4. Đề thi giữa kì 1 – Đề số 4

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu: Câu chuyện bó đũa

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Đề thi

Phần I: ĐỌC – HIỂU (4 điểm)

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu:

Câu chuyện bó đũa

    Ngày xưa, ở một gia đình kia, có hai anh em. Lúc nhỏ, anh em rất hòa thuận. Khi lớn lên, anh có vợ, em có chồng, tuy mỗi người một nhà nhưng vẫn hay va chạm.

    Thấy các con không yêu thương nhau, người cha rất buồn phiền. Một hôm, ông đặt một bó đũa và một túi tiền trên bàn, rồi gọi các con, cả trai, cả gái, dâu, rể lại và bảo:

– Ai bẻ gãy được bó đũa này thì thưởng cho túi tiền

    Bốn người con lần lượt bẻ bó đũa. Ai cũng cố hết sức mà không sao bẻ gãy được. Người cha bèn cởi bó đũa ra, rồi thong thả bẻ gãy từng chiếc một cách dễ dàng.

    Thấy vậy, bốn người con cùng nói:

– Thưa cha, lấy từng chiếc mà bẻ thì có khó gì!

    Người cha liền bảo:

– Đúng. Như thế là các con đều thấy rằng chia lẻ ra thì yếu, hợp lại thì mạnh. Vậy các con phải biết thương yêu, đùm bọc lẫn nhau. Có đoàn kết thì mới có sức mạnh.

(Truyện ngụ ngôn Việt Nam)

Câu 1: Nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản?

A. Thuyết minh

B. Tự sự

C. Nghị luận

D. Biểu cảm

Câu 2: Văn bản trên gồm mấy nhân vật?

A. Có 2 nhân vật

B. Có 3 nhân vật

C. Có 4 nhân vật

D. Có 5 nhân vật

Câu 3: Phó từ “vẫn” trong câu văn: “Khi lớn lên, anh có vợ, em có chồng, tuy mỗi người một nhà nhưng vẫn hay va chạm”, có tác dụng gì?

A. Chỉ sự tiếp diễn tương tự

B. Chỉ quan hệ thời gian

C. Chỉ mức độ

D. Chỉ sự phủ định

Câu 4: Lúc nhỏ, những người con sống thế nào?

A. Anh em hay gây gổ nhau

B. Anh em thường nói xấu, ganh ghét nhau

C. Anh em sống hòa thuận, đoàn kết, yêu thương nhau

D. Anh em so bì, đố kị nhau

Câu 5: Người cha gọi các con lại để làm gì?

A. Trò chuyện vui vẻ cùng các con

B. Chia tài sản cho các con

C. Căn dặn các con cần phải chăm chỉ làm việc

D. Bảo họ rằng nếu ai bẻ gãy được bó đũa này thì cha thưởng cho túi tiền

Câu 6: Tại sao bốn người con không ai bẻ gãy được bó đũa?

A. Tại vì họ chưa dùng hết sức mạnh của mình để bẻ

B. Tại vì họ cầm cả bó đũa người cha đưa để bẻ

C. Tại bó đũa làm bằng kim loại nên không ai bẻ gãy được

D. Tại vì không ai muốn bẻ gẫy bó đũa cả

Câu 7: Một chiếc đũa được ngầm so sánh với gì? Cả bó đũa ngầm so sánh với gì?

A. Một chiếc đũa hay cả bó đũa ngầm so sánh với một người con trong câu chuyện

B. Một chiếc đũa được ngầm so sánh với một người con; cả bó đũa ngầm so sánh với cả bốn người con

C. Một chiếc đãu được ngầm so sánh với bốn người con; cả bó đũa ngầm so sánh với một người con

D. Một chiếc đũa hay cả bó đũa ngầm so sánh với cả bốn người con trong câu chuyện

Câu 8: Người cha muốn khuyên nhủ các con điều gì?

A. Các con không cần phải quan tâm, tương trợ lẫn nhau, mỗi người phải tự thân vận động xây dựng cuộc sống của mình

B. Các con phải cùng tập hợp nhau lại, đồng lòng chung sức thì mới bẻ gẫy được cả bó đũa

C. Các con phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau; có đoàn kết thì mới tạo ra sức mạnh

D. Các con không so đo, tính toán thiệt hơn số tài sản cha để lại cho mỗi người

Câu 9: “Câu chuyện bó đũa” khuyên nhủ chúng ta bài học gì trong cuộc sống?

