8. Ôn tập trang 98

Chỉ ra tác dụng của yếu tố kì ảo trong các tác phẩm Chuyện chức phán sự đền Tản Viên, Trên đỉnh non Tản. So sánh tác dụng của tình huống thách thức trong việc thể hiện tính cách của các nhân vật Ngô Tử Văn (Chuyện chức phán sự đền Tản Viên) và nhân vật cụ phó Sần (Trên đỉnh non Tản).

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Trả lời Câu hỏi 1 trang 98 SGK Văn 12 Chân trời sáng tạo

Chỉ ra tác dụng của yếu tố kì ảo trong các tác phẩm Chuyện chức phán sự đền Tản Viên, Trên đỉnh non Tản.

Phương pháp giải:

Nhớ lại kiến thức trong bài cũ, vận dụng để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Tác phẩm

Yếu tố kì lạ

Chuyện chức phán sự đền Tản Viên

– Nhân vật kì ảo

+ Hồn ma tên tướng giặc họ Thôi

+ Thổ công

+ Diêm Vương

+ Ngô Tử Văn

– Không gian kì ảo

→ Các yếu tố kì ảo, hoang đường trong tác phẩm không chỉ góp phần làm cho câu chuyện trở nên hấp dẫn, kịch tính, gây ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc mà quan trọng hơn nó còn góp phần làm nổi bật chủ đề, nội dung và tính cách của từng nhân vật theo tuyến thiện – ác, từ đó phản ánh mơ ước của nhân dân ta về một thế giới công bằng bình đẳng, chân lý “ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác” được thực thi ở muôn nơi không kể chốn nhân gian hay cõi âm ti địa ngục.

Trên đỉnh non Tản

– Nhân vật kì ảo

– Không gian kì ảo

→ Tái hiện không gian thiêng liêng, nhiều bí ẩn giữa các vị thần, thể hiện sự hiện hữu và vai trò của các thế lực siêu nhiên trong đời sống của con người.

Câu 2

Trả lời Câu hỏi 2 trang 98 SGK Văn 12 Chân trời sáng tạo

So sánh tác dụng của tình huống thách thức trong việc thể hiện tính cách của các nhân vật Ngô Tử Văn (Chuyện chức phán sự đền Tản Viên) và nhân vật cụ phó Sần (Trên đỉnh non Tản).

Phương pháp giải:

Nhớ lại kiến thức trong bài cũ, vận dụng để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Cả hai nhân vật đều là người trọng nghĩa khí. Nếu như Ngô Tử Văn gặp phải tình huống đối mặt với tên tướng giặc nhưng không hề run sợ, trái lại còn dám đấu tranh chống lại sự phi lí ở đời, thì cụ phó Sần là người biết giữ lời, trọng chữ tín. Mặc dù từng là người hay bép xép nhưng ông cụ sau khi đã nhận lời với Sơn chủ nên không hé răng lấy một lời kể về chuyện tu sửa trên đền thượng.

Câu 3

Trả lời Câu hỏi 3 trang 98 SGK Văn 12 Chân trời sáng tạo

Nêu những nét chính về giá trị nội dung, nghệ thuật của Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc.

Phương pháp giải:

Nhớ lại kiến thức trong bài cũ, vận dụng để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

1. Giá trị nội dung

– Tiếng khóc bi thương của Nguyễn Đình Chiểu cho một thời kì lịch sử “khổ nhục nhưng vĩ đại” của dân tộc trong cuộc đọ sức với kẻ thù xâm lược – thực dân Pháp, một trong những đế chế quân sự hùng mạnh nhất trên thế giới lúc bấy giờ.

– Bức tượng đài bất tử về những người nông dân nghĩa sĩ Cần Giuộc đã dũng cảm chiến đấu và hi sinh vì Tổ quốc. Hình ảnh của những con người ấy hiện lên với vẻ đẹp bi tráng – vừa mang nét bi thương nhưng không mất đi vẻ hùng dũng, gân guốc

– Lần đầu tiên trong văn học Việt Nam, người nông dân có một vị trí trung tâm và hiện ra với rất cả vẻ đẹp tâm hồn lẫn phẩm chất của họ: Giản dị, chân chất trong những ngày thường nhưng lại anh hùng, bất khuất khi đứng trước mũi súng của kẻ thù.

2. Giá trị nghệ thuật

– Bài văn tế mang đậm chất trữ tình, với những hình ảnh và giọng điệu xót thương, ca ngợi những người nghĩa sĩ nông dân

– Thủ pháp tương phản và cấu trúc của thể văn biền ngẫu đã tạo cho bài văn tế một sự trang trọng khi soi chiếu cuộc đời của những người nông dân Cần Giuộc trước đây với những nghĩa sĩ Cần Giuộc bây giờ.

– Ngôn ngữ vừa trân trọng, vừa dân dã, gần gũi mang đậm sắc thái Nam Bộ.

Câu 4

Trả lời Câu hỏi 4 trang 98 SGK Văn 12 Chân trời sáng tạo

Tìm một số câu mắc lỗi sai logic trong giao tiếp thường ngày và nêu cách sửa.

Phương pháp giải:

Nhớ lại kiến thức trong bài cũ, vận dụng để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

– Chúng tôi đã chia tay với tình hữu nghị dạt dào của hai nước Việt – Trung.

