5. Bài 44. Lực ma sát

Đề bài

Câu 1 :

Hãy cho biết ý nghĩa của biển báo chỉ dẫn tốc độ giới hạn chạy trên đường cao tốc mô tả trong hình vẽ.

  • A.

    Đường cao tốc, tốc độ tối thiểu 70km/h. Tốc độ tối đa 120km/h. Tốc độ tối thiểu khi trời mưa 100km/h.

  • B.

    Đường cao tốc, tốc độ tối thiểu 70km/h. Tốc độ tối đa 120km/h. Tốc độ tối đa khi trời mưa 100km/h.

  • C.

    Đường cao tốc, tốc độ tối thiểu 120km/h. Tốc độ tối đa 70km/h. Tốc độ tối đa khi trời mưa 100km/h.

  • D.
    Đường cao tốc, tốc độ tối thiểu 70km/h. Tốc độ tối đa 100km/h. Tốc độ tối đa khi trời mưa 120km/h.

Câu 2 :

Tại sao khi phanh gấp, lốp xe ô tô để lại một vệt đen dài trên đường nhựa?

  • A.

    Do ma sát giữa lốp xe mà mặt đường lớn

  • B.

    Do cao su nóng lên

  • C.

    Do ma sát giữa lốp xe và mặt đường lớn làm cho cao su nóng lên, mềm ra và dính vào mặt đường

  • D.
    Do lực hút của mặt đường.

Câu 3 :

Trường hợp nào sau đây, ma sát là có hại?

  • A.

    Đi trên sàn đá hoa mới lau dễ bị ngã

  • B.

    Xe ô tô bị lầy trong cát

  • C.

    Giày đi mãi, đế bị mòn

  • D.
    Bôi nhựa thông vào dây cung ở cần kéo nhị

Câu 4 :

Bạn An đưa một vật nặng hình trụ lên cao bằng hai cách:

+ Cách 1: lăn vật trên mặt phẳng nghiêng

+ Cách 2: kéo vật trượt trên mặt phẳng nghiêng

Hỏi cách nào lực ma sát lớn hơn?

  • A.

    Cách 1

  • B.

    Cách 2

  • C.

    Cả 2 cách đều như nhau

  • D.
    Không thể so sánh được.

Câu 5 :

Lực ma sát trong trường hợp nào sau đây có tác dụng thúc đẩy chuyển động?

  • A.

    Lực ma sát khi ô tô phanh gấp

  • B.

    Lực ma sát giữa tay và các vật khi cầm, nắm

  • C.

    Lực ma sát giữa phấn và bảng khi viết bảng

  • D.
    Lực ma sát giữa lốp xe và mặt đường khi xe đứng yên trên dốc.

Câu 6 :

Một vật đang nằm yên trên mặt phẳng nằm ngang. Khi tác dụng lên vật một lực có phương nằm ngang, hướng từ trái sang phải, cường độ 2 N thì vật dịch chuyển. Lực ma sát nghỉ tác dụng lên vật khi đó có:

  • A.

    phương nằm ngang, hướng từ phải sang trái, cường độ 2N.

  • B.

    phương nằm ngang, hướng từ trái sang phải, cường độ 2N.

  • C.

    phương nằm ngang, hướng từ trái sang phải, cường độ lớn hơn 2N.

  • D.
    phương nằm ngang, hướng từ phải sang trái, cường độ nhỏ hơn 2N.

Câu 7 :

Khi đi bộ, chân đạp lên mặt đường về phía sau làm xuất hiện lực ma sát giữa mặt đường và chân. Lực này có phương, chiều như thế nào và có tác dụng gì?

  • A.

    phương nằm ngang, chiều hướng về phía sau; có tác dụng làm người chuyển động về phía trước.

  • B.

    phương nằm ngang, chiều hướng về phía trước; có tác dụng làm người chuyển động về phía trước.

  • C.

    phương nằm ngang, chiều hướng về phía sau; có tác dụng làm cản trở chuyển động.

  • D.
    phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống; có tác dụng làm thúc đẩy chuyển động.

Câu 8 :

Xe ô tô bị sa lầy. Máy vẫn nổ, bánh xe vẫn quay nhưng xe không dịch chuyển được. Tại sao? Phải làm thế nào để xe thoát khỏi vũng bùn?

  • A.

    Do lực ma sát nghỉ giữa lốp xe và mặt đường chưa đủ mạnh để đẩy được xe đi. Cần tăng lực ma sát nghỉ.

  • B.

    Do lực ma sát trượt giữa lốp xe và mặt đường chưa đủ mạnh để đẩy được xe đi. Cần tăng lực ma sát trượt.

  • C.

    Do lực ma sát nghỉ giữa lốp xe và mặt đường chưa đủ mạnh để đẩy được xe đi. Cần giảm lực ma sát nghỉ.

  • D.
    Do lực ma sát trượt giữa lốp xe và mặt đường chưa đủ mạnh để đẩy được xe đi. Cần giảm lực ma sát trượt.

Câu 9 :

Một người ra sức đẩy thùng hàng mà nó vẫn đứng yên. Lực nào cân bằng với lực đẩy của người và có tác dụng gì?

  • A.

    Lực ma sát nghỉ; thúc đẩy chuyển động

  • B.

    Lực ma sát nghỉ; cản trở chuyển động

  • C.

    Lực ma sát trượt; thúc đẩy chuyển động

  • D.
    Lực ma sát trượt; cản trở chuyển động

Câu 10 :

Khi phanh gấp, lực ma sát xuất hiện ở những chỗ nào và có tác dụng gì đối với chuyển động của xe đạp?

  • A.

    giữa má phanh và vành bánh xe; cản trở chuyển động của xe đạp

  • B.

    giữa lốp xe và mặt đường; cản trở chuyển động của xe đạp

  • C.

    giữa má phanh và vành bánh xe; thúc đẩy chuyển động của xe đạp

  • D.
    cả A và B đều đúng

Câu 11 :

Khi ta cầm bút để viết, lực nào giúp chiếc bút không trượt khỏi tay?

  • A.

    Lực hút của Trái Đất

  • B.

    Lực ma sát nghỉ

  • C.

    Lực ma sát trượt

  • D.
    Cả 3 lực trên.

Câu 12 :

Lực ma sát trượt xuất hiện trong trường hợp nào sau đây?

  • A.

    Ma sát giữa cốc nước đặt trên mặt bàn với mặt bàn

  • B.

    Ma sát giữa các viên bi với ổ trục xe đạp, xe máy

  • C.

    Ma sát giữa lốp xe với mặt đường khi xe đang chuyển động

  • D.
    Ma sát giữa má phanh với vành xe

Câu 13 : Lực ma sát nghỉ xuất hiện khi:

  • A.

    Quyển sách để yên trên mặt bàn nằm nghiêng

  • B.

    Ô tô đang chuyển động, đột ngột hãm phanh

  • C.

    Quả bóng bàn đặt trên mặt nằm ngang nhẵn bóng

  • D.
    Xe đạp đang xuống dốc

Câu 14 :

Ổ bi lắp ở trục quay (hình vẽ) có tác dụng gì?

TẢI APP ĐỂ XEM OFFLINE