1. Lời tiễn dặn

Hãy chia sẻ đôi điều về một truyện thơ bạn từng biết hay từng đọc (nhan đề, tác giả, nội dung tác phẩm…) Hãy nhớ lại một tác phẩm (thuộc bất kỳ thể loại nào) có kể một câu chuyện tình yêu đã thực sự gây ấn tượng với bạn. Theo bạn, điều gì khiến tình yêu trở thành đề tài bất tận của văn học?

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Trước khi đọc 1

Câu 1 (trang 102, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Hãy chia sẻ đôi điều về một truyện thơ bạn từng biết hay từng đọc (nhan đề, tác giả, nội dung tác phẩm…)

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức của bản thân để trả lời câu hỏi này. 

Lời giải chi tiết:

Truyện thơ mà em biết là truyện Lục Vân Tiên của tác giả Nguyễn Đình Chiểu. Nội dung của tập thơ kể về cuộc đời đầy bất hạnh của Lục Vân Tiên và câu chuyện tình yêu đẫm nước mắt của chàng và nàng Kiều Nguyệt Nga. Truyện mang một ý nghĩa nhân văn sâu sắc về người ở hiền sẽ gặp lành, ác giả ác báo. 

Xem thêm cách soạn khác

Trước khi đọc 2

Câu 2 (trang 102, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Hãy nhớ lại một tác phẩm (thuộc bất kỳ thể loại nào) có kể một câu chuyện tình yêu đã thực sự gây ấn tượng với bạn. Theo bạn, điều gì khiến tình yêu trở thành đề tài bất tận của văn học?

Phương pháp giải:

Dựa vào hiểu biết của bản thân để trả lời câu hỏi này.

Lời giải chi tiết:

– Tác phẩm kể về câu chuyện tình yêu gây ấn tượng cho em là truyện thơ Lục Vân Tiên viết về mối tình của Lục Vân Tiên với Kiều Nguyệt Nga.

– Theo em, điều khiến tình yêu trở thành đề tài bất tận của văn học không chỉ ở chỗ nó là một cảm xúc đẹp như tình yêu đôi lứa, tình yêu gia đình… mà nó còn đẹp ở những đức tính, phẩm chất ẩn chứa sau những thứ tình cảm ấy. 

Xem thêm cách soạn khác

Trong khi đọc 1

Câu 1 (trang 103, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Hình dung về bối cảnh câu chuyện.

Phương pháp giải:

Đọc kỹ đoạn một của tác phẩm.

Lời giải chi tiết:

Bối cảnh của câu chuyện là cô gái và chàng trai yêu nhau nhưng không đến được với nhau. Cô gái phải đi lấy người khác và chàng trai muốn đến đưa tiễn cô để nói lời từ biệt cùng tấm lòng son sắt.

Xem thêm cách soạn khác 

Trong khi đọc 2

Câu 2 (trang 103, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Chú ý cách diễn tả đầy hình ảnh về tâm trạng của cô gái.

Phương pháp giải:

Đọc kỹ đoạn một của tác phẩm.

Lời giải chi tiết:

Ở khổ đầu, tác giả sử dụng những hình ảnh lá ớt, lá cà, lá ngón – đó đều là những loại lá độc để diễn tả tâm trạng đau đớn, buồn bã của cô gái trên đường về nhà chồng

Hình ảnh vừa đi vừa ngoảnh lại, ngoái trông đã lột tả cảm xúc ngổn ngang, đau đớn và mong ngóng của cô gái khi phải đi lấy chồng trong sự ép buộc bởi trách nhiệm và bị chia cắt với người yêu của mình.

Xem thêm cách soạn khác

Trong khi đọc 3

Câu 3 (trang 103, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Chú ý cách cư xử khác thường nhưng hoàn toàn hợp lý của chàng trai.

Phương pháp giải:

Đọc kỹ đoạn tiếp từ “Xin hãy cho anh kề … khi góa bụa về già.”

Lời giải chi tiết:

Không có được cô gái, chàng thậm chí còn nghĩ đến cái chết đầy đau đớn nhưng vẫn không quên người yêu của mình (lửa xác đượm hơi). Rồi suy nghĩ sẽ được bồng bế con của nàng bởi đối với chàng trai bất kể trai gái. Thậm chí, chàng trai còn mong ước một ngày sẽ lấy được người mình yêu dù cho phải đợi rất lâu, kể cả khi về già

Xem thêm cách soạn khác

Trong khi đọc 4

Câu 4 (trang 104, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Cảm nhận niềm thương xót của chàng trai khi chứng kiến tình cảnh của người yêu ở nhà chồng.

