Đề thi
Phần I: ĐỌC – HIỂU (3 điểm)
Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi:
VỀ BÀI THƠ ÔNG ĐỒ CỦA VŨ ĐÌNH LIÊN
Văn tả thật ít lời mà cảnh hiện ra như vẽ, không chỉ bóng dáng ông đồ mà cả cái tiêu điều của xã hội qua mắt của ông đồ. Tác giả đã có những chi tiết thật đắt: nơi ông đồ là bút mực, nơi trời đất là gió mưa, nơi xã hội là sự thờ ơ không ai hay. Thể thơ năm chữ vốn có sức biểu hiện những chuyện dâu bể, hoài niệm, đã tỏ ra rất đắc địa, nhịp điệu khơi gợi một nỗi buồn nhẹ mà thấm. Màn mưa bụi khép lại đoạn thơ thật ảm đạm, lạnh, buồn, vắng. Như vậy, cũng chỉ tám dòng, bốn mươi chữ đủ nói hết những bước chót của một thời tàn. Sự đối chiếu chi tiết ở đoạn này với đoạn trên: mực với mực, giấy với giấy, người với người càng cho ta thấy cái thảng thốt, xót xa của sự biến thiên.
Có một khoảng thời gian trôi qua, khoảng trắng của đoạn thơ, trước khi vào bốn dòng kết:
Năm nay đào lại nở,
Không thấy ông đồ xưa.
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?
Hãy trở lại với dòng thơ đầu bài “Mỗi năm hoa đào nở” để thấy quy luật cũ không còn đúng nữa. Ông đồ đã kiên nhẫn “vẫn ngồi đấy”, nhưng năm nay không còn kiên nhẫn được nữa: “Không thấy ông đồ xưa”. Ông đã cố cố bám lấy xã hội hiện đại, những người hiện đại chúng ta đã thấy sự cố sức của ông, đã thấy ông chới với, nhưng chúng ta đã không làm gì, để đến bây giờ quay nhìn lại, mới biết ông bị buông rơi tự bao giờ. Bóng dáng ông đâu phải bóng dáng của một người mà là bóng dáng của cả một thời đại, bóng dáng kí ức của chính tâm hồn chúng ta. Đến bây giờ, chúng ta mới thấy luyến tiếc, nhưng quá muộn rồi. Chúng ta hỏi nhau hay tự hỏi mình? Hỏi hay khấn khứa tưởng niệm, hay ân hận sám hối? Hai dòng thơ hàm súc nhất của bài, chúng ta đọc được ở đấy số phận của ông đồ và nhất là đọc được thái độ, tình cảm của cả một lớp người đối với những gì thuộc về dân tộc. Về ngữ pháp, dòng thơ này rất lạ, nhưng không thấy cộm: “Những người muôn năm cũ”. “Muôn năm” thật ra chỉ vài ba năm, nhưng nói “muôn năm” mới đúng, thời ông đồ đã xa lắc rồi, đã lẫn vào những bút, những nghiên rất xa trong lịch sử. Chữ “muôn năm cũ” của dòng trên đội xuống chữ “bây giờ” của dòng dưới càng bâng khuâng, luyến nhớ. Dòng thơ không phải là nỗi đau nức nở, nó chỉ như một tiếng thở dài cảm thương, nuối tiếc khôn nguôi.
(Theo Vũ Quần Phương, Tác phẩm văn học 1930 – 1975, tập I, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1990)
Câu 1. Đoạn trích trên viết về vấn đề gì?
A. Kể chuyện của ông đồ
B. Miêu tả hình ảnh ông đồ
C. Phân tích bài thơ Ông đồ
D. Giới thiệu nhà thơ Vũ Đình Liên
Câu 2. Vì sao văn bản Về bài thơ “Ông đồ” của Vũ Đình Liên nêu trên là văn bản nghị luận văn học?
A. Vì văn bản tập trung miêu tả hình ảnh ông đồ
B. Vì tác giả đã phân tích cái hay của bài thơ Ông đồ
C. Vì tác giả đã kể lại câu chuyện về ông đồ viết chữ Nho
D. Vì văn bản đã gúp người đọc hiểu ông đồ là ai
Câu 3. Theo em, mục đích chính của người viết đoạn trích trên là gì?
A. Ca ngợi những người viết chữ Nho
B. Ca ngợi hình ảnh ông đồ viết chữ Nho
C. Nêu lên tình cảm buồn thảm của ông đồ
D. Chỉ ra cái hay của bài thơ Ông đồ
Câu 4. Câu nào có bằng chứng được người viết dẫn ra từ bài thơ?
A. Dòng thơ không phải là nỗi đau nức nở, nó chỉ như một tiếng thở dài cảm thương, nuối tiếc khôn nguôi.
B. Về ngữ pháp, dòng thơ này rất lạ, nhưng không thấy cộm: “Những người muôn năm cũ”.
C. Văn tả thật ít lời mà cảnh hiện ra như vẽ, không chỉ bóng dáng ông đồ mà cả cái tiêu điều của xã hội qua mắt của ông đồ.
D. Như vậy, cũng chỉ tám dòng, bốn mươi chữ đủ nói hết những bước chót của một thời tàn.
Câu 5. Tác giả phân tích nghệ thuật dùng từ của nhà thơ ở câu nào?
A. Chữ “muôn năm cũ” của dòng trên dội xuống chữ “bây giờ” của dòng dưới càng bâng khuâng, luyến nhớ
B. Như vậy, cũng chỉ tám dòng, bốn mươi chữ đủ nói hết những bước chót của một thời tàn
C. Về ngữ pháp, dòng thơ này rất lạ, nhưng không thấy cộm: “Những người muôn năm cũ”.
D. Dòng thơ không phải là nỗi đau nức nở, nó chỉ như một tiếng thở dài cảm thương, nuối tiếc khôn nguôi
Câu 6. Câu nào nêu nhận xét về tài năng nghệ thuật của nhà thơ Vũ Đình Liên?
A. Bóng dáng ông đâu phải bóng dáng của một người mà là bóng dáng của cả một thời đại…
B. Ông đồ đã kiên nhẫn “vẫn ngồi đấy”, nhưng năm nay khoogn còn kiên nhẫn được nữa…
C. Tác giả đã có những chi tiết thật đắt: nơi ông đồ là bút mực, nơi trời đất là gió mưa, nơi xã hội là sự thờ ơ không ai hay
D. Đến bây giờ, chúng ta mới thấy luyến tiếc, nhưng quá muộn rồi
Câu 7. Người viết thể hiện rõ cảm xúc mới thấy luyến tiếc, nhưng quá muộn rồi.
A. Hãy trở lại với dòng thơ đầu bài “Mỗi năm hoa đào nở” để thấy quy luật cũ không còn đúng nữa.
B. Đến bây giờ, chúng ta mới thấy luyến tiếc, nhưng quá muộn rồi.
C. Tác giả đã có những chi tiết thật đắt: nơi ông đồ là bút mực, nơi trời đất là gió mưa, nơi xã hội là sự thờ ơ không ai hay
D. Về ngữ pháp, dòng thơ này rất lạ, nhưng không thấy cộm: “Những người muôn năm cũ”
Câu 8. Ý kiến nào khái quát của người viết về nội dung và nghệ thuật bài thơ Ông đồ được nêu ở câu nào?
A. Bóng dáng ông đâu phải bóng dáng của một người mà là bóng dáng của cả một thời đại, bóng dáng kí ức của chính tâm hồn chúng ta.
B. Ông đồ đã kiên nhẫn “vẫn ngồi đấy”, nhưng năm nay không còn kiên nhẫn được nữa…
C. Về ngữ pháp, dòng thơ này rất lạ, nhưng không thấy cộm: “Những người muôn năm cũ”.
D. Như vậy, cũng chỉ tám dòng, bốn mươi chữ đủ nói hết những bước chót của một thời tàn
Câu 9. Câu nào sau đây có vị ngữ được mở rộng bằng cụm chủ vị?
