3. Bài 23. Đột biến số lượng nhiễm sắc thể

Đề bài

Câu 1 :

Đột biến số lượng NST bao gồm:

  • A.

    Lặp đoạn và đảo đoạn NST

  • B.

    Đột biến dị bội và chuyển đoạn NST

  • C.

    Đột biến đa bội và mất đoạn NST

  • D.

    Đột biến đa bội và đột biến dị bội trên NST

Câu 2 :

 Hiện tượng dị bội thể là sự tăng hoặc giảm số lượng NST xảy ra ở:

  • A.

    Toàn bộ các cặp NST trong tế bào

  • B.

    Ở một hay một số cặp NST nào đó trong tế bào

  • C.

    Chỉ xảy ra ở NST giới tính

  • D.

    Chỉ xảy ra ở NST thường

Câu 3 :

Thể dị bội gồm dạng nào ?

  • A.

    Dạng 2n – 2

  • B.

    Dạng 2n – 1 

  • C.

    Dạng 2n + 1 

  • D.

    Cả A, B và C

Câu 4 :

Thể một nhiễm là thể mà trong tế bào sinh dưỡng có hiện tượng:

  • A.

    Thừa 2 NST ở một cặp tương đồng nào đó

  • B.

    Thừa 1 NST ở một cặp tương đồng nào đó

  • C.

    Thiếu 2 NST ở một cặp tương đồng nào đó

  • D.

    Thiếu 1 NST ở một cặp tương đồng nào đó

Câu 5 :

Kí hiệu bộ NST nào sau đây dùng để chỉ có thể không nhiễm?

  • A.

    2n + 1

  • B.

    2n – 1

  • C.

    2n + 2

  • D.

    2n – 2

Câu 6 :

 Số NST trong tế bào là thể 3 nhiễm ở người là:

  • A.

    47 chiếc NST

  • B.

    47 cặp NST

  • C.

    45 chiếc NST

  • D.

    45 cặp NST

Câu 7 :

Các thể đột biến nào sau đây ở người là hậu quả của đột biến dị bội, dạng (2n – 1)?

  • A.

    Hội chứng Tơcnơ

  • B.

    Hội chứng Claiphentơ

  • C.

    Ngón trỏ dài hơn ngón giữa, tai thấp, hàm bé.

  • D.

    Hội chứng Đao.

Câu 8 :

 Cơ chế phát sinh các giao tử: n – 1, n + 1 là do

  • A.

    một cặp NST tương đồng không được nhân đôi

  • B.

    một hoặc một số cặp NST tương đồng không phân li ở kì sau của nguyên phân

  • C.

    một cặp NST tương đồng không phân li ở kì sau của giảm phân

  • D.

    tất cả các cặp NST không phân li

Câu 9 :

Trường hợp nào sau đây có thể tạo ra hợp tử phát triển thành người mắc hội chứng Đao?

  • A.

    Giao tử chứa 2 nhiễm sắc thể số 21 kết hợp với giao tử bình thường.

  • B.

    Giao tử chứa nhiễm sắc thể số 22 bị mất đoạn kết hợp với giao tử bình thường, 

  • C.

    Giao tử chứa 2 nhiễm sắc thể số 23 kết hợp với giao tử bình thường,

  • D.

    Giao tử không chứạ nhiễm sắc thể số 21 kết hợp với giao tử bình thường. 

Câu 10 :

Một loài thực vật có bộ NST 2n = 48. Một tế bào sinh dục chín của thể ba nhiễm. Tính số NST ở kì sau I trong tế bào loài?

  • A.

    49 NST đơn

  • B.

    49 NST kép

  • C.

    51 NST đơn

  • D.

    51 NST kép

Câu 11 :

Một tế bào sinh dưỡng của thể một kép đang ở kì sau nguyên phân, người ta đếm được 44 nhiễm sắc thể. Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội bình thường của loài này là bao nhiêu?

  • A.

    22

  • B.

    23

  • C.

    24

  • D.

    46

Câu 12 :

Khi nói về đột biến lệch bội, phát biểu nào sau đây không đúng?

  • A.

    Đột biến dị bội có thể phát sinh trong nguyên phân hoặc trong giảm phân.

  • B.

    Đột biến dị bội chỉ xảy ra ở nhiễm sắc thể thường, không xảy ra ở nhiễm sắc thể giới tính.

  • C.

