A. NỘI DUNG ÔN TẬP
1. Phần đọc hiểu
a. Truyện ngắn
– Là thể loại tự sự hư cấu có dung lượng nhỏ, thường phù hợp để đọc hết trong một lần. Với quy mô hạn chế, số lượng nhân vật và sự kiện ít, truyện ngắn chỉ tập trung miêu tả một khía cạnh hoặc trạng thái cụ thể của đời sống xã hội
– Cốt truyện của truyện ngắn hiện đại thường đơn giản, cô đúc; tập trung xoay quanh một tình huống. Trong đó, các sự kiện trong câu chuyện được sắp xếp theo hướng tập trung vào một vài biến cố chính, dồn nén mâu thuẫn trong một khoảng thời gian ngắn
– Nhân vật trong truyện ngắn: Truyện ngắn hiện đại thường chỉ có 1-2 nhân vật chính- tức nhân vật hiện lên như một chủ thể độc lập, giữ vai trò chủ đạo trong việc thể hiện chủ đề và tư tưởng của tác phẩm – được khắc họa qua ngoại hình, hành động, đối thoại, độc thoại nội tâm và qua đánh giá của các nhân vật khác cũng như của người kể chuyện
b. Truyện thơ Nôm
– Là loại hình tác phẩm tự sự độc đáo của văn học trung đại Việt Nam, kết hợp phương thức tự sự và trữ tình, được viết bằng chữ Nôm, trong đó, tiêu chí đặc điểm nội dung và nghệ thuật được sử dụng độc đáo
– Có thể chia thành 2 nhóm: truyện thơ Nôm bình dân và truyện thơ Nôm bác học
– Đề tài, chủ đề của truyện thơ Nôm rất rộng mở, từ tôn giáo, lịch sử, xã hội đến cuộc sống đời thường; đặt ra nhiều vấn đề bức thiết của thời đại
– Trong truyện thơ Nôm, các câu chuyện thường được kể theo trình tự thời gian với nhiều yếu tố ngẫu nhiên, kì ảo và thường được tổ chức theo mô hình: Gặp gỡ – Chia li- Đoàn tụ
– Nhân vật của truyện thơ Nôm khá phong phú, đa dạng về thành phần
c. Thơ
– Tượng trưng là loại hình ảnh mang tính trực quan, sinh động nhưng hàm nghĩa biểu đạt những tư tưởng, quan niệm, khái niệm trừu tượng.
– Yếu tố tượng trưng trong thơ trữ tình: Thông thường, thơ trữ tình diễn tả thế giới nội tâm của chủ thể trữ tình thông qua những chi tiết, hình ảnh cụ thể, gợi cảm. Tuy nhiên, một số tác phẩm thơ trữ tình còn đi sâu vào những vấn đề triết học, thông qua những chi tiết có tính tượng trưng cao. Yếu tố tượng trưng trong thơ trữ tình là những chi tiết, hình ảnh cụ thể, gợi cảm gợi lên những ý niệm trừu tượng và giàu tính triết lí, đánh thức suy ngẫm của người đọc về bản chất sâu xa của con người và thế giới.
– Hình thức trong thơ trữ tình là tổng hoà của thể thơ, câu thơ, lời thơ, giọng điệu, nhịp, vần, hình ảnh,… trong thơ trữ tình. Tất cả được lựa chọn, liên kết để thể hiện chủ đề, tư tưởng chung của tác phẩm.
– Cấu tứ là cách thức triển khai mạch cảm xúc và tổ chức hình tượng trong tác phẩm thơ trữ tình.
d. Kí
– Truyện kí là thể loại trung gian giữa truyện và kí. Truyện kí rất gần với kí ở yêu cầu về tính xác thực dựa trên việc ghi chép người thật, việc thật; nhưng cũng gần với truyện ở chỗ thường có cốt truyện hoàn chỉnh hoặc tương đối hoàn chỉnh.
– Tuy được xem là thể loại phi hư cấu nhưng do yêu cầu dung hoà yếu tố truyện với yếu tố kí, yêu cầu thể hiện tính xác thực theo cách riêng của thể loại, người viết truyện kí cũng được phép hư cấu ở một mức độ nhất định.
– Sự kết hợp giữa phi hư cấu và hư cấu trong truyện kí
+Phi hư cấu là cách phản ánh hiện thực theo nguyên tắc đề cao tính xác thực bằng cách “gọi thẳng tên và miêu tả càng chính xác càng tốt những con người và sự kiện có thực”, đặc biệt là đối với các chi tiết, sự kiện mang thông tin xác định, có thể kiểm chứng (gọi là “thành phần xác định”) như: tên tuổi, lai lịch, ngoại hình, nguồn gốc gia đình, ngọn nguồn văn hoá, quan hệ gia đình – xã hội,… của nhân vật; thời gian, không gian, địa điểm,… thuộc bối cảnh của câu chuyện hay diễn biến của sự việc,…
+Hư cấu là dùng trí tưởng tượng sáng tạo ra cái mới, những điều khác lạ không có hoặc chưa có trong thế giới thực nhằm mục đích nghệ thuật. Trong truyện kí, có không ít loại chi tiết, yếu tố không xác định, không cần và không thể kiểm chứng.
2. Phần tiếng Việt
3. Phần làm văn
B. BÀI TẬP
1. Phần đọc hiểu
*Đề bài
Văn bản Chiều sương
Câu 1: Cảnh vật làng chài vào chiều xuân hiện lên như thế nào qua cảm nhận của nhân vật chính?
Đọc kĩ đoạn đầu văn bản
Cảnh vật làng chài vào chiều xuân hiện lên với hình ảnh sương bay mù mịt từng luồng, thê lương ảm đạm
Câu 2: Theo quan điểm của nhân vật Chàng thì mối quan hệ giữa cõi âm và cõi dương là gì?
Đọc kĩ văn bản
Theo quan điểm của nhân vật Chàng thì mối quan hệ giữa cõi âm và cõi dương là nương nhau vấn vít
“Trong ý nghĩ lão chài, chàng đoán, âm dương không phân ranh giới rõ ràng, