1. Dòng sông đen

Tưởng tượng em ở trong phòng khách của một tàu ngầm và tàu đang lặn xuống đáy biển, dưới mặt nước năm mươi mét.

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Nội dung chính

Văn bản Dòng sông đen đã đem đến cho người đọc những trải nghiệm thú vị về những ngày đầu của hành trình hai vạn dặm dưới biển trên con tàu Nau-ti-lux của giáo sư A-rô-nắc, anh Công-xây và Nét len


Chuẩn bị đọc

(Trang 69, SGk Ngữ văn 7, tập 2)

Phương pháp giải:

Hãy tưởng tượng và ghi lại hình dung về cảnh vật trong không gian đó.

Lời giải chi tiết:

Trong không gian đó em thấy bao quanh mình là nước biển xanh rì. Có rất nhiều loài cá khác nhau đang bơi lượn tung tăng, dường như chúng đang đi kiếm mồi. Những loài cá to, nhỏ khác nhau trông rực rỡ sắc màu. Có những loài cá bơi theo đàn uốn lượn thành những hình thù khác nhau. Không chỉ vậy, còn có những loài thủy sinh, rong biển hết sức thú vị.

Trải nghiệm cùng VB 1

Câu 1 (Trang 70, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Phương pháp giải:

Đọc hành trình mà giáo sư A-rô-nắc kể, giải thích tên chương.

Lời giải chi tiết:

Tác giả đặt tên chương là Dòng “Sông Đen” vì: tàu Nau-ti-lux chạy theo một hải lưu có tên Nhật Bản là Cư-rô-xi-ô, nghĩa là “Sông Đen”.

Trải nghiệm cùng VB 2

Câu 2 (Trang 72, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Phương pháp giải:

Đọc lại 5 lượt thoại, nêu những ý kiến về thuyền trưởng Nê-mô và việc ở lại con tàu Nau-ti-lux.

Lời giải chi tiết:

– Họ không biết gì về thuyền trưởng Nê-mô, họ còn cho rằng các thủy thủ bằng điện.

– Việc ở lại con tàu Nau-ti-lux là một điều họ muốn trải nghiệm và tìm hiểu nó một cách kĩ càng.

Trải nghiệm cùng VB 3

Câu 3 (Trang 72, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Lời giải chi tiết:

Những chi tiết đó là: Nước biển chan hòa ánh điện; Ánh sáng lung linh nước biển trong vắt từ đáy lên; Đáy biển mênh mông; Ánh sáng rực rỡ; Một bể nuôi cá khổng lồ.

Trải nghiệm cùng VB 4

Câu 4 (Trang 73, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Phương pháp giải:

Trả lời dựa vào hình dung của bản thân.

Lời giải chi tiết:

Em hình dung cảnh ở đây là một khung cảnh vô cùng đẹp, có rất nhiều các loại cá đang tung tăng bơi lượn.

Suy ngẫm và phản hồi 1

Câu 1 (Trang 74, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Phương pháp giải:

Dựa vào phần Tri thức Ngữ văn và sự hiểu biết của bản thân để xác định đề tài.

Lời giải chi tiết:

Đề tài: khám phá thế giới bí ẩn dưới đại dương.

Suy ngẫm và phản hồi 2

Câu 2 (Trang 74, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Phương pháp giải:

Dựa vào phần Tri thức Ngữ văn và sự hiểu biết của bản thân để xác định tình huống, nhân vật, không gian, thời gian trong văn bản.

Lời giải chi tiết:

– Tình huống: 3 nhân vật rơi vào con tàu Nau-ti-lớtx hiện đại, với một người thuyền trưởng bí ẩn và họ không thể biết điều gì đón đợi họ trong hành trình phía trước.

– Nhân vật: thuyền trưởng Nê-mô; A-rô-nắc; Nét Len; Công-xây

– Không gian: dưới đáy biển sâu

– Thời gian: từ trưa cho đến 5 giờ chiều

Suy ngẫm và phản hồi 4

Câu 4 (Trang 74, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Phương pháp giải:

Dựa vào văn bản tìm vấn đề tranh luận và nêu ý kiến của bản thân về cách giải thuyết mâu thuẫn ấy, nêu lý do

Lời giải chi tiết:

– Họ đã tranh luận về việc Nét Len có ý định chiếm đoạt tàu Nau-ti-lơtx hoặc cả ba người bỏ trốn khỏi con tàu.