Phương pháp giải:

Đọc kỹ đoạn hai của tác phẩm.

Lời giải chi tiết:

Chàng giờ đây chỉ có thể tưởng tượng, cô gái đã về nhà trai, trở thành vợ hiền, dâu thảo của người khác, còn chàng chỉ có thể ngồi đây, tưởng tượng ra cuộc sống của cô gái tại nhà chồng. 

Xem thêm cách soạn khác

Trong khi đọc 5

Câu 5 (trang 105, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Lời thề nguyền thủy chung được diễn tả như nào?

Phương pháp giải:

Đọc kỹ đoạn hai của tác phẩm. 

Lời giải chi tiết:

Lời thề nguyền thủy chung được thể hiện qua biện pháp nghệ thuật điệp cấu trúc: Chết…

→ Chàng trai luôn mong ước được ở bên cô gái dù bất cứ khi nào, ở đâu, nơi nào và dưới bất kỳ thân phận nào

Xem thêm cách soạn khác

Sau khi đọc 1

Câu 1 (trang 106, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Qua hai Lời tiễn dặn trong đoạn trích, người đọc có thể nắm bắt được điều gì về bối cảnh của câu chuyện?

Phương pháp giải:

Đọc kỹ bài truyện thơ để trả lời câu hỏi này.

Lời giải chi tiết:

Đó là chàng trai và cô gái yêu nhau, nhưng vì bố mẹ cô gái không đồng ý mà cô gái phải đi lấy người khác. Thời hạn ở rể đã hết, cô gái phải theo chồng về nhà, và chàng trai (người yêu của cô) đến tiễn cô về nhà chồng.

Xem thêm cách soạn khác 

Sau khi đọc 2

Câu 2 (trang 106, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Lời kể trong đoạn trích là của ai? So với một số tác phẩm viết bằng văn xuôi đã học, lời kể ở đây có điểm gì đặc biệt?

Phương pháp giải:

Đọc kỹ bài thơ, chú ý vào cách xưng hô của nhân vật.

Lời giải chi tiết:

– Đoạn trích là lời kể của chàng trai (người yêu của cô gái)

– Đó là lời kể của chính nhân vật trong truyện. Trong bài thơ này, lời kể là của nhân vật vì vậy nó thiên về lăng kính chủ quan của nhân vật trong truyện hơn, bởi vậy bài thơ thể hiện cảm xúc chính là của chàng trai.

Xem thêm cách soạn khác 

Sau khi đọc 3

Câu 3 (trang 106, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Nêu nhận xét về tâm trạng của cô gái trên đường về nhà chồng và cách thể hiện tâm trạng ấy trong lời tiễn dặn.

Phương pháp giải:

Chú ý vào hành động của cô gái trước và sau khi về nhà chồng.

Lời giải chi tiết:

– Trước khi về nhà chồng, trước những lời tiễn dặn của chàng trai khiến cô gái không khỏi đau đớn, bứt rứt trong lòng bởi tình cảm sâu đậm, thắm thiết cùng tấm lòng thủy chung của chàng trai. 

– Khi về đến nhà chồng, cô gái quay trở lại trạng thái bình thường, tiếp tục làm vợ hiền dâu đảm và chỉ có thể chôn dấu thứ tình cảm sâu đậm đó. 

Xem thêm cách soạn khác

Sau khi đọc 4

Câu 4 (trang 106, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Qua toàn bộ đoạn trích, hình ảnh chàng trai hiện lên với những đặc điểm gì? Bạn thấy xúc động nhất với những biểu hiện nào của nhân vật này?

Phương pháp giải:

Chú ý vào những câu thơ thể hiện tâm trạng của chàng trai.

Lời giải chi tiết:

– Qua toàn bộ đoạn trích, hình ảnh chàng trai hiện lên là một người thủy chung, son sắt luôn một lòng một dạ với người con gái mình yêu cho dù không thể lấy được cô. 

– Hình ảnh khiến em xúc động nhất khi đọc bài thơ này là khi chàng trai nói mình muốn được bồng bế những đứa con của cô gái. Vì quá yêu cô gái, chàng trai sẵn sàng chấp nhận cả những đứa con không phải của mình

Xem thêm cách soạn khác

Sau khi đọc 5

Câu 5 (trang 106, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

So sánh nội dung lời thề nguyền thuỷ chung và cách thể hiện lời thề nguyền ấy trong hai lời tiễn dặn.

Phương pháp giải:

Chú ý vào hai lời thề nguyền trong đoạn 2.