A. Đến bây giờ, chúng ta mới thấy luyến tiếc, nhưng quá muộn rồi.
B. Bóng dáng ông đâu phải bóng dáng của một người mà là bóng dáng của cả một thời đại, bóng dáng kí ức của chính tâm hồn chúng ta.
C. Ông đã cố bám lấy xã hội hiện đại, những người hiện đại chúng ta đã thấy sự cố sức của ông, đã thấy ông chới với…
D. Chữ “muôn năm cũ” của dòng trên dội xuống chữ “bây giờ” của dòng dưới càng bâng khuâng, luyến nhớ.
Câu 10. Em thích nhất đoạn nào trong văn bản Về bài thơ “Ông đồ” của Vũ Đình Liên (Vũ Quần Phương)? Vì sao?
Phần II: TẬP LÀM VĂN (7 điểm)
Câu 1. Tìm phó từ trong các câu sau. Cho biết chúng đi kèm từ loại nào và bổ sung ý nghĩa gì cho từ trung tâm.
a) Con vật khủng khiếp quá! (Véc-nơ)
b) Đúng là tàu đang đỗ ở chỗ nước trong (Véc-nơ)
c) Vòi và đuôi bạch tuộc có khả năng mọc lại. (Véc-nơ)
d) Anh đừng để tâm đến chuyện hôm nay. (Brét-bơ-ry)
Câu 2. Hãy viết một bài văn biểu cảm (độ dài khoảng 400 từ) về một người bạn hoặc về một kỉ niệm sâu sắc của em.
Đáp án
Phần I:
Câu 1 (0.25 điểm):
Đoạn trích trên viết về vấn đề gì?
A. Kể chuyện của ông đồ
B. Miêu tả hình ảnh ông đồ
C. Phân tích bài thơ Ông đồ
D. Giới thiệu nhà thơ Vũ Đình Liên
|
Phương pháp giải:
Đọc đoạn trích và chọn đáp án phù hợp nhất.
Lời giải chi tiết:
C. Phân tích bài thơ Ông đồ
Câu 2 (0.25 điểm):
Vì sao văn bản Về bài thơ “Ông đồ” của Vũ Đình Liên nêu trên là văn bản nghị luận văn học?
A. Vì văn bản tập trung miêu tả hình ảnh ông đồ
B. Vì tác giả đã phân tích cái hay của bài thơ Ông đồ
C. Vì tác giả đã kể lại câu chuyện về ông đồ viết chữ Nho
D. Vì văn bản đã gúp người đọc hiểu ông đồ là ai
|
Phương pháp giải:
Đọc văn bản và khái quát lại nội dung, mục đích.
Lời giải chi tiết:
B. Vì tác giả đã phân tích cái hay của bài thơ Ông đồ
Câu 3 (0.25 điểm):
Theo em, mục đích chính của người viết đoạn trích trên là gì?
A. Ca ngợi những người viết chữ Nho
B. Ca ngợi hình ảnh ông đồ viết chữ Nho
C. Nêu lên tình cảm buồn thảm của ông đồ
D. Chỉ ra cái hay của bài thơ Ông đồ
|
Phương pháp giải:
Đọc và khái quát nội dung văn bản
Lời giải chi tiết:
D. Chỉ ra cái hay của bài thơ Ông đồ
Câu 4 (0.25 điểm):
Câu nào có bằng chứng được người viết dẫn ra từ bài thơ?
A. Dòng thơ không phải là nỗi đau nức nở, nó chỉ như một tiếng thở dài cảm thương, nuối tiếc khôn nguôi.
B. Về ngữ pháp, dòng thơ này rất lạ, nhưng không thấy cộm: “Những người muôn năm cũ”.
C. Văn tả thật ít lời mà cảnh hiện ra như vẽ, không chỉ bóng dáng ông đồ mà cả cái tiêu điều của xã hội qua mắt của ông đồ.
