3. Đề thi vào 10 môn Văn Thái Bình năm 2020

Đọc hai đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Đề bài

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc hai đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

“Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo”. Đạo là lẽ đối xử hằng ngày giữa mọi người. Kẻ đi học là học điều ấy. Nước Việt ta, từ khi lập quốc đến giờ, nền chính học đã bị thất truyền. Người ta đua nhau lổi học hình thức hồng cầu danh lợi, không còn biết đến tam cương, ngũ thường. Chúa tầm thường, thần nịnh hót. Nước mất, nhà tan đều do những điều tệ hại ấy.

(Trích Bàn luận về phép học, La Sơn Phu Từ Nguyễn Thiếp, Ngữ văn 8, Tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam,2019)

Câu 1. (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

Câu 2. (0,5 điểm) Theo tác giả, “đạo” được hiểu là gì?

Câu 3. (1,0 điểm) Chỉ ra phép liên kết được sử dụng trong những câu văn sau: “Ngọc không mài, không thành đồ vật, người không học, không biết rõ đạo”. Đạo là lẽ đối xử hằng ngày giữa mọi người. Kẻ đi học là học điều ấy.

Câu 4. (1,0 điểm) Em hiểu thế nào là “lối học hình thức”?

Câu 5. (1,0 điểm) Theo em, “lối học hình thức” có dẫn đến “nước mất, nhà tan” không? Vì sao?

PHẢN II. LÀM VĂN (6,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm) Em hãy viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về sự cần thiết của lối sống giản dị.

Câu 2. (4,0 điểm) Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:

Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa

Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ

Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm

Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm

Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi

Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui

Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ

Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa!

(Trich Bếp lửa, Bằng Việt, Ngữ văn 9, Tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019)

Lời giải chi tiết

Phần I

1.

Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

Phương pháp: căn cứ các PTBĐ đã học

Cách giải:

Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận

2.

Theo tác giả, “đạo” được hiểu là gì?

Phương pháp: đọc, tìm ý

Cách giải:

– Theo tác giả “đạo” là lẽ đối xử hàng ngày với mọi người.

3.

Chỉ ra phép liên kết được sử dụng trong những câu văn sau: “Ngọc không mài, không thành đồ vật, người không học, không biết rõ đạo”. Đạo là lẽ đối xử hằng ngày giữa mọi người. Kẻ đi học là học điều ấy.

Phương pháp: căn cứ liên kết câu, đoạn văn

Cách giải:

Phép lặp

Phép thế

4.

Em hiểu thế nào là “lối học hình thức”?

Phương pháp: phân tích

Cách giải:

 “Lối học hình thức” là lối học chỉ học từng câu, từng chữ mà không hiểu về nội dung, ý nghĩa mà mỗi văn bản, tác giả muốn truyền tải.

5.

Theo em, “lối học hình thức” có dẫn đến “nước mất, nhà tan” không? Vì sao?

Phương pháp: phân tích

Cách giải:

Gợi ý:

– Lối học hình thức sẽ dẫn đến nước mất nhà tan.

– Vì đây là lối học chỉ nắm được cái bề ngoài, không hiểu cốt lõi. Cái gốc mà không nắm được, chỉ nắm được phần ngọn thì lâu dần cũng chết yểu, nước cũng mất, nhà sẽ tan.

Phần II

Câu 1

Em hãy viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về sự cần thiết của lối sống giản dị.

Phương pháp: phân tích, giải thích, tổng hợp

Cách giải:

1. Giới thiệu vấn đề: sự cần thiết của lối sống giản dị

2. Giải thích

– Sống giản dị là sống một cách đơn giản, tự nhiên, không cầu kì, phô trương.

=> Lối sống giản dị là điều cần thiết đối với mỗi người.

3. Bàn luận vấn đề

– Sự cần thiết của lối sống giản dị:

+ Lối sống giản dị khiến cho mối quan hệ trở nên gần gũi, thân thiết hơn.

+ Lối sống giản dị cho tâm hồn ta thư thản, thanh thản, yêu đời hơn.

+ Sống giản dị giúp bạn có thời gian yêu thương, quan tâm chăm sóc, … những người xung quanh.

– Mở rộng, phản đề:

– Lối sống giản dị hoàn toàn khác với lối sống cẩu thả, lạc hậu, gò bó, khuôn mẫu; giản dị cũng không đồng nghĩa với tiết kiệm, hà tiện… giản dị phù hợp với điều kiện, với hoàn cảnh vẫn thể hiện được sự tao nhã, thanh lịch, văn hóa.

– Phê phán lối sống xa hoa, đua đòi hay giản dị một cách giả tạo.

– Để sống giản dị, con người phải trải qua sự rèn luyện, cần một năng lực sống, quyết tâm cao, cũng cần hoà mình vào cuộc sống đế sống và cảm nhận, cần loại bỏ lòng tham và bù đắp tình yêu cuộc sống. Đó là cách để tránh mọi cám dỗ, giảm áp lực tinh thần và nâng cao bản lĩnh văn hoá.

4. Liên hệ bản thân và tổng kết.

Câu 2

Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:

Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa

Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ

Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm

Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm

Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi

Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui

Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ

Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa!

