3. III. Một số di sản văn hóa tiêu biểu ở Việt Nam

Dựa vào lược đồ Hình 16 (tr.32), em hãy xác định vị trí phân bố của một số di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu ở Việt Nam. Giới thiệu giá trị nổi bật của một di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu (tự chọn). Dựa vào lược đồ Hình 16 (tr.32) em hãy kể tên, xác định vị trí của một số di sản văn hóa vật thể tiêu biểu ở Việt Nam. Em hãy lựa chọn giới thiệu một di sản văn hóa vật thể tiêu biểu nhất. Thông qua một ví dụ cụ thể, giải thích vì sao các di sản được phân loại là di sản thiên nhiên/ di sản h

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

? mục III.1

Trả lời câu hỏi mục III.1 trang 35 chuyên đề Lịch sử 10

1. Dựa vào lược đồ Hình 16 (tr.32), em hãy xác định vị trí phân bố của một số di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu ở Việt Nam. 

Lời giải chi tiết:

Vị trí phân bố của một số di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu của Việt Nam: Bắc Ninh (Dân ca quan họ), Huế (Nhã nhạc cung đình Huế), Nam Bộ (Đờn ca tài tử)… 

? mục III.1

2. Giới thiệu giá trị nổi bật của một di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu (tự chọn).

Lời giải chi tiết:

– Vị trí phân bố của một số di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu ở Việt Nam:

+ Nhã nhạc cung đình Huế – ở: Thừa Thiên Huế.

+ Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên – ở các tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đắk Nông, Lâm Đồng

+ Dân ca quan họ – ở các tỉnh: Bắc Ninh, Bắc Giang

+ Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc – ở Hà Nội

+ Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương; hát Xoan – ở Phú Thọ.

+ Dân ca ví, dặm Nghệ – Tĩnh – ở Nghệ An và Hà Tĩnh

+ Nghi lễ và trò chơi kéo co – ở Bắc Ninh, Hà Nội, Vĩnh Phúc, Lào Cai…

+ Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ – ở hầu hết các địa phương trên cả nước

+ Đờn ca tài tử Nam Bộ – ở hầu hết các tỉnh thành thuộc khu vực Nam Bộ của Việt Nam hiện nay.

+ Nghi lễ Then của người Tày, Nùng, Thái – ở các tỉnh miền núi phía Bắc của Việt Nam hiện nay.

? mục III.2

Trả lời câu hỏi mục III.2 trang 35 chuyên đề Lịch sử 10

1. Dựa vào lược đồ Hình 16 (tr.32) em hãy kể tên, xác định vị trí của một số di sản văn hóa vật thể tiêu biểu ở Việt Nam. 

Lời giải chi tiết:

– Vị trí phân bố của một số di sản văn hóa vật thể tiêu biểu ở Việt Nam:

+ Đền Hùng – ở Phú Thọ

+ Thành Cổ Loa; Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long; Văn miếu – Quốc Tử Giám; khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh – ở Hà Nội

+ Thành nhà Hồ – ở Thanh Hóa

+ Đô thị cổ Hội An; thánh địa Mỹ Sơn – ở Qảng Nam

+ Quần thể di tích cố đô Huế – ở Quảng Nam

+ Chiến trường Điện Biên Phủ – ở Điện Biên

+ Dinh Độc Lập – ở Thành phố Hồ Chí Minh.

+ Trống đồng Ngọc Lũ – ở Hà Nam

+ Khu di tích cổ và kiến trúc Óc Eo – Ba Thê ở An Giang

+ Nhà tù Côn Đảo ở Bà Rịa – Vũng Tàu

? mục III.2

2. Em hãy lựa chọn giới thiệu một di sản văn hóa vật thể tiêu biểu nhất. 

Lời giải chi tiết:

Đô thị cổ Hội An: điển hình về cảng thị truyền thống phương Đông. Thương cảng Hội An hình thành từ thế kỉ XVI, thịnh đạt nhất trong thế kỉ XVI-XVIII, suy giảm dần từ thế kỉ XIX gắn liền với thời kì thương mại Biển Đông phát triển. Đô thị Hội An được bảo tồn khá nguyên vẹn: những di tích bến cảng, các phố cổ, các nhà thờ tộc họ, đình chùa, đền miếu, hội quán của người Hoa,… Những loại kiến trúc đa dạng cùng các phong tục, tập quán đã phản ánh một chặng đường phát triển, hội nhập và giao thoa để tạo nên một sắc thái văn hóa riêng của Hội An.