    Đột biến dị bội làm thay đổi số lượng ở một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể.

  • D.

    Đột biến dị bội xảy ra do rối loạn phân bào làm cho một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể không phân li.

Câu 13 :

Bộ NST lưỡng bội của loài = 24. Có bao nhiêu trường hợp thể 3 có thể xảy ra?

  • A.

    12

  • B.

    13

  • C.

    24

  • D.

    48

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Đột biến số lượng NST bao gồm:

  • A.

    Lặp đoạn và đảo đoạn NST

  • B.

    Đột biến dị bội và chuyển đoạn NST

  • C.

    Đột biến đa bội và mất đoạn NST

  • D.

    Đột biến đa bội và đột biến dị bội trên NST

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Các dạng đột biến số lượng nhiễm sắc thể: thể dị bội và thể đa bội

Câu 2 :

 Hiện tượng dị bội thể là sự tăng hoặc giảm số lượng NST xảy ra ở:

  • A.

    Toàn bộ các cặp NST trong tế bào

  • B.

    Ở một hay một số cặp NST nào đó trong tế bào

  • C.

    Chỉ xảy ra ở NST giới tính

  • D.

    Chỉ xảy ra ở NST thường

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Hiện tượng dị bội thể là sự tăng hoặc giảm số lượng NST xảy ra ở một hay một số cặp NST nào đó trong tế bào.

Câu 3 :

Thể dị bội gồm dạng nào ?

  • A.

    Dạng 2n – 2

  • B.

    Dạng 2n – 1 

  • C.

    Dạng 2n + 1 

  • D.

    Cả A, B và C

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Thể lệch bội (dị bội) là những biến đổi về số lượng NST xảy ra ở một hay một số cặp NST tương đồng

Lời giải chi tiết :

Thể dị bội bao gồm cả 2 dạng trên: A: thể không; B: thể một; C: thể ba

Câu 4 :

Thể một nhiễm là thể mà trong tế bào sinh dưỡng có hiện tượng:

  • A.

    Thừa 2 NST ở một cặp tương đồng nào đó

  • B.

    Thừa 1 NST ở một cặp tương đồng nào đó

  • C.

    Thiếu 2 NST ở một cặp tương đồng nào đó

  • D.

    Thiếu 1 NST ở một cặp tương đồng nào đó

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Thể một có bộ NST 2n – 1.

Lời giải chi tiết :

Thể một nhiễm là thể mà trong tế bào sinh dưỡng có hiện tượng thiếu 1 NST ở một cặp tương đồng nào đó.

Câu 5 :

Kí hiệu bộ NST nào sau đây dùng để chỉ có thể không nhiễm?

  • A.

    2n + 1

  • B.

    2n – 1

  • C.

    2n + 2

  • D.

    2n – 2

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Thể không có bộ NST thiếu 1 cặp NST tương đồng.

Lời giải chi tiết :

Kí hiệu bộ NST của thể không nhiễm là 2n – 2.

Câu 6 :

 Số NST trong tế bào là thể 3 nhiễm ở người là:

  • A.

    47 chiếc NST

  • B.

    47 cặp NST

  • C.

    45 chiếc NST

  • D.

    45 cặp NST

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Thể ba nhiễm (hay tam nhiễm) là thể mà trong tế bào sinh dưỡng có một cặp NST nào đó có 3 chiếc, các cặp còn lại đều có 2 chiếc.

Lời giải chi tiết :

Thể ba có bộ NST 2n + 1 → Số NST trong tế bào là thể 3 nhiễm ở người là 47 chiếc.

Câu 7 :

Các thể đột biến nào sau đây ở người là hậu quả của đột biến dị bội, dạng (2n – 1)?

  • A.

    Hội chứng Tơcnơ

  • B.

    Hội chứng Claiphentơ

  • C.

    Ngón trỏ dài hơn ngón giữa, tai thấp, hàm bé.

  • D.

    Hội chứng Đao.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xác định bộ NST của các thể đột biến trên.