→ Chúng tôi đã chia tay trong tình hữu nghị dạt dào của hai nước Việt – Trung. (sai từ “với”)

– Qua ba tháng rèn luyện đã nâng cao trình độ của học viên.

→ Qua ba tháng rèn luyện, giảng viên đã nâng cao trình độ của học viên. (thiếu CN)

– Tất cả xà phòng đều làm khô da bạn, riêng LUX làm cho da bạn trắng trẻo, mịn màng.

→ Hầu hết xà phòng đều làm khô da bạn, riêng LUX làm cho da bạn trắng trẻo, mịn màng. (sai từ “tất cả”)

Câu 5

Trả lời Câu hỏi 5 trang 98 SGK Văn 12 Chân trời sáng tạo

Chia sẻ những bài học kinh nghiệm của bạn về:

a. Cách viết văn bản nghị luận so sánh, đánh giá hay tác phẩm truyện, kí hoặc kịch

b. Cách trình bày văn bản nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm văn học.

Phương pháp giải:

Nhớ lại kiến thức trong bài cũ, vận dụng để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

a.

Bước 1. Chuẩn bị viết

Xác định đề tài

Bước 2. Tìm ý, lập dàn ý

– Câu hỏi cần đặt ra và trả lời trước hết để tìm ý là: Việc so sánh khi thực hiện bài viết nhằm mục đích gì? (chỉ ra những điểm tương đồng/ khác biệt, đúc kết đặc trưng, quy luật của một vài thể loại, chỉ ra sự thay đổi, phát triển trong sáng tác của một tác giả, chỉ ra điểm kế thừa và những điểm sáng tạo trong tác phẩm tiếp nhận, cải biên…)

– Tiếp theo, trả lời câu hỏi: Giữa hai tác phẩm có những điểm tương đồng và khác biệt đáng lưu ý nào về nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật? Sự tương đồng/ khác biệt đó là do đâu và có ý nghĩa, giá trị như thế nào?

Bước 3. Viết bài

Khi viết bài, cần lưu ý:

– Làm rõ những điểm tương đồng, khác biệt giữa hai tác phẩm bằng cách dùng một số mẫu câu so sánh như: “nếu… thì…”, “tác phẩm A đã cho thấy… còn tác phẩm B…”, “trong khi tác phẩm A… thì tác phẩm B…”

– Có thái độ khách quan, tránh lối diễn đạt cảm tính, chủ quan trong so sánh, đánh giá (ví dụ lập luận theo lối hạ thấp tác phẩm này để đề cao tác phẩm kia…)

Bước 4. Xem lại và chỉnh sửa

b. 

Bước 1. Chuẩn bị nói

Có thể chọn đề tài nói trùng với đề tài bài viết đã thực hiện hoặc một đề tài khác. 

Bài nói của tôi nhằm mục đích gì (mang lại lợi ích gì cho người nghe)? Tôi sẽ nói trong một không gian thế nào (có cần các phương tiện kĩ thuật như âm thanh, ánh sáng…) trong thời gian bao lâu? Người nghe tôi nói có thể gồm (những) đối tượng nào? Trên cơ sở đó, lựa chọn tăng giảm nội dung nói, cách thức thực hiện bài nói cho phù hợp.

Tìm ý, lập dàn ý

– Thực hiện việc tìm ý 

– Nếu đề tài bài nói trùng với bài viết, bạn có thể sử dụng dàn bài của bài viết và điều chỉnh cho phù hợp với mục đích thời gian nói, đối tượng người nghe…

– Nếu đề tài bài nói khác với đề tài bài viết, bạn cần thực hiện chu đáo khâu Tìm ý làm cơ sở cho khâu lập dàn ý

Bước 2. Trình bày bài nói

Bước 3. Trao đổi, đánh giá

Khi trao đổi, đánh giá cả trong vai người nói lẫn tư cách người nghe, bạn đều cần phải tỏ rõ thái độ lịch sự, cộng tác.


Câu 6

Trả lời Câu hỏi 6 trang 98 SGK Văn 12 Chân trời sáng tạo

Nêu một số lưu ý khi trình bày văn bản nghị luận, so sánh, đánh giá hai tác phẩm văn học.

Phương pháp giải:

Nhớ lại kiến thức trong bài cũ, vận dụng để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

– Làm rõ những điểm tương đồng, khác biệt giữa hai tác phẩm bằng cách dùng một số mẫu câu so sánh như: “nếu… thì…”, “tác phẩm A đã cho thấy… còn tác phẩm B…”, “trong khi tác phẩm A… thì tác phẩm B…”…

– Có thái độ khách quan, tránh lối diễn đạt cảm tính, chủ quan trong so sánh, đánh giá

Câu 7

Trả lời Câu hỏi 7 trang 98 SGK Văn 12 Chân trời sáng tạo

 Các văn bản đọc hiểu trong bài mang lại cho bạn điều gì mới mẻ trong nhận thức về non sông, đất nước?

Phương pháp giải:

Nhớ lại kiến thức trong bài cũ, vận dụng để trả lời câu hỏi. 

Liên hệ trải nghiệm của bản thân.

Lời giải chi tiết:

Non sông, đất nước là những địa danh gắn liền với những sự kiện linh thiêng của lịch sử dân tộc ta.

TẢI APP ĐỂ XEM OFFLINE

Soạn Văn 12 Chân trời sáng tạo tập 1