Câu 10: Viết khoảng 5 – 7 dòng trình bày suy nghĩ của em về sức mạnh của tinh thần đoàn kết

Phần II: TẠO LẬP VĂN BẢN (6 điểm)

Viết bài văn kể lại câu chuyện Ếch ngồi đáy giếng và cho biết em đã rút ra bài học gì từ câu chuyện ấy, từ đó em vận dụng vào cuộc sống như thế nào?

Đáp án

Phần I:

Câu 1 (0.25 điểm):

Nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản?

A. Thuyết minh

B. Tự sự

C. Nghị luận

D. Biểu cảm

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

Lời giải chi tiết:

=> Đáp án: B

Câu 2 (0.25 điểm):

Văn bản trên gồm mấy nhân vật?

A. Có 2 nhân vật

B. Có 3 nhân vật

C. Có 4 nhân vật

D. Có 5 nhân vật

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

Lời giải chi tiết:

=> Đáp án: D

Câu 3 (0.25 điểm):

Phó từ “vẫn” trong câu văn: “Khi lớn lên, anh có vợ, em có chồng, tuy mỗi người một nhà nhưng vẫn hay va chạm”, có tác dụng gì?

A. Chỉ sự tiếp diễn tương tự

B. Chỉ quan hệ thời gian

C. Chỉ mức độ

D. Chỉ sự phủ định

Phương pháp giải:

Nhớ lại kiến thứ phó từ

Lời giải chi tiết:

=> Đáp án: A

Câu 4 (0.25 điểm):

Lúc nhỏ, những người con sống thế nào?

A. Anh em hay gây gổ nhau

B. Anh em thường nói xấu, ganh ghét nhau

C. Anh em sống hòa thuận, đoàn kết, yêu thương nhau

D. Anh em so bì, đố kị nhau

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

Lời giải chi tiết:

=> Đáp án: C

Câu 5 (0.25 điểm):

Người cha gọi các con lại để làm gì?

A. Trò chuyện vui vẻ cùng các con

B. Chia tài sản cho các con

C. Căn dặn các con cần phải chăm chỉ làm việc

D. Bảo họ rằng nếu ai bẻ gãy được bó đũa này thì cha thưởng cho túi tiền

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

Lời giải chi tiết:

=> Đáp án: D

Câu 6 (0.25 điểm):

Tại sao bốn người con không ai bẻ gãy được bó đũa?

A. Tại vì họ chưa dùng hết sức mạnh của mình để bẻ

B. Tại vì họ cầm cả bó đũa người cha đưa để bẻ

C. Tại bó đũa làm bằng kim loại nên không ai bẻ gãy được

D. Tại vì không ai muốn bẻ gẫy bó đũa cả

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

Lời giải chi tiết:

=> Đáp án: B

Câu 7 (0.25 điểm):

Một chiếc đũa được ngầm so sánh với gì? Cả bó đũa ngầm so sánh với gì?

A. Một chiếc đũa hay cả bó đũa ngầm so sánh với một người con trong câu chuyện

B. Một chiếc đũa được ngầm so sánh với một người con; cả bó đũa ngầm so sánh với cả bốn người con

C. Một chiếc đãu được ngầm so sánh với bốn người con; cả bó đũa ngầm so sánh với một người con

D. Một chiếc đũa hay cả bó đũa ngầm so sánh với cả bốn người con trong câu chuyện

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

Lời giải chi tiết:

=> Đáp án: B

Câu 8 (0.25 điểm):

Người cha muốn khuyên nhủ các con điều gì?

A. Các con không cần phải quan tâm, tương trợ lẫn nhau, mỗi người phải tự thân vận động xây dựng cuộc sống của mình

B. Các con phải cùng tập hợp nhau lại, đồng lòng chung sức thì mới bẻ gẫy được cả bó đũa

C. Các con phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau; có đoàn kết thì mới tạo ra sức mạnh

D. Các con không so đo, tính toán thiệt hơn số tài sản cha để lại cho mỗi người

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

Lời giải chi tiết:

=> Đáp án: C

Câu 9 (1 điểm):

“Câu chuyện bó đũa” khuyên nhủ chúng ta bài học gì trong cuộc sống?

Phương pháp giải:

Từ câu chuyện rút ra bài học

Lời giải chi tiết:

– Câu chuyện đã mang đến bài học sâu sắc về sức mạnh của tinh thần đoàn kết đối với cuộc sống của con người. Mỗi chúng ta cần phải biết đoàn kết, yêu thương, đùm bọc, sẻ chia với nhau thì sẽ tạo nên sức mạnh phi thường, cùng nhau giải quyết tốt những vấn đề khó khăn, trở ngại trong cuộc sống.