– Có thể có hai ý kiến được đưa ra về cách giải quyết mâu thuẫn giữa hai nhân vật này của tác giả:

+ Đồng ý vì Nét Len có cơ hội chiêm ngưỡng vẻ đẹp dưới đáy biển.

+ Không đồng tình vì mâu thuẫn trong Nét Len không được giải quyết, chỉ tạm lắng xuống

Suy ngẫm và phản hồi 3

Câu 3 (Trang 74, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Phương pháp giải:

Đọc văn bản và tìm những sự kiện chính chính xảy ra với nhân vật giáo sư A-rô-nắc.

Lời giải chi tiết:

Suy ngẫm và phản hồi 5

Câu 5 (Trang 74, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Phương pháp giải:

Tìm chi tiết và điền vào bảng, sau đó nhận xét về tính cách Nê-mô.

Lời giải chi tiết:

Nhân vật Nê-mô

Biểu hiện qua các chi tiết

Cử chỉ, hành động của Nê-mô

– Lịch sự cáo từ A-rôn-nắc trước khi đi ra

– Đón tiếp ba người một cách lạnh lùng nhưng chu đáo

– Chưa lần nào bắt tay và đưa tay cho giáo sư A-rô-nắc bắt

– Dọn sẵn bữa ăn trên bàn cho A-rô-nắc

Thái độ của A-rô-nắc về Nê-mô

– Băn khoăn về sự đón tiếp chu đáo mà vẫn lạnh lùng của Nê-mô

– Đánh giá cao tài năng chế tạo tàu ngầm hiện đại của Nê-mô

– Cho rằng tàu Nau-ti-lơtx giống như ngục tù bằng sắt

Thái độ của Nét len về Nê-mô

– Nghi ngờ, không tin tưởng, khó chịu khi ở trên con tàu của Nê-mô (hỏi han giáo sư A-rô-nắc về lai lịch của Nê-mô, cho rằng ở trong con tàu của Nê-mô giống như ngục tù bằng sắt)

– Chống đối, cho rằng ở trên tàu Nau-ti-lơtx sẽ không an toàn (có ý định đoạt tàu Nau-ti-lơtx của Nê-mô)

*Tính cách Nê mô: lịch sự, lạnh lùng nhưng chu đáo; tài năng, khao khát khám phá

Suy ngẫm và phản hồi 6

Câu 6 (Trang 74, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Phương pháp giải:

Đọc văn bản và tóm tắt những sự kiện chính.

Lời giải chi tiết:

Dòng “Sông đen” kể về câu chuyện giáo sư A-rô-nắc – người nghiên cứu về sinh vật học cùng cộng sự Công-xây và Nét Len – một thợ săn cá voi đã bị rơi xuống biển và được tàu Nau-ti-lux cứu. Và câu chuyện là cuộc hành trình khám phá về thuyền trưởng bí ẩn Nê-mô và những điều bí ẩn dưới đáy đại dương bao la. Trong khi giáo sư A-rô-nắc luôn thích thú, tò mò về những điều bí ẩn nơi đây thì Nét Len luôn tìm cách trốn chạy để thoát khỏi nơi này. Và rồi họ đã được chiêm ngưỡng khung cảnh chốn thần tiên nơi này với vô số loài cá khác nhau cùng vẻ đẹp tuyệt diệu nơi đây. Câu chuyện khép lại là dòng suy nghĩ của giáo sư A-rô-nắc và con tàu Nau-ti-lux chảy xiết theo Dòng “Sông đen”.

Suy ngẫm và phản hồi 7

Câu 7 (Trang 74, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Phương pháp giải:

Dựa vào suy nghĩ của em để trả lời.

Lời giải chi tiết:

Đặc điểm của truyện là:

– Tình huống truyện mang tính thử thách, phiêu lưu, khám phá

– Nhân vật là nhà phát minh khoa học tài năng

– Sự mở rộng không gian không có giới hạn

TẢI APP ĐỂ XEM OFFLINE

Soạn Văn 7 Chân trời sáng tạo tập 1 – siêu ngắn

Soạn Văn 7 Chân trời sáng tạo tập 2 – siêu ngắn