Giải mục 2 trang 20,21 SGK Toán 8 tập 1 – Kết nối tri thức

Hãy nhớ lại quy tắc nhân hai đa thức một biến bằng cách thực hiện phép nhân:

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

HĐ3

Video hướng dẫn giải

Hãy nhớ lại quy tắc nhân hai đa thức một biến bằng cách thực hiện phép nhân:

\(\left( {2x + 3} \right).\left( {{x^2} – 5x + 4} \right)\)

Phương pháp giải:

Nhân mỗi hạng tử của đa thức này với từng hạng tử của đa thức kia rồi cộng các kết quả với nhau.

Lời giải chi tiết:

\(\begin{array}{l}\left( {2x + 3} \right).\left( {{x^2} – 5x + 4} \right)\\ = 2x.\left( {{x^2} – 5x + 4} \right) + 3.\left( {{x^2} – 5x + 4} \right)\\ = 2x.{x^2} – 2x.5x + 2x.4 + 3{x^2} – 3.5x + 3.4\\ = 2{x^3} – 10{x^2} + 8x + 3{x^2} – 15x + 12\\ = 2{x^3} + \left( { – 10{x^2} + 3{x^2}} \right) + \left( {8x – 15x} \right) + 12\\ = 2{x^3} – 7{x^2} – 7x + 12\end{array}\)

HĐ4

Video hướng dẫn giải

Bằng cách tương tự, hãy làm phép nhân \(\left( {2x + 3y} \right).\left( {{x^2} – 5xy + 4{y^2}} \right)\).

Phương pháp giải:

Nhân mỗi hạng tử của đa thức này với từng hạng tử của đa thức kia rồi cộng các kết quả với nhau.

Lời giải chi tiết:

\(\begin{array}{l}\left( {2x + 3y} \right).\left( {{x^2} – 5xy + 4{y^2}} \right)\\ = 2x.\left( {{x^2} – 5xy + 4{y^2}} \right) + 3y.\left( {{x^2} – 5xy + 4{y^2}} \right)\\ = 2x.{x^2} – 2x.5xy + 2x.4{y^2} + 3{x^2}y – 3y.5xy + 3y.4{y^2}\\ = 2{x^3} – 10{x^2}y + 8x{y^2} + 3{x^2}y – 15x{y^2} + 12{y^3}\\ = 2{x^3} + \left( { – 10{x^2}y + 3{x^2}y} \right) + \left( {8x{y^2} – 15x{y^2}} \right) + 12{y^3}\\ = 2{x^3} – 7{x^2}y – 7x{y^2} + 12{y^3}\end{array}\)

Vui lòng nhập mật khẩu để tiếp tục

test321

Luyện tập 3

Video hướng dẫn giải

Thực hiện phép nhân:

a)      \(\left( {2x + y} \right)\left( {4{x^2} – 2xy + {y^2}} \right)\);

b)      \(\left( {{x^2}{y^2} – 3} \right)\left( {3 + {x^2}{y^2}} \right)\).

Phương pháp giải:

Nhân mỗi hạng tử của đa thức này với từng hạng tử của đa thức kia rồi cộng các kết quả với nhau.

Lời giải chi tiết:

a)

\(\begin{array}{l}\left( {2x + y} \right)\left( {4{x^2} – 2xy + {y^2}} \right)\\ = 2x.4{x^2} – 2x.2xy + 2x.{y^2} + y.4{x^2} – y.2xy + y.{y^2}\\ = 8{x^3} – 4{x^2}y + 2x{y^2} + 4{x^2}y – 2x{y^2} + {y^3}\\ = 8{x^3} + \left( { – 4{x^2}y + 4{x^2}y} \right) + \left( {2x{y^2} – 2x{y^2}} \right) + {y^3}\\ = 8{x^3} + {y^3}\end{array}\)

b)

\(\begin{array}{l}\left( {{x^2}{y^2} – 3} \right)\left( {3 + {x^2}{y^2}} \right)\\ = {x^2}{y^2}.3 + {x^2}{y^2}.{x^2}{y^2} – 3.3 – 3.{x^2}{y^2}\\ = 3{x^2}{y^2} + {x^4}{y^4} – 9 – 3{x^2}{y^2}\\ = {x^4}{y^4} + \left( {3{x^2}{y^2} – 3{x^2}{y^2}} \right) – 9\\ = {x^4}{y^4} – 9\end{array}\)

Thử thách nhỏ

Video hướng dẫn giải

Xét biểu thức đại số với hai biến k và m sau:

\(P = \left( {2k – 3} \right)\left( {3m – 2} \right) – \left( {3k – 2} \right)\left( {2m – 3} \right)\)

a)      Rút gọn biểu thức P.

b)      Chứng minh rằng tại mọi giá trị nguyên của k và m, giá trị của biểu thức P luôn là một số nguyên chia hết cho 5.

Phương pháp giải:

Muốn nhân hai đa thức ta nhân mỗi hạng tử của đa thức này với từng hạng tử của đa thức kia rồi cộng các kết quả với nhau.

Lời giải chi tiết:

a)

\(\begin{array}{l}P = \left( {2k – 3} \right)\left( {3m – 2} \right) – \left( {3k – 2} \right)\left( {2m – 3} \right)\\ = 2k.3m – 2k.2 – 3.3m + 3.2 – \left( {3k.2m – 3k.3 – 2.2m + 2.3} \right)\\ = 6km – 4k – 9m + 6 – 6km + 9k + 4m – 6\\ = \left( {6km – 6km} \right) + \left( { – 4k + 9k} \right) + \left( { – 9m + 4m} \right) + \left( {6 – 6} \right)\\ = 5k – 5m\end{array}\)

b)

Ta có: \(P = 5k – 5m = 5.\left( {k – m} \right)\)

Vì \(5 \vdots 5\) và k, m nguyên nên P chia hết cho 5.

TẢI APP ĐỂ XEM OFFLINE

Toán 8 tập 1 – Kết nối tri thức với cuộc sống

Toán 8 tập 2 – Kết nối tri thức