? mục III.2

3. Có quan điểm cho rằng: di sản văn hóa vật thể các công trình, di tích nên chỉ có giá trị về kiến trúc. Em có đồng ý với quan điểm này không? Thông qua một số ví dụ cụ thể, hãy giải thích vì sao em đồng ý hoặc không đồng ý.

Lời giải chi tiết:

Em không đồng ý với quan điểm trên.

Ví dụ như di tích lịch sử đình Tây Đằng không chỉ mang trong mình những giá trị về kiến trúc , nó còn chứa đựng rất nhiều thông tin, giá trị lịch sử, văn hóa, nghệ thuật,…quan trọng khác

? mục III.3

Trả lời câu hỏi mục III.3 trang 35 chuyên đề Lịch sử 10

1. Dựa vào lược đồ Hình 29 (tr39), hãy xác định vị trí phân bố của một số di sản thiên nhiên và di sản và hỗn hợp. Kể tên một số di sản thiên nhiên và hỗn hợp khác.  


Lời giải chi tiết:

– Xác định vị trí của một số di sản thiên nhiên tiêu biểu ở Việt Nam

+ Cao nguyên đá Đồng Văn – ở Hà Giang

+ Non nước Cao Bằng – ở Cao Bằng

+ Vườn quốc gia Ba Bể – ở Bắc Cạn

+ Vịnh Hạ Long – ở Quảng Ninh

+ Vườn quốc gia Cúc Phương – ở 3 tỉnh: Ninh Bình, Hòa Bình, Thanh Hóa

+ Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng – ở Quảng Bình

+ Công viên địa chất toàn cầu Đắc Nông – ở Đắc Nông

+ Khu dự trữ sinh quyển Lang Biang (ở Lâm Đồng)

+ Vườn quốc gia Cát Tiên – ở các tỉnh: Lâm Đồng, Bình Phước, Đồng Nai

+ Khu dự trữ sinh quyển ven biển và biển đảo Kiên Giang – ở Kiên Giang

– Xác định vị trí của một số di sản hỗn hợp tiêu biểu ở Việt Nam

+ Di tích lịch sử và danh thắng Tây Thiên – Tam Đảo (Vĩnh Phúc)

+ Quần thể danh thắng Tràng An (Ninh Bình)

+ Khu di tích danh thắng Yên Tử (Quảng Ninh).

? mục III.3

2. Thông qua một ví dụ cụ thể, giải thích vì sao các di sản được phân loại là di sản thiên nhiên/ di sản hỗn hợp. 

Lời giải chi tiết:

Vườn quốc gia Phong Nha- Kẻ Bàng: thuộc tỉnh Quảng Bình, hai lần được UNESCO ghi danh với các giá trị địa chất, địa mạo, sinh học khác nhau.

Vườn quốc gia Phong Nha- Kẻ Bàng chứa đựng nhiều giá trị nổi bật về: địa chất, địa mạo (được ví như bảo tàng địa chất khổng lồ có lịch sử 400 triệu năm, liên kết với khu bảo toofn đa dạng sinh học quốc gia Hin Nam-no của Lào); đa dạng sinh học (có gần 3 nghìn loài thực vật và gần 1400 loài động vật); lịch sử, văn hóa (có 33 di chỉ khảo cổ học niên đại từ 3000-12000 năm, có nhiều di tích lịch sử- văn hóa quan trọng khác nhau như: Đường mòn Hồ Chí Minh, Bến phà Nguyễn Văn Trỗi,… đặc biệt, phát hiện dấu tích chữ Chăm-pa trong động).

TẢI APP ĐỂ XEM OFFLINE