văn 10 – Cánh diều

Giải câu hỏi chi tiết bài mở đầu

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Đánh dấu ⱱ vào ô trống trước các dòng nêu đúng mục tiêu của Bài Mở đầu:


Phương pháp giải:

Đọc phần Yêu cầu cần đạt – SGK trang 5 và chọn các đáp án đúng.


Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng: c, d, e


Câu 2

Phương án nào nêu lên điểm mới về nội dung rèn luyện của sách Ngữ văn 10?


Phương pháp giải:

Đọc nội dung chính của các bài học (Học đọc, Thực hành tiếng Việt, Học viết, Học nói và nghe) – SGK trang 5 từ đó chọn đáp án đúng.


Lời giải chi tiết:

Đáp án: D

Câu 3

Phương án nào nêu đúng các loại văn bản lớn được học trong sách Ngữ văn 10?


Phương pháp giải:

Đọc SGK Bài mở đầu mục 1 trong phần I. Học đọc – SGK trang 5, 6, 7 tìm các loại văn bản lớn được học trong SGK Ngữ văn 10.


Lời giải chi tiết:

Đáp án: B

Câu 4

Phương án nào nêu đúng tên các thể loại truyện trong SGK Ngữ văn 10?


Phương pháp giải:

Đọc SGK Bài mở đầu mục 1 trong phần I. Học đọc – SGK trang 5 tìm các loại thể loại truyện được học trong SGK Ngữ văn 10.


Lời giải chi tiết:

Đáp án C

Câu 5

Phương án nào nêu đúng tên các thể loại truyện trong sách Ngữ văn 10 chưa học ở Trung học cơ sở


Phương pháp giải:

– Nhớ lại, xem lại các thể loại truyện đã học ở cấp THCS và đọc SGK Bài mở đầu mục 1 trong phần I.

– Đọc – SGK trang 5 tìm ra các loại thể loại truyện trong SGK Ngữ văn 10 chưa học ở cấp THCS.


Lời giải chi tiết:

Đáp án C

Câu 6

Sách Ngữ văn 10 hướng dẫn em đọc hiểu những thể loại thơ nào?


Phương pháp giải:

– Đọc SGK Bài mở đầu mục 2 trong phần I.

– Đọc – SGK trang 6 tìm các loại thể loại truyện được học trong SGK Ngữ văn 10.


Lời giải chi tiết:

Đáp án A.

Câu 7

Phương án nào nêu đúng thể loại kịch bản sân khấu được học trong SGK Ngữ văn 10?


Phương pháp giải:

– Đọc SGK Bài mở đầu mục 3 trong phần I.

– Đọc – SGK trang 6 tìm các loại thể loại kịch bản sân khấu được học trong SGK Ngữ văn 10.


Lời giải chi tiết:

Đáp án A.

Câu 8

Dựa vào nội dung mục Đọc hiểu văn bản truyện trong Bài Mở đầu, điền tên thể loại và tác giả của mỗi tác phẩm vào cột bên phải cho đúng.


Phương pháp giải:

– Đọc SGK Bài mở đầu mục 1 trong phần I.

– Đọc – SGK trang 6 để tìm tên thể loại và tác giả của các văn bản.


Lời giải chi tiết:

Nhan đề văn bản

Tên thể loại và tác giả

Hê-ra-clét đi tìm táo vàng

Thần thoại Hy Lạp, tác giả dân gian

Chiến thắng Mtao Mxây

Sử thi, dân tộc Ê-đê

Thần trụ trời

Thần thoại Việt Nam, tác giả dân gian

Rama buộc tội

Sử thi Ấn Độ, Van-mi-ki

Nữ Oa

Thần thoại Trung Quốc, tác giả dân gian

Kiêu binh nổi loạn (trích Hoàng Lê nhất thống chí)

Tiểu thuyết chương hồi, Ngô gia văn phái

Hồi trống cổ thành (trích Tam quốc diễn nghĩa)

Tiểu thuyết chương hồi, La Quán Trung

Người ở bến sông Châu

Truyện ngắn, Sương Nguyệt Minh

Ngày cuối cùng của chiến tranh

Truyên ngắn, Vũ Cao Phan

Câu 9

Dựa vào nội dung mục Đọc hiểu văn bản thơ trong Bài Mở đầu, điền tên thể loại và tác giả tương ứng với mỗi văn bản nêu trong bảng sau:


Phương pháp giải:

– Đọc SGK Bài mở đầu mục 2 trong phần I.