Lời giải chi tiết:

* Giống nhau: đều thể hiện tình cảm, lòng thủy chung son sắt của chàng trai đối với cô gái

* Khác nhau:

– Lời thề nguyền thứ nhất “Chết ba năm hình còn treo đó… chung một mái, song song.”: Đây là lời thề nguyền đỉnh điểm lấy xuất phát từ cái chết. 

– Lời thề thứ hai “Lòng ta thương nhau… không ngoảnh, không nghe.”: Lời thề thủy chung đến đây trở lại bình thường. Không còn là sự chết chóc mà thay vào đó là những lời hy vọng, những niềm mong ước thiết thực hơn 

Xem thêm cách soạn khác

Sau khi đọc 6

Câu 6 (trang 107, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Qua tìm hiểu đoạn trích và phần giới thiệu chung về tác phẩm Tiễn dặn người yêu, hãy nêu nhận xét về sự khác nhau giữa một bài thơ trữ tình và một truyện thơ.

Phương pháp giải:

Đọc kỹ tác phẩm

Chú ý vào cách thể hiện tình cảm trong mỗi thể loại.

Lời giải chi tiết:

*Điểm giống: Thơ trữ tình và truyện thơ đều chung một hình thức theo khổ thơ, câu thơ dù ngắn hay dài đều tùy thuộc vào ngữ cảnh và nó đều nhằm đưa ra những thông điệp, tình cảm mà tác giả muốn truyền tải. 

*Điểm khác: 

– Truyện thơ: cốt truyện, cảm xúc, tâm lý của nhân vật đều được hiện thực hóa bởi nhân vật sẽ là người kể chuyện, nhờ vậy mà cảm xúc trong truyện thơ thường sẽ chân thật hơn.

– Thơ: không chỉ câu từ được trau chuốt mà đến những hình ảnh được sử dụng, thường thì nó đều được cách điệu hoặc ẩn dụ hóa một cách hoa mỹ, cầu kỳ và lời thơ sẽ đậm tính nhạc hơn. 

Xem thêm cách soạn khác

Sau khi đọc 7

Câu 7 (trang 107, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Đoạn trích cho biết điều gì về không gian tồn tại và đời sống văn hoá tinh thần của đồng bào dân tộc Thái – chủ nhân truyện thơ Tiễn dặn người yêu?

Phương pháp giải:

Chú ý vào thông điệp mà bài thơ truyền tải. 

Lời giải chi tiết:

Đoạn trích cho ta thấy một đời sống tinh thần phong phú, một nội tâm đa sầu đa cảm, giàu tình yêu và những phẩm chất tốt đẹp trong tình yêu của người dân tộc Thái. 

Xem thêm cách soạn khác

Viết

Câu hỏi (trang 107, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích một đoạn thơ trong văn bản Lời tiễn dặn đã để lại cho bạn những ấn tượng thật sự sâu sắc. 

Phương pháp giải:

Đọc kỹ đoạn thơ và chú ý vào đoạn phân tích.

Lời giải chi tiết:

Đoạn thơ để lại ấn tượng sâu sắc trong em là:

“ Chết ba năm hình còn treo đó;

Chết thành sông, vực nước uống mát lòng

Chết thành đất, mọc dây trầu xanh thắm,

Chết thành bèo, ta trôi nổi ao chung,

Chết thành muôi, ta múc xuống cùng bát,

Chết thành hồn, chung một mái, song song.”

Với việc sử dụng điệp cấu trúc “Chết…” làm nổi bật lời thề nguyền của chàng trai đã lên đến tận cùng, Chàng trai khẳng định dù biến thành bất cứ hình dạng, dáng vẻ nào, hai người vẫn sẽ ở bên nhau, vai kề vai sánh đôi. Cái chết tưởng chừng như hết nhưng khi đặt trong hoàn cảnh này, nó như trở thành một sự giải thoát cho cả hai, sẽ đưa họ đến bên nhau mà không ai có thể ngăn cách. Cách nói đầy hình ảnh này nhằm nhấn mạnh tình yêu mà chàng trai dành cho cô gái, nó dường như đã vượt ra khỏi ranh giới giữa sự sống và cái chết, tìm kiếm hy vọng trong sự tận cùng, chỉ vì muốn được ở bên nhau dù trong bất cứ thân phận nào. Tình cảm ấy thật mãnh liệt, nồng cháy, một tình yêu bất diệt trước mọi hoàn cảnh khiến người đọc không khỏi xúc động, cảm thông cho hoàn cảnh của chàng trai. 

Xem thêm cách soạn khác

TẢI APP ĐỂ XEM OFFLINE

Soạn Văn 11 Kết nối tri thức tập 1

Soạn Văn 11 Kết nối tri thức tập 2