D. Như vậy, cũng chỉ tám dòng, bốn mươi chữ đủ nói hết những bước chót của một thời tàn.
|
Phương pháp giải:
Đọc đáp án và tìm dẫn chứng từ bài thơ
Lời giải chi tiết:
B. Về ngữ pháp, dòng thơ này rất lạ, nhưng không thấy cộm: “Những người muôn năm cũ”
Câu 5 (0.25 điểm):
Tác giả phân tích nghệ thuật dùng từ của nhà thơ ở câu nào?
A. Chữ “muôn năm cũ” của dòng trên dội xuống chữ “bây giờ” của dòng dưới càng bâng khuâng, luyến nhớ
B. Như vậy, cũng chỉ tám dòng, bốn mươi chữ đủ nói hết những bước chót của một thời tàn
C. Về ngữ pháp, dòng thơ này rất lạ, nhưng không thấy cộm: “Những người muôn năm cũ”.
D. Dòng thơ không phải là nỗi đau nức nở, nó chỉ như một tiếng thở dài cảm thương, nuối tiếc khôn nguôi
|
Phương pháp giải:
Đọc các đáp án và chọn ra đáp án đề cập đến cách dùng từ
Lời giải chi tiết:
A. Chữ “muôn năm cũ” của dòng trên dội xuống chữ “bây giờ” của dòng dưới càng bâng khuâng, luyến nhớ
Câu 6 (0.25 điểm):
Câu nào nêu nhận xét về tài năng nghệ thuật của nhà thơ Vũ Đình Liên?
A. Bóng dáng ông đâu phải bóng dáng của một người mà là bóng dáng của cả một thời đại…
B. Ông đồ đã kiên nhẫn “vẫn ngồi đấy”, nhưng năm nay khoogn còn kiên nhẫn được nữa…
C. Tác giả đã có những chi tiết thật đắt: nơi ông đồ là bút mực, nơi trời đất là gió mưa, nơi xã hội là sự thờ ơ không ai hay
D. Đến bây giờ, chúng ta mới thấy luyến tiếc, nhưng quá muộn rồi
|
Phương pháp giải:
Đọc các đáp án và chọn câu nhận xét về tài năng của Vũ Đình Liên
Lời giải chi tiết:
C. Tác giả đã có những chi tiết thật đắt: nơi ông đồ là bút mực, nơi trời đất là gió mưa, nơi xã hội là sự thờ ơ không ai hay.
Câu 7 (0.25 điểm):
Người viết thể hiện rõ cảm xúc mới thấy luyến tiếc, nhưng quá muộn rồi.
A. Hãy trở lại với dòng thơ đầu bài “Mỗi năm hoa đào nở” để thấy quy luật cũ không còn đúng nữa.
B. Đến bây giờ, chúng ta mới thấy luyến tiếc, nhưng quá muộn rồi.
C. Tác giả đã có những chi tiết thật đắt: nơi ông đồ là bút mực, nơi trời đất là gió mưa, nơi xã hội là sự thờ ơ không ai hay
D. Về ngữ pháp, dòng thơ này rất lạ, nhưng không thấy cộm: “Những người muôn năm cũ”
|
Phương pháp giải:
Đọc các đáp án và chọn câu bày tỏ cảm xúc người viết.
Lời giải chi tiết:
B. Đến bây giờ, chúng ta mới thấy luyến tiếc, nhưng quá muộn rồi
Câu 8 (0.25 điểm):
Ý kiến nào khái quát của người viết về nội dung và nghệ thuật bài thơ Ông đồ được nêu ở câu nào?
A. Bóng dáng ông đâu phải bóng dáng của một người mà là bóng dáng của cả một thời đại, bóng dáng kí ức của chính tâm hồn chúng ta.
B. Ông đồ đã kiên nhẫn “vẫn ngồi đấy”, nhưng năm nay không còn kiên nhẫn được nữa…
C. Về ngữ pháp, dòng thơ này rất lạ, nhưng không thấy cộm: “Những người muôn năm cũ”.
D. Như vậy, cũng chỉ tám dòng, bốn mươi chữ đủ nói hết những bước chót của một thời tàn
|
Phương pháp giải:
Chọn đáp án thể hiện nội dung khái quát nhất
Lời giải chi tiết:
D. Như vậy, cũng chỉ tám dòng, bốn mươi chữ đủ nói hết những bước chót của một thời tàn.
Câu 9 (0.25 điểm):
Câu nào sau đây có vị ngữ được mở rộng bằng cụm chủ vị?
A. Đến bây giờ, chúng ta mới thấy luyến tiếc, nhưng quá muộn rồi.
B. Bóng dáng ông đâu phải bóng dáng của một người mà là bóng dáng của cả một thời đại, bóng dáng kí ức của chính tâm hồn chúng ta.
C. Ông đã cố bám lấy xã hội hiện đại, những người hiện đại chúng ta đã thấy sự cố sức của ông, đã thấy ông chới với…
D. Chữ “muôn năm cũ” của dòng trên dội xuống chữ “bây giờ” của dòng dưới càng bâng khuâng, luyến nhớ.
|
Phương pháp giải:
Nhớ lại kiến thức về vị ngữ được mở rộng bằng cụm chủ vị, phân tích ngữ pháp và chọn đáp án đúng nhất.
Lời giải chi tiết:
B. Bóng dáng ông đâu phải bóng dáng của một người mà là bóng dáng của cả một thời đại, bóng dáng kí ức của chính tâm hồn chúng ta.
Câu 10 (0.25 điểm):
Em thích nhất đoạn nào trong văn bản Về bài thơ “Ông đồ” của Vũ Đình Liên (Vũ Quần Phương)? Vì sao?
|
Phương pháp giải:
Đọc lại văn bản và chọn ra đoạn văn yêu thích nhất.
Lời giải chi tiết:
Trong văn bản Về bài thơ “Ông đồ” của Vũ Đình Liên, em thích nhất đoạn cuối cùng, đoạn văn thể hiện rõ nhất tình cảm của tác giả Vũ Quân Phương với ông đồ và tâm trạng xót xa tiếc nuối trước một thời tàn. Phân tích vẻ đẹp của bài thơ Ông đồ với những dẫn chứng rõ ràng, chi tiết, Vũ Quân Phương đồng thời đã bộc lộc suy nghĩ, tình cảm luyến lưu buồn sầu của ông với một dáng hình truyền thống, một phong tục đẹp đẽ của dân tộc. Những cảm xúc luyến lưu ấy đã thực sự chạm vào tim em, khơi lên những liên tưởng phảng phất u buồn về một thời quá vãng.
Phần II.
Câu 1 (2 điểm):
Tìm phó từ trong các câu sau. Cho biết chúng đi kèm từ loại nào và bổ sung ý nghĩa gì cho từ trung tâm.
a) Con vật khủng khiếp quá!
b) Đúng là tàu đang đỗ ở chỗ nước trong
c) Vòi và đuôi bạch tuộc có khả năng mọc lại
d) Anh đừng để tâm đến chuyện hôm nay
|
Phương pháp giải:
Đọc và xác định phó từ
Lời giải chi tiết:
a) Phó từ quá đi kèm tính từ khủng khiếp, bổ sung ý nghĩa chỉ mức độ cho từ trung tâm
b) Phó từ đang đi kèm động từ đỗ chỉ thời gian tiếp diễn.
c) Phó từ lại đi kèm động từ mọc chỉ sự lặp lại.
d) Phó từ đừng, đến đi kèm động từ để tâm chỉ sự phủ định và đích được nói tới
Câu 2 (5 điểm):
Hãy viết một bài văn biểu cảm (độ dài khoảng 400 từ) về một người bạn hoặc về một kỉ niệm sâu sắc của em.