– Đọc – SGK trang 6 để tìm tên thể loại và tác giả của các văn bản.


Lời giải chi tiết:

Thể loại

Nhan đề văn bản

Tác giả

Thơ tự do

Đất nước

Nguyễn Đình Thi

Thơ tự do

Mùa hoa mận

Chu Thùy Liên

Thơ tự do

Đi trong hương tràm

Hoài Vũ

Thơ Đường luật

Cảm xúc mùa thu (Thu hứng, bài 1)

Đỗ Phú

Thơ Đường luật

Câu cá mùa thu (Thu điếu)

Nguyễn Khuyến

Thơ tự do

Lính đảo hát tình ca trên đảo

Trần Đăng Khoa

Thơ Đường luật

Tự tình (bài 2)

Hồ Xuân Hương

Thơ Đường luật

Tỏ lòng (Thuật hoài)

Phạm Ngũ Lão

Thơ tự do

Khoảng trời, hố bom

Lâm Thị Mỹ Dạ

Câu 10

Khi đọc hiểu truyện và thơ sách Ngữ văn 10, HS lưu ý điều gì?


Phương pháp giải:

– Đọc mục 1, 2 trong phần I.

– Đọc – SGK trang 5, 6, đọc kĩ phần 2 để tìm ra lưu ý khi đọc hiểu truyện và thơ.

Lời giải chi tiết:

Về đọc hiểu truyện: Khi đọc các văn bản truyện, cần chú ý ngoài việc hiểu nội dung và hình thức của tác phẩm, cần biết cách đọc văn bản gắn với đặc điểm của mỗi thể loại cụ thể. Có thể tự đặt các câu hỏi: Đọc truyện thần thoại khác gì đọc sử thi? Đọc tiểu thuyết chương hồi cần chú ý những gì và khác với cách đọc truyện ngắn hiện đại ở chỗ nào?

Về đọc hiểu thơ: Ngoài những yêu cầu đọc hiểu thơ nói chung (như nhận biết và thấy được mối quan hệ giữa nội dung và hình thức), cần chú ý những đặc điểm riêng của mỗi thể thơ. Từ đó, vừa hiểu các bài thơ cụ thể, vừa biết cách đọc bài thơ Đường luật khác với cách đọc bài thơ tự do như thế nào.


Câu 11

Dựa vào nội dung mục Đọc hiểu văn bản chèo, tuồng của Bài Mở đầu, hãy nêu điểm khác biệt về cách trình bày giữa kịch bản văn học với kịch bản truyện, thơ.


Phương pháp giải:

– Đọc kĩ nội dung mục Đọc hiểu văn bản chèo, tuồng của Bài Mở đầu

– Nêu điểm khác biệt về cách trình bày giữa kịch bản văn học với kịch bản truyện, thơ.


Lời giải chi tiết:

Khác với văn bản thơ, truyện,… kịch bản thường nêu lên cấu trúc các hồi, cảnh; nhân vật kèm lời thoại; các chỉ dẫn sân khấu như bối cảnh, cử chỉ, điệu bộ, âm thanh, màu sắc, ánh sáng, mối liên hệ giữa sân khấu và công chúng;… 


Câu 12

Dựa vào mục Đọc hiểu văn bản nghị luận trong Bài Mở đầu, hãy nêu các điểm cần lưu ý khi đọc hiểu văn bản nghị luận.


