Bài 1 trang 147 Tài liệu dạy – học Toán 9 tập 1

Giải bài tập Cho đường tròn (O ; R), đường kính AB = 2R.

Đề bài

Cho đường tròn (O ; R), đường kính AB = 2R. Lấy điểm C trên đường tròn sao cho CA < CB. Vẽ dây CD vuông góc với AB tại H.

a) Chứng minh rằng tam giác ABC vuông và CD2=4HA.HB.

b) Đường thẳng (d) tiếp xúc với đường tròn (O) tại C. Gọi M, N lần lượt là hình chiếu vuông góc của A và B trên (d). Xét vị trí tương đối của đường tròn (A ; AM) và đường tròn (B ; BN).

Phương pháp giải – Xem chi tiết

a) +) Chứng minh ACB=900.

    +) Sử dụng hệ thức lượng trong tam giác vuông.

b) +) Dựa vào các đường thẳng song song và tính chất tam giác cân, chứng minh MAC=HAC.

    +) Chứng minh ΔvAMC=ΔvAHCAM=AH.

    +) Tương tự chứng minh ΔvBNC=ΔvBHCBN=BH.

    +) Chứng minh AM+BN=AB. Từ đó suy ra vị trí tương đối của (A;AM)(B;BN).

Lời giải chi tiết

Vui lòng nhập mật khẩu để tiếp tục

test123

 

a) Do C thuộc đường tròn đường kính ABACB=900.

ΔABC vuông tại C.

 Áp dụng hệ thức lượng trong tam giác vuông ABC ta có: CH2=HA.HB.

ABCD tại HH là trung điểm của CD (quan hệ vuông góc giữa đường kính và dây cung)

CD2=(2CH)2=4CH2=4HA.HB (đpcm).

b) Ta có {AMdOCd

AM//OCMAC=OCA (so le trong).

Lại có OA=OC=RΔOAC cân tại OOCA=OAC.

MAC=OAC=HAC.

Xét hai tam giác vuông ΔAMCΔAHC có :

ACchungMAC=HAC(cmt)

ΔvAMC=ΔvAHC (cạnh huyền – góc nhọn) AM=AH.

Hoàn toàn tương tự ta chứng minh được ΔvBNC=ΔvBHCBN=BH.

Xét (A;AM)(B;BN)AM+BN=AH+BH=AB

(A;AM)(B;BN) tiếp xúc ngoài tại H.

 Sachgiaihay.com

TẢI APP ĐỂ XEM OFFLINE

CHƯƠNG I: HỆ THỨC LƯỢNG TRONG TAM GIÁC VUÔNG