(Trich Bếp lửa, Bằng Việt, Ngữ văn 9, Tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019)

Phương pháp: phân tích, tổng hợp

Cách giải:

1. Giới thiệu chung

Tác giả:

– Nhà thơ Bằng Việt tên khai sinh là Nguyễn Việt Bằng.

– Sinh năm 1941, quê ở huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây (nay là Hà Nội). Bằng Việt làm thơ từ đầu những năm 60 của thế kỷ XX và thuộc thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong thời kỳ kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

– Phong cách sáng tác: Thơ Bằng Việt thường nghiêng về một lời tâm sự, một sự trao đổi suy nghĩ, gây được cảm giác gần gũi, thân thiết đối với người đọc. Thơ ông thường sâu lắng, trầm tư thích hợp với người đọc thơ trong sự trầm tĩnh, vắng lặng.

– Giải thưởng: Tác giả đã được nhận giải nhất văn học – nghệ thuật Hà Nội năm 1967 với bài thơ “Trở lại trái tim mình”; giải thưởng chính thức về dịch thuật văn học quốc tế và phát triển giao lưu văn hóa quốc tế do Quỹ Hòa Bình (Liên Xô) trao tặng năm 1982.

Tác phẩm:

– Bài thơ được sáng tác năm 1963, khi tác giả đang là sinh viên học ngành luật ở nước ngoài.

– Bài thơ được đưa vào tập “Hương cây – Bếp lửa” (1968), tập thơ đầu tay của Bằng Việt in chung với Lưu Quang Vũ.

– Khổ thơ nói lên những suy nghĩ về cuộc đời bà và bếp lửa.

2. Phân tích, cảm nhận

Suy ngẫm về cuộc đời bà và bếp lửa:

– Suốt một đời lận đận, vất vả, bà đã và vẫn đang làm công việc nhóm lửa:

“Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa

Mấy chục năm rồi đến tận bây giờ

Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm”

+ Từ láy “lận đận” với điệp từ “nắng mưa” nhấn mạnh cháu chưa từng và chẳng thể nào quên cuộc đời bà, một cuộc đời đầy lo toan, vất vả.

+ Khôn lớn trưởng thành, cháu càng thấu hiểu những ý nghĩa cao cả, thiêng liêng từ một công việc rất đỗi bình dị của bà: nhóm lửa. Điệp từ nhóm điệp lại 4 lần với hai lớp nghĩa. Bà đã làm công việc khởi đầu của một ngày: nhóm bếp lửa mỗi sớm mai và làm công việc khởi đầu của một đời, đó là bồi đắp tâm hồn, thắp lên những tình cảm cao quý. Từ “nhóm” thứ nhất hiểu theo nghĩa thực: thắp lên ngọn lửa trong gian bếp để sưởi ấm, để nấu chín thức ăn…. Ba từ “nhóm” sau được hiểu theo nghĩa ẩn dụ: bà truyền cho cháu tình yêu thương ruột thịt, tình đoàn kết chia sẻ xóm làng và đặc biệt hơn bà đã khơi dậy những tâm tình tuổi nhỏ, thức tỉnh trong tâm hồn cháu biết bao ước mơ và tình cảm tốt đẹp

=> Như vậy đến đây ta thấy bà không chỉ là người nhóm lửa, giữ lửa mà còn là người truyền lửa. Ngọn lửa của tình yêu, của niềm tin, đức hi sinh không chỉ bà truyền cho cháu mà còn là của những thế hệ đi trước tiếp lửa cho thế hệ sau

– Khám phá ra những ý nghĩa kì diệu, cao cả, thiêng liêng từ bếp lửa của bà, cháu sung sướng thốt lên:

“Ôi kì lạ và thiêng liêng bếp lửa”

Phép đảo ngữ, câu cảm thán với từ “ôi” đặt ở đầu câu bôc lộ sự ngạc nhiên, ngỡ ngàng, và vui sướng của cháu. Bếp lửa ấy luôn hiện diện cùng bà, tỏa sáng vẻ đẹp của bà. Đứa cháu nhỏ cảm thấy thật bất ngờ khi phát hện được những điều kì diệu thiêng liêng từ những thứ bình thường, giản dị. Cháu nhớ về bà, nhớ về Bếp lửa cũng chính là nhớ về quê hương, cội nguồn với tấm lòng tri ân sâu nặng.

3. Tổng kết vấn đề

– Giá trị nội dung: Qua hồi tưởng và suy ngẫm của người cháu đã trưởng thành, bài thơ “Bếp lửa” gợi lại những kỉ niệm đầy xúc động về người bà và tình bà cháu, đồng thời thể hiện lòng kính yêu, trân trọng và biết ơn của cháu đối với bà, cũng là đối với gia đình, quê hương, đất nước.

– Giá trị nghệ thuật: Bài thơ là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa biểu cảm với miêu tả, tự sự và bình luận. Thành công của bài thơ còn ở sự sáng tạo hình ảnh “bếp lửa” gắn liền với hình ảnh người bà, làm điểm tựa, khơi gợi một kỉ niệm, cảm xúc, suy nghĩ về bà và tình bà cháu.

TẢI APP ĐỂ XEM OFFLINE

Tổng hợp 100 đề thi vào 10 môn Văn