Phương pháp giải:

– Đọc – SGK trang 6.

– Nêu các điểm cần lưu ý khi đọc hiểu văn bản nghị luận.

Lời giải chi tiết:

Đọc văn bản nghị luận cần chú ý đến đề tài, ý nghĩa của vấn đề được bài viết nêu lên và cách tác giả nêu ý kiến, sử dụng lí lẽ, bằng chứng cụ thể để thuyết phục người đọc.


Câu 13

Đọc mục Đọc hiểu văn bản thông tin trong Bài Mở đầu, từ nhan đề văn bản thông tin ở cột trái, dự đoán nội dung chính của văn bản ghi vào cột phải theo bảng sau:

Phương pháp giải:

Dựa vào nhan đề dự đoán nội dung chính của văn bản.


Lời giải chi tiết:

Nhan đề văn bản

Nội dung chính

Thăng Long- Đông Đô- Hà Nội: một hằng số văn hoá Việt Nam.

Cung cấp cho người đọc một số hiểu biết về đặc sắc văn hoá Hà Nội.

Lễ hội Đền Hùng

Cung cấp cho người đọc một số hiểu biết về lễ hội Đề Hùng.

Lễ hội dân gian đặc sắc của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận

Cung cấp cho người đọc một số hiểu biết về lễ hội dân gian đặc sắc của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận.

Lễ hội Ok Om Bok

Cung cấp cho người đọc một số hiểu biết về lễ hội Ok Om Bok.

Câu 14

Dựa vào mục Đọc hiểu thơ văn Nguyễn Trãi trong Bài Mở đầu hãy: 

a. Nêu những thể loại và tác phẩm được học trong bài học này.

b. Nêu các điểm cần lưu ý khi học về tác giả Nguyễn Trãi.


Phương pháp giải:

 Đọc kĩ nội dung mục Đọc hiểu thơ văn Nguyễn Trãi của Bài Mở đầu sau đó trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

a. Nguyễn Trãi , người anh hùng của dân tộc – nghị luận, Đại cáo bình Ngô – thể cáo, Gương báu khuyên răn (Bảo kính cảnh giới, bài 43) – thơ Nôm, Thư dụ Vương Thông lần nữa (Tái dụ Vương Thông thư) – thơ Nôm.

b. Khi đọc thơ văn Nguyễn Trãi, ngoài việc chú ý các yêu cầu đọc hiểu văn bản nghị luận trung đại, thơ Nôm Đường luật, cần biết vận dụng những hiểu viết về Nguyễn Trãi để hiểu sâu hơn tác phẩm của ông.



Câu 15

Đọc phần Thực hành tiếng Việt trong Bài Mở đầu và trả lời các câu hỏi sau:

a. Yêu cầu của việc học tiếng Việt là gì?

b. Khi thực hành tiếng Việt cần chú ý những gì?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ nội dung mục Thực hành tiếng Việt của Bài Mở đầu sau đó trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

a. Yêu cầu của việc học tiếng Việt: không nghiêng về yêu cầu nhớ, học thuộc lí thuyết mà tập trung vào hướng dẫn thực hành bốn kĩ năng.

b. 

– Trước khi làm bài tập, cần tự nghiên cứu những kiến thức về tiếng Việt trong phần Kiến thức Ngữ văn ở đầu mỗi bài học để có hướng làm bài và hệ thống lại những hiểu biết của mình sau khi làm bài tập.

– Vận dụng những kiến thức, kỹ năng sử dụng tiếng Việt đã học và các hoạt động đọc hiểu, viết, nói, nghe ở môn Ngữ văn cũng như các môn học khác và vào các hoạt động giao tiếp trong đời sống hằng ngày. 


Câu 16

Sách Ngữ văn 10 rèn luyện cho em những kiểu văn bản nào? Yêu cầu về các kiểu văn bản viết ở lớp 10 có gì khác với cấp Trung học cơ sở?