|
Phương pháp giải:
1. Mở bài:
– Giới thiệu cảm xúc của người viết về đối tượng (sự việc):
– Cảm xúc đó được biểu hiện như thế nào/ gắn với sự việc, sự kiện gì
2. Thân bài:
a. Trình bày:
– Cảm xúc về đối tượng, sự việc
b. Lí giải cảm xúc:
– Kết hợp với yếu tố tự sự thứ nhất
– Kết hợp với yếu tố tự sự thứ hai
– Kết hợp với yếu tố miêu tả thứ nhất
– Kết hợp với yếu tố miêu tả thứ hai:
3. Kết bài
– Khẳng định lại cảm xúc
– Rút ra điều đáng nhớ đối với bản thân
Lời giải chi tiết:
Bài tham khảo:
Mỗi người đều có những trải nghiệm đem đến cho bản thân nhiều bài học ý nghĩa. Tôi cũng đã có một trải nghiệm đáng nhớ về tiết kiểm tra đầu tiên dưới mái trường Trung học cơ sở.
Đó là tiết học kiểm tra của môn Ngữ Văn – một môn học mới mẻ khác hoàn toàn so với Tiểu học. Cô giáo đã cho chúng tôi đề bài để chuẩn bị trước: Cảm nghĩ về ngày đầu tiên bước chân vào trường Trung học cơ sở. Các bạn trong lớp đều tranh thủ ngồi xem lại tài liệu để có thể đưa ra một kết quả tốt nhất. Tuy vậy, các bạn trong lớp cũng không tránh khỏi sự căng thẳng hiện – điều đó hiện rõ lên trên từng khuôn mặt của các bạn học sinh. Tiếng trống báo hiệu vào lớp vang lên, khoảng tầm 3 phút sau thì cô Hồng – cô giáo dạy môn Ngữ văn của tôi đã bước vào, cô viết lên bảng đề văn. Đúng là một trong bốn đề mà cô đã yêu cầu chúng tôi ôn tập. Cô nói:
– Các em đã chuẩn bị xong chưa? Chúng ta bắt đầu tính giờ nhé.
Sau đó, cô giáo yêu cầu chúng tôi cất toàn bộ tài liệu, chỉ để lại giấy kiểm tra và bút viết trên mặt bài. Thời gian làm bài kiểm tra của chúng tôi là chín mươi phút. Cô giáo yêu cầu cả lớp trật tự, bắt đầu tính giờ làm bài. Không gian trong lớp học trở nên yên tĩnh lạ thường. Đa phần các bạn đều nghiêm túc làm bài. Tuy là đề mà cô giáo đã cho ôn tập nhưng vẫn có một số bạn cứ ngồi loay hoay mãi. Còn riêng tôi, do đã chuẩn bị cẩn thận nên tôi có thể nhanh chóng bắt đầu viết bài của mình. Trước hết là gạch ra giấy nháp những ý chính. Sau đó dựa vào dàn ý đó để viết thành bài văn hoàn chỉnh. Hai phần ba thời gian trôi qua, các bạn trong lớp đều đang cặm cụi viết bài. Cô giáo ngồi phía trên bàn giáo viên vẫn chăm chú quan sát cả lớp. Không một tiếng động lạ.
Hai viết trôi qua thật nhanh, chỉ còn lại khoảng hai mươi phút cuối. Tôi đã sắp hoàn thiện bài viết của mình. Nhiều bạn dường như đã sắp hoàn thành xong bài viết của mình. Khoảng mười lăm phút cuối giờ, tôi nhanh chóng viết nốt những ý chính quan trọng trong bài viết của mình. Tiếng xôn xao bắt đầu nổi lên. Nhiều bạn đã đứng lên nộp bài. Cô Hồng yêu cầu các bạn đã nộp bài nhanh chóng ổn định lại trật tự để không làm ảnh hưởng đến những bạn vẫn còn đang làm bài. Tiếng trống báo hiệu đã hết tiết vang lên. Bạn lớp trưởng được cô yêu cầu đi thu lại bài của toàn bộ các bạn trong lớp. Sau khi kiểm tra số lượng bài viết đã đầy đủ, cô cũng cho cả lớp nghỉ.
Đó là tiết kiểm tra đầu tiên của tôi dưới mái trường Trung học cơ sở. Sau khi kiểm tra, tôi cảm thấy rất vui vẻ, hài lòng. Và bản thân cũng rút ra được những kinh nghiệm học tập cho bản thân.