2. Bài 22. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể

Đề bài

Câu 1 :

Đột biến cấu trúc NST là những biến đổi:

  • A.

    liên quan đến một hoặc một số cặp nuclêôtit

  • B.

    về cấu trúc NST

  • C.

    về số lượng NST

  • D.

    Cả A, B, C đều đúng

Câu 2 :

 Các dạng đột biến cấu trúc của NST là:

  • A.

    Mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn, thêm đoạn

  • B.

    Mất đoạn, chuyển đoạn, đảo đoạn, thêm đoạn

  • C.

    Mất đoạn, chuyển đoạn, đảo đoạn, lặp đoạn

  • D.

    Mất đoạn, chuyển đoạn, đảo đoạn

Câu 3 :

Trong các dạng đột biến cấu trúc NST, dạng làm cho lượng vật chất di truyền không thay đổi là:

  • A.

    Đảo đoạn

  • B.

    Mất đoạn

  • C.

    Lặp đoạn

  • D.

    Tất cả các đột biến trên

Câu 4 :

Những dạng đột biến cấu trúc làm giảm số lượng gen trên 1 NST là

  • A.

    Mất đoạn, lặp đoạn

  • B.

    Đảo đoạn, chuyển đoạn

  • C.

    Mất đoạn và chuyển đoạn không tương hỗ

  • D.

    Chuyển đoạn tương hỗ và chuyển đoạn không tương hỗ

Câu 5 :

 Cho  NST có trình tự các gen như sau, xác định dạng đột biến:

  • A.

    đảo đoạn

  • B.

    lặp đoạn

  • C.

    chuyển đoạn không tương hỗ

  • D.

    chuyển đoạn tương hỗ

Câu 6 :

Những đột biến nào thường gây chết

  • A.

    Mất đoạn NST và lặp đoạn

  • B.

    Chuyển đoạn trên 1 NST và lặp đoạn

  • C.

    Mất đoạn NST và chuyển đoạn

  • D.

    Đảo đoạn và chuyển đoạn tương hỗ

Câu 7 :

Trong chọn giống, con người đã ứng dụng đột biến mất đoạn để:

  • A.

    Tăng cường mức biểu hiện của một gen

  • B.

    Tổ hợp các gen mong muốn vào một nhóm liên kết

  • C.

    Chuyển gen của sinh vật khác vào

  • D.

    Loại bỏ những gen không mong muốn

Câu 8 :

Dạng đột biến nào làm tăng cường hoặc giảm bớt mức biểu hiện của tính trạng

  • A.

    Lặp đoạn NST

  • B.

    Mất đoạn NST

  • C.

    Thể dị bội

  • D.

    Đảo đoạn NST

Câu 9 :

Hoạt tính của enzim amylaza tăng, làm hiệu suất chế tạo mạch nha, kẹo, bia, rượu tăng lên là ứng dụng của loại đột biến nào sau đây:

  • A.

    Mất đoạn NST

  • B.

    Chuyển đoạn trên 1 NST

  • C.

    Lặp đoạn NST

  • D.

    Chuyển đoạn tương hỗ

Câu 10 :

Nguyên nhân chủ yếu tạo ra đột biến cấu trúc NST là:

  • A.

    Các tác nhân vật lí của ngoại cảnh

  • B.

    Các tác nhân sinh học của ngoại cảnh

  • C.

    Các tác nhân vật lí và hoá học của ngoại cảnh

  • D.

    Hoạt động co xoắn và tháo xoắn của NST trong phân bào

Câu 11 :

Cơ chế phát sinh đột biến cấu trúc NST là do tác động của các tác nhân gây đột biến, dẫn đến:

  • A.

    Phá vỡ cấu trúc NST

  • B.

    Gây ra sự sắp xếp lại các đoạn trên NST

  • C.

    NST gia tăng số lượng trong tế bào

  • D.

    Cả A và B đều đúng

Câu 12 :

Đột biến nào sau đây gây bệnh ung thư máu ở người:

  • A.

    Mất đoạn đầu trên NST số 21

  • B.

    Lặp đoạn giữa trên NST số 23

  • C.

    Đảo đoạn trên NST giới tính X

  • D.

    Chuyển đoạn giữa NST số 21 và NST số 23

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Đột biến cấu trúc NST là những biến đổi:

  • A.

    liên quan đến một hoặc một số cặp nuclêôtit

  • B.

    về cấu trúc NST

  • C.

    về số lượng NST

  • D.

    Cả A, B, C đều đúng

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể (NST) là những biến đổi trong cấu trúc NST.

Câu 2 :

 Các dạng đột biến cấu trúc của NST là:

  • A.

    Mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn, thêm đoạn

  • B.

    Mất đoạn, chuyển đoạn, đảo đoạn, thêm đoạn

  • C.

    Mất đoạn, chuyển đoạn, đảo đoạn, lặp đoạn

  • D.

    Mất đoạn, chuyển đoạn, đảo đoạn

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Các dạng đột biến cấu trúc của NST là mất đoạn, chuyển đoạn, đảo đoạn, lặp đoạn.

Câu 3 :

Trong các dạng đột biến cấu trúc NST, dạng làm cho lượng vật chất di truyền không thay đổi là:

  • A.

    Đảo đoạn

  • B.

    Mất đoạn

  • C.

    Lặp đoạn

  • D.

    Tất cả các đột biến trên

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Đảo đoạn làm cho lượng vật chất di truyền không thay đổi.

Câu 4 :

Những dạng đột biến cấu trúc làm giảm số lượng gen trên 1 NST là

  • A.

    Mất đoạn, lặp đoạn

  • B.

    Đảo đoạn, chuyển đoạn

  • C.

    Mất đoạn và chuyển đoạn không tương hỗ

  • D.

    Chuyển đoạn tương hỗ và chuyển đoạn không tương hỗ

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Mất đoạn và chuyển đoạn không tương hỗ làm giảm số lượng gen trên 1 NST.

Câu 5 :

 Cho  NST có trình tự các gen như sau, xác định dạng đột biến:

  • A.

    đảo đoạn

  • B.

    lặp đoạn

  • C.

    chuyển đoạn không tương hỗ

  • D.

    chuyển đoạn tương hỗ

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xác định sự thay đổi của NST đột biến so với NST ban đầu

Lời giải chi tiết :

Dạng đột biến trên là đảo đoạn CDE.

Câu 6 :

Những đột biến nào thường gây chết

  • A.

    Mất đoạn NST và lặp đoạn

  • B.

    Chuyển đoạn trên 1 NST và lặp đoạn

  • C.

    Mất đoạn NST và chuyển đoạn

  • D.

    Đảo đoạn và chuyển đoạn tương hỗ

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Đột biến thường gây chết khi bị mất gen, xáo trộn mạnh trình tự gen.

Lời giải chi tiết :

Mất đoạn NST và chuyển đoạn thường gây chết.

Câu 7 :

Trong chọn giống, con người đã ứng dụng đột biến mất đoạn để:

  • A.

    Tăng cường mức biểu hiện của một gen

  • B.

    Tổ hợp các gen mong muốn vào một nhóm liên kết

  • C.

    Chuyển gen của sinh vật khác vào

  • D.

    Loại bỏ những gen không mong muốn

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Đột biến mất đoạn sẽ làm mất đi một đoạn gen nào đó → tính trạng do gen đó quy định sẽ không được biểu hiện.

Lời giải chi tiết :

Con người đã ứng dụng đột biến mất đoạn để loại bỏ những gen không mong muốn.

Câu 8 :

Dạng đột biến nào làm tăng cường hoặc giảm bớt mức biểu hiện của tính trạng

  • A.

    Lặp đoạn NST

  • B.

    Mất đoạn NST

  • C.

    Thể dị bội

  • D.

    Đảo đoạn NST

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Mức biểu hiện của tính trạng tăng, giảm do sự tăng hay giảm lượng gen quy định tính trạng đó.

Lời giải chi tiết :

Lặp đoạn NST làm tăng cường hoặc giảm bớt mức biểu hiện của tính trạng.

Câu 9 :

Hoạt tính của enzim amylaza tăng, làm hiệu suất chế tạo mạch nha, kẹo, bia, rượu tăng lên là ứng dụng của loại đột biến nào sau đây:

  • A.

    Mất đoạn NST

  • B.

    Chuyển đoạn trên 1 NST

  • C.

    Lặp đoạn NST

  • D.

    Chuyển đoạn tương hỗ

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Mức biểu hiện của tính trạng tăng hay giảm do sự tăng hay giảm lượng gen quy định tính trạng đó.

Lời giải chi tiết :

Hoạt tính của enzim amylaza tăng, làm hiệu suất chế tạo mạch nha, kẹo, bia, rượu tăng lên là ứng dụng của đột biến lặp đoạn NST.

Câu 10 :

Nguyên nhân chủ yếu tạo ra đột biến cấu trúc NST là:

  • A.

    Các tác nhân vật lí của ngoại cảnh

  • B.

    Các tác nhân sinh học của ngoại cảnh

  • C.

    Các tác nhân vật lí và hoá học của ngoại cảnh

  • D.

    Hoạt động co xoắn và tháo xoắn của NST trong phân bào

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Nguyên nhân tạo ra đột biến cấu trúc NST là các tác nhân vật lí và hoá học của ngoại cảnh.

Câu 11 :

Cơ chế phát sinh đột biến cấu trúc NST là do tác động của các tác nhân gây đột biến, dẫn đến:

  • A.

    Phá vỡ cấu trúc NST

  • B.

    Gây ra sự sắp xếp lại các đoạn trên NST

  • C.

    NST gia tăng số lượng trong tế bào

  • D.

    Cả A và B đều đúng

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Tác động của các tác nhân gây đột biến phá vỡ cấu trúc NST, sau đó sắp xếp lại các đoạn trên NST.

Câu 12 :

Đột biến nào sau đây gây bệnh ung thư máu ở người:

  • A.

    Mất đoạn đầu trên NST số 21

  • B.

    Lặp đoạn giữa trên NST số 23

  • C.

    Đảo đoạn trên NST giới tính X

  • D.

    Chuyển đoạn giữa NST số 21 và NST số 23

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Mất đoạn nhỏ ở đầu NST 21 gây ung thư máu ở người.

TẢI APP ĐỂ XEM OFFLINE