– Trong cuộc sống, cần xây dựng mối quan hệ thân thiện giữa người với người, tạo nên một xã hội đoàn kết, giàu tình nhân ái,…

– Trong cuộc sống, nếu không biết đoàn kết mà cứ tị nạnh, ganh ghét lẫn nhau thì sẽ mãi cô độc như một chiếc đũa dễ dàng bị bẻ gãy vậy.

Câu 10 (1 điểm):

Viết khoảng 5 – 7 dòng trình bày suy nghĩ của em về sức mạnh của tinh thần đoàn kết

Phương pháp giải:

Nêu suy nghĩ của em

Lời giải chi tiết:

– Đoàn kết là một truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta, thể hiện qua sự tương trự, giúp đỡ lẫn nhau bằng những hành động cụ thể, nhất là những khi gặp hoạn nạn, khó khăn.

– Đoàn kết là tập hợp mọi người thành một khối thống nhất, gắn kết chặt chẽ với nhau, không thể tách dời, cùng đồng lòng chung sức, hỗ trợ nhau để giải quyết công việc. Sự kết hợp ấy sẽ tạo nên sức mạnh to lớn giúp chúng ta vượt qua mọi khó khăn, rào cản vật chất cũng như tinh thần, đem lại kết quả tốt đẹp cho cuộc sống.

– Mỗi chúng ta phải biết quan tâm, giúp đỡ bạn bè, phát huy cao tinh thần đoàn kết trong tập thể để xây dựng tập thể vững mạnh. Biết phấn đấu trong học tập, rèn luyện nhân cách trong sáng, bản lĩnh vững vàng trở thành người hữu ích nay mai đem sức mình xây dựng quê hương đất nước.

Phần II:

Viết bài văn kể lại câu chuyện Ếch ngồi đáy giếng và cho biết em đã rút ra bài học gì từ câu chuyện ấy, từ đó em vận dụng vào cuộc sống như thế nào?

Phương pháp giải:

Nhớ lại nội dung câu chuyện Ếch ngồi đáy giếng, từ nội dung câu chuyện rút ra bài học

Lời giải chi tiết:

I. Mở bài

– Giới thiệu về thể loại truyện ngụ ngôn (khái niệm, đặc trưng về nghệ thuật, ý nghĩa…)

– Giới thiệu về truyện “Ếch ngồi đáy giếng” (tóm tắt, khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật…)

II. Thân bài

1. Ếch khi ở trong giếng

– Hoàn cảnh sống chật hẹp, hạn hẹp: trong một cái giếng, xung quang chỉ có vài con nhái, cua, ốc bé nhỏ

– Ếch tưởng trời chỉ bằng cái vung còn mình là một vị chúa tể.

→ Thiếu hiểu biết, nhận thức hạn hẹp, nông cạn nhưng lại chủ quan, huênh hoang

2. Ếch khi ra khỏi giếng

– Môi trường sống thay đổi sau một trận mưa lớn: rộng lớn, nhiều thứ mới lạ

– Thái độ của ếch: nhâng nháo, không thèm để ý đến xung quanh, nghênh ngang đi lại khắp nơi và cất tiếng kêu ồm ộp

– Kết quả: ếch bị một con trâu đi qua dẫm bẹp

→ Chủ quan, kiêu ngạo nên phải trả giá quá đắt

3. Bài học rút ra

– Môi trường nhỏ bé, hạn hẹp sẽ hạn chế tầm hiểu biết. Khi sống lâu ở môi trường ấy, không mở rộng hiểu biết sẽ trở nên nông cạn.

– Sự kiêu ngạo, chủ quan sẽ phải trả giá.

– Phải cố gắng mở rộng sự hiểu biết, tầm nhìn.

– Khi thay đổi môi trường sống cần thận trọng, khiêm tốn để thích nghi.

III. Kết bài

– Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện

+ Nội dung: phê phán những kẻ hiểu biết cạn hẹp mà huênh hoang, khuyên nhủ người ta phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình, không được chủ quan, kiêu ngạo.

+ Nghệ thuật: mượn chuyện con vật để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người, xây dựng hình tượng gần gũi, quen thuộc…

– Bài học cho bản thân: không được chủ quan, kiêu căng, phải luôn cố gắng học hỏi để mở rộng hiểu biết của bản thân…

TẢI APP ĐỂ XEM OFFLINE

HỌC KÌ 1

HỌC KÌ 2