Phương pháp giải:

– Đọc kĩ phần Học viết của Bài Mở đầu

– Nêu ra các kiểu văn bản được rèn luyện ở lớp 10 và sự khác nhau về yêu cầu của các kiểu văn bản viết ở lớp 10 với cấp THCS.


Lời giải chi tiết:

– Sách Ngữ văn 10 rèn luyện ba kiểu văn bản: Nghị luận, nhật dụng, thuyết minh.

– Yêu cầu về các kiểu văn bản viết ở lớp 10 khác với cấp Trung học cơ sở là chỉ tập trung và ba kiểu: nghị luận, nhật dụng, thuyết minh, không có văn bản tự sự, miêu tả và biểu cảm.


Câu 17

Các yêu cầu cần đạt ở lớp 10 về nội dung kĩ năng nói và nghe là gì?


Phương pháp giải:

Dựa vào phần Học nói và nghe trong SGK để tìm ra yêu cầu cần đạt về nội dung kĩ năng nói và nghe.


Lời giải chi tiết:

– Nói:

+ Biết thuyết trình về một vấn đề xã hội, có sử dụng kết hợp phương tiện ngôn ngữ với các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ.

+ Trình bày được báo cáo về một kết quả nghiên cứu hay hoạt động trải nghiệm.

+ Biết giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm văn học (theo lựa chọn cá nhân).

– Nghe:

+ Nghe và nắm bắt được nội dung thuyết trình, quan điểm của người nói.

+ Biết nhận xét về nội dung và hình thức thuyết trình.

– Nói nghe tương tác: Biết thảo luận về một vấn đề có những ý kiến khác nhau, đưa ra được những căn cứ thuyết phục để bảo vệ hay bác bỏ một ý kiến nào đó, tôn trọng người đối thoại.


Câu 18

Xem phần Cấu trúc của sách Ngữ văn 10 ở Bài Mở đầu và ghi nhiệm vụ của HS vào cột theo bảng sau:


Phương pháp giải:

Xem phần Cấu trúc của sách Ngữ văn 10 ở Bài Mở đầu và ghi nhiệm vụ của HS vào cột.


Lời giải chi tiết:

Các phần của bài học

Nhiệm vụ của HS

YÊU CẦU CẦN ĐẠT

– Đọc trước khi học để có định hướng đúng.

– Đọc sau khi học để tự đánh giá.

KIẾN THỨC NGỮ VĂN

Đọc ở nhà và vận dụng khi học trên lớp.

ĐỌC 

ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

– Tên văn bản

– Chuẩn bị

– Đọc hiểu

THỰC HÀNH ĐỌC HIỂU

– Tìm hiểu thông tin về bối cảnh, tác giả, tác phẩm,…

– Đọc trực tiếp văn bản và chú ý các hướng dẫn đọc bên phải, xem chú thích cuối trang.

– Trả lời câu hỏi đọc hiểu.

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

Đọc kiến thức tiếng Việt ở phần Kiến thức Ngữ văn và làm bài tập thực hành tiếng Việt.

VIẾT 

– ĐỊNH HƯỚNG

– THỰC HÀNH

– Đọc định hướng viết.

– Làm các bài tập thực hành viết.

NÓI VÀ NGHE

– ĐỊNH HƯỚNG

– THỰC HÀNH

– Đọc định hướng nói và nghe.

– Làm các bài tập thực hành nói và nghe.

TỰ ĐÁNH GIÁ

Tự đánh giá kết quả đọc hiểu, viết thông qua đọc và trả lời câu hỏi về một văn bản tương tự đã học.

HƯỚNG DẪN TỰ HỌC

– Đọc mở rộng theo gợi ý.

– Thu thập tư liệu liên quan đến bài học.

TẢI APP ĐỂ XEM OFFLINE

SBT VĂN 10 TẬP 1 CÁNH DIỀU

SBT VĂN 10 TẬP 2 CÁNH DIỀU