Lời giải chi tiết :

Hội chứng Tơcnơ: trong tế bào chỉ có 1 NST X

Claifento: XXY

Hội chứng Đao: 3 NST số 21

Câu 8 :

 Cơ chế phát sinh các giao tử: n – 1, n + 1 là do

  • A.

    một cặp NST tương đồng không được nhân đôi

  • B.

    một hoặc một số cặp NST tương đồng không phân li ở kì sau của nguyên phân

  • C.

    một cặp NST tương đồng không phân li ở kì sau của giảm phân

  • D.

    tất cả các cặp NST không phân li

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Khi một cặp NST tương đồng không phân li trong giảm phân ở bố hoặc mẹ → 2 chiếc trong cặp NST tương đồng cùng đi về 1 cực → tạo giao tử bất thường n + 1 và n – 1. 

Câu 9 :

Trường hợp nào sau đây có thể tạo ra hợp tử phát triển thành người mắc hội chứng Đao?

  • A.

    Giao tử chứa 2 nhiễm sắc thể số 21 kết hợp với giao tử bình thường.

  • B.

    Giao tử chứa nhiễm sắc thể số 22 bị mất đoạn kết hợp với giao tử bình thường, 

  • C.

    Giao tử chứa 2 nhiễm sắc thể số 23 kết hợp với giao tử bình thường,

  • D.

    Giao tử không chứạ nhiễm sắc thể số 21 kết hợp với giao tử bình thường. 

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Giao tử chứa 2 nhiễm sắc thể số 21 kết hợp với giao tử bình thường có thể tạo ra hợp tử phát triển thành người mắc hội chứng Đao.

Câu 10 :

Một loài thực vật có bộ NST 2n = 48. Một tế bào sinh dục chín của thể ba nhiễm. Tính số NST ở kì sau I trong tế bào loài?

  • A.

    49 NST đơn

  • B.

    49 NST kép

  • C.

    51 NST đơn

  • D.

    51 NST kép

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Thể ba nhiễm là thể đột biến có 1 cặp NST có 3 chiếc.

Lời giải chi tiết :

Ta có: 2n = 48, thể ba nhiễm có 2n + 1 = 49 NST

Ở kì sau của giảm phân I NST tồn tại ở trạng thái kép và NST trong tế bào chưa phân li => Số NST trong tế bào là 49 NST kép.

Câu 11 :

Một tế bào sinh dưỡng của thể một kép đang ở kì sau nguyên phân, người ta đếm được 44 nhiễm sắc thể. Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội bình thường của loài này là bao nhiêu?

  • A.

    22

  • B.

    23

  • C.

    24

  • D.

    46

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Thể một nhiễm kép là thể đột biến có 2 cặp NST có 1 chiếc.

Lời giải chi tiết :

Thể một kép 2n-1-1. kì sau nguyên phân, tế bào chưa phân chia, nhưng các NST kép đã tách ra thành 2 NST đơn. Người ta quan sát thấy 44 NST.

Vậy số lượng NST trong tế bào khi chưa nhân đôi là 44/2 = 22

Thể một kép có số lượng NST trong tế bào là 2n -1 -1 = 22

Vậy số lượng NST trong bộ lưỡng bội của loài này là 22+1+1 = 24 (NST)

Câu 12 :

Khi nói về đột biến lệch bội, phát biểu nào sau đây không đúng?

  • A.

    Đột biến dị bội có thể phát sinh trong nguyên phân hoặc trong giảm phân.

  • B.

    Đột biến dị bội chỉ xảy ra ở nhiễm sắc thể thường, không xảy ra ở nhiễm sắc thể giới tính.

  • C.

    Đột biến dị bội làm thay đổi số lượng ở một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể.

  • D.

    Đột biến dị bội xảy ra do rối loạn phân bào làm cho một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể không phân li.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

A đúng, đột biến dị bội có thể xảy ra ở tế bào sinh dưỡng khi nguyên phân, tạo thành đột biến xôma

B sai vì: Đột biến lệch bội có thể xảy ra ở nhiễm sắc thể thường hoặc nhiễm sắc thể giới tính.

C, D đúng , đột biến do một hoặc một cặp NST không phân li, làm thay đổi số lượng NST của chúng ở các tế bào đột biến.

Câu 13 :

Bộ NST lưỡng bội của loài = 24. Có bao nhiêu trường hợp thể 3 có thể xảy ra?

  • A.

    12

  • B.

    13

  • C.

    24

  • D.

    48

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Thể 3 là đột biến có liên quan đến 1 cặp NST: 2n + 1. 

Lời giải chi tiết :

2n = 24 → n = 12

Số trường hợp thể 3 có thể xảy ra = C1n = 12

TẢI APP ĐỂ XEM OFFLINE