2. Đề thi vào 10 môn Văn Ninh Bình năm 2021

Đọc văn bản sau: Thay vì giúp con có một ước mơ thực sự, nhiều ông bố bà mẹ thường đưa trẻ đến những trung tâm bồi dưỡng tài năng để tham gia hết khóa học này đến chương trình khác

Đề bài

PHẦN I (3.0 điểm) Đọc văn bản sau:

Thay vì giúp con có một ước mơ thực sự, nhiều ông bố bà mẹ thường đưa trẻ đến những trung tâm bồi dưỡng tài năng để tham gia hết khóa học này đến chương trình khác. Bởi, Phụ huynh cho rằng những chương trình đó rất bổ ích và có giá trị với con.

(…) Ai trong chúng ta cũng có một ước mơ cho riêng mình, trẻ em cũng vậy. Song khác với người lớn, trẻ sẽ có nhiều ước mơ bay bổng do trí tưởng tượng phong phú. Khi đó nhiệm vụ của cha mẹ là nuôi dưỡng ước mơ của con một cách hợp lý giúp chúng định hướng tương lai.

Trẻ em thường xuyên có ước mơ mới mỗi khi ngưỡng mộ ai đó. Khi được bác sĩ chữa khỏi bệnh, trẻ mong ước lớn lên sẽ làm bác sĩ. Khi xem tivi và chứng kiến những diễn viên xinh đẹp hoặc xem những bộ phim siêu nhân thì ước mơ của trẻ lại khác. Chắc hẳn, đây là câu chuyện xảy ra trong nhiều gia đình. Thường, trẻ nhỏ với suy nghĩ ngây thơ, có thể con sẽ thốt ra những câu nói khiến cha mẹ hoang mang. Khi đó không ít phụ huynh áp đặt suy nghĩ và mong muốn của mình lên con. Họ ép con thích những điều cha mẹ muốn. Song đó không phải là niêm yêu thích của trẻ. Theo các chuyên gia, đó là một trong những suy nghĩ sai lầm mà cha mẹ nên bỏ trong quá trình định hình ước mơ cho con trẻ. Theo chuyên gia Trần Quốc Phúc, cha mẹ hãy cho con một tước mơ và đừng bao giờ “tiêu diệt” giấc mơ đó “. Cha mẹ hãy hỏi con thích gì và tin con sẽ làm được điều đó. Cha mẹ hãy dẫn con tới nơi có những người thành công để con tiếp cận, nhìn những căn nhà đẹp, những chiếc xe đẹp. Đồng thời để con chứng kiến cuộc sống của những trẻ em nghèo, chuyên gia cho biết.

(Theo: Vân Huyền, khơi gợi điều trẻ muốn hướng tới, Bảo Giáo dục và Thời đại, số 99, Thứ hai, 26/04/2021, tr.13)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1 (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.

Câu 2 (0,5 điểm) Chỉ ra và gọi tên thành phần biệt lập trong câu văn sau: Chắc hẳn, đây là câu chuyện xảy ra trong nhiều gia đình.

Câu 3(1,0 điểm) Nêu nội dung chính của văn bản trên

Câu 4 (1,0 điểm) Anh/chị có đồng tình với việc cha mẹ ep con thích những điều cha mẹ muốn không? Vì sao?

PHẦN II: TẠO LẬP VĂN BẢN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm) Từ việc đọc hiểu văn bản ở phần I, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa của ước mơ đối với mỗi con người trong cuộc sống.

Câu 2 (6,0 điểm) Cảm nhận về vẻ đẹp của thiên nhiên và người lao động qua đoạn thơ sau:

Thuyền ta lái gió với buồn trăng

Lướt giữa mây cao với biển bằng,

Ra đậu dặm xa dò bụng biển,

Dàn đan thế trận lưới vây giăng

Cá nụ cá chim cùng cả đé,

Cá song lấp lánh đuốc đen hồng,

Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe,

Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long

Ta hát bài ca gọi cá vào

Gõ thuyền đã có nhịp tràng cao

Biển cho ta cả như lòng mẹ

Nuôi lớn đời ta tự buổi nào

(Đoàn thuyền đánh cá, Huy Cận, Sgk Ngữ văn 9, tập 1, NXBGD 2007, tr.140)

Lời giải chi tiết

Phần I.

Câu 1.

Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.

Phương pháp: căn cứ các phương thức biểu đạt đã học

Cách giải:

Phương thức biểu đạt: Nghị luận

Câu 2.

Chỉ ra và gọi tên thành phần biệt lập trong câu văn sau: Chắc hẳn, đây là câu chuyện xảy ra trong nhiều gia đình.

Phương pháp: căn cứ bài Thành phần biệt lập

Cách giải:

Thành phần biệt lạp trong câu là: Chắc chăn – thành phần tình thái

Câu 3.

Nêu nội dung chính của văn bản trên

Phương pháp: phân tích, lí giải

Cách giải:

Học sinh có thể giải thích theo ý hiểu của mình, có lý giải.

Gợi ý:

Đoan trích đang nói tới thực hướng dạy con của các bậc phụ huynh hiện nay. Đồng thời nói lên tiếng nói con trẻ với mong muốn được thực sự phát triển, hướng tới đam mê của mình.

Câu 4.

Anh/chị có đồng tình với việc cha mẹ ep con thích những điều cha mẹ muốn không? Vì sao?

Phương pháp: phân tích, lí giải

Cách giải:

Học sinh trình bày quan điểm của mình, có lý giải.

Gợi ý:

Không đồng tình: Vì việc ép những đứa trẻ đi theo con đường mà cha mẹ chúng muốn sẽ khiến những đứa trẻ trở thành những người máy, luôn làm theo những gì được sắp đặt từ trước. Không phát huy được hết khả năng của mình…

Phần II.

Câu 1.

Từ việc đọc hiểu văn bản ở phần I, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa của ước mơ đối với mỗi con người trong cuộc sống.

Phương pháp: phân tích, giải thích, tổng hợp

Cách giải:

I. Mở đoạn

– Giới thiệu vấn đề:

+ Con người chúng ta từ khi sinh ra cho tới lúc trưởng thành, ai cũng có một ước mơ, hoài bão của riêng mình.

+ Ước mơ giúp chúng ta có thể sống vui vẻ, có ý nghĩa và mục đích, khi thực hiện được ước mơ của mình con người cảm thấy được thành quả của quá trình nỗ lực cố gắng đúng như dân gian ta thường nói “Sống là phải có ước mơ”.

II. Thân bài

1. Giải thích

– Giải thích về ước mơ là gì? Nó chính là những dự định, khát khao mà mỗi chúng ta mong muốn đạt được trong thời gian ngắn hoặc dài. Ước mơ chính là động lực để mỗi chúng ta vạch ra phương hướng đường đi để dẫn tới ước mơ.

2. Bình luận và chứng minh

– Vai trò và ý nghĩa của ước mơ trong cuộc sống:

+ Ước mơ chính là ngọn đuốc soi sáng trong tim mỗi chúng ta nó hướng chúng ta tới những điều tốt đẹp.

+ Ước mơ cũng chính là mong muốn được cống hiến sức lực của mình cho xã hội và khi chúng ta đạt được ước mơ cũng là lúc chúng ta được thừa nhận năng lực của mình.

– Phân tích được con người đi tới ước mơ có dễ dàng không?

+ Con đường dẫn tới ước mơ cũng vô cùng khó khăn, không phải lúc nào cũng dễ dàng đạt được, nhưng với những người kiên trì, bền chí, thì ước mơ sẽ giúp cho bạn định hướng cho tương lai của mình một cách tốt đẹp nhất. Dẫn chứng cụ thể.

– Nó là vì sao sáng soi những lối ta đi, khi đi qua những khó khăn nhìn thấy ước mơ của mình lấp lánh ở phía xa xa, bạn sẽ nỗ lực bước tiếp.

– Những ước mơ sẽ đưa con người đi tới những tương lai, không quản ngại những chông gai, nghiệt ngã, những khó khăn trên con đường đi của mình. Dẫn chứng cụ thể.

– Cuộc sống mà không có ước mơ thì sẽ như thế nào?

+ Ước mơ là điều mà ai cũng nên có và cần có trong cuộc sống bởi nếu không có ước mơ cuộc sống của bạn sẽ mất phương hướng vô định. Dẫn chứng cụ thể.

+ Không có ước mơ bạn sẽ không xác định được mục tiêu sống của mình là gì. Chính vì không xác định được phương hướng sẽ dẫn tới bạn sẽ sống hoài sống phí, và trở thành người tụt hậu bị bạn bè, xã hội bỏ lại phía sau.

– Phê phán: Những người không có khát vọng, ước mơ,..

– Bàn bạc, mở rộng vấn đề:

+ Mở rộng trong xã hội ngày nay bên cạnh những bạn trẻ sống có ước mơ có lý tưởng rất đáng trân trọng, thì bên cạnh đó vẫn còn nhiều bạn trẻ sống không có ước mơ.

+ Các bạn không hiểu mình muốn gì và không có ý chí phấn đấu, các bạn đó cứ sống và buông bỏ đời mình theo số phận muốn tới đâu thì tới, thật đáng buồn.

III. Kết đoạn

– Là một học sinh ngồi trên ghế nhà trường chúng ta cần phải có ước mơ mục đích sống cho riêng mình.

– Để đạt được ước mơ chúng ta cần ra sức rèn luyện học tập, tu dưỡng đạo đức để chuẩn bị những tư trang cần thiết cho con đường đi tới ước mơ của mình.

Câu 2.

Cảm nhận về vẻ đẹp của thiên nhiên và người lao động qua đoạn thơ sau:

Thuyền ta lái gió với buồn trăng

Lướt giữa mây cao với biển bằng,

Ra đậu dặm xa dò bụng biển,

Dàn đan thế trận lưới vây giăng

Cá nụ cá chim cùng cả đé,

Cá song lấp lánh đuốc đen hồng,

Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe,

Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long

Ta hát bài ca gọi cá vào

Gõ thuyền đã có nhịp tràng cao

Biển cho ta cả như lòng mẹ

Nuôi lớn đời ta tự buổi nào

(Đoàn thuyền đánh cá, Huy Cận, Sgk Ngữ văn 9, tập 1, NXBGD 2007, tr.140)

Phương pháp: phân tích, tổng hợp

Cách giải:

1. Mở bài

– Giới thiệu khái quát về tác giả Huy Cận (những nét cơ bản về con người, cuộc đời, đặc điểm sáng tác, …)

– Giới thiệu khái quát về bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” (xuất xứ, hoàn cảnh ra đời, những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật, …)

– Giới thiệu khái quát về đoạn thơ.

2. Thân bài

 Vẻ đẹp thiên nhiên và người lao động thể hiện qua cảnh đánh cá trên biển đêm:

a. Hình ảnh thiên nhiên: đẹp, rộng lớn, lộng lẫy

-Thiên nhiên ở đây là những sự vật cụ thể: là mặt trời, là sóng biển, là màn đêm được miêu tả bằng ngôn ngữ lung linh, huyền ảo

– Cảm hứng vũ trụ đã mang đến cho bài thơ những hình ảnh thiên nhiên hoành tráng

+ Thiên nhiên biển khơi là những đêm trăng đẹp rực rỡ sắc màu như một bức tranh

+ Thiên nhiên trong mắt nhìn của tác giả là hình ảnh từng đàn cá quý tung tăng bơi lội

+ Thiên nhiên là niềm tự hào, yêu mến của nhà thơ về sự giầu đẹp của thiên nhiên.

– Nghệ thuật: Nói quá, nhân hoá, bút pháp lãng mạn làm cho con thuyền đánh cá trở nên kì vĩ, khổng lồ, hoà nhập vào thiên nhiên, vũ trụ.

=> Cả đoạn thơ là bức tranh sơn mài lộng lẫy, thiên nhiên cũng góp phần vào công cuộc đánh bắt.

b. Hình ảnh con người lao động: tinh thần làm chủ biển khơi

– Hình ảnh những người lao động hiện lên trong bài thơ là hình ảnh những người dân chài đang ra khơi đánh cá.

– Hình ảnh người lao động hiện lên với vẻ đẹp quả cảm. Mặc cho đêm tối, mặc cho gió khơi, đoàn thuyền của họ vẫn ra tận ngoài khơi xa để dò cá trong lòng biển

– Cuộc sống đánh bắt cá của ngư dân giống như một trận chiến đấu với vũ khí là những tấm lưới.

– “Ta hát bài ca… trăng cao” → bóng trăng in xuống mặt nước hòa vào sóng vỗ mạn thuyền cùng câu hát ngân vang của người đánh cá tạo thành bài ca lao động hân hoan tràn ngập niềm vui, niềm tin. Tiếng hát của người lao động có khả năng kì diệu gọi cá vào lưới.

– Nghệ thuật: Sử dụng các động từ như “lướt, đậu, dò, dàn đan” gợi không khí lao động khẩn trương, đoàn kết. Con thuyền ra khơi có gió làm lái, trăng làm buồm, dàn đan thế trận, bao vây, buông lưới…

=> Con người chủ động, sáng tạo trong lao động, bố trí đánh bắt cá như một trận đánh. Với tinh thần lao động hăng hái, lạc quan như thế, thì chắc chắn hiệu quả sẽ cao hơn.

-” Biển cho ta cá… buổi nào”

Nghệ thuật so sánh, nhân hóa → Lời ca ngợi và biết ơn biển cả như lòng mẹ hiền hòa bao dung nuôi lớn bao thế hệ người dân chài.

 => Cảm hứng lao động và cảm hứng thiên nhiên vũ trụ hoà hợp, công việc của người lao động đánh cá như gắn liền hài hòa với nhịp sống trời đất.

3. Kết bài

Khái quát về những vẻ đẹp cơ bản của thiên nhiên và con người trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá”, các biện pháp nghệ thuật trong đoạn thơ và nêu cảm nghĩ của bản thân.

TẢI APP ĐỂ XEM OFFLINE

Tổng hợp 100 đề thi vào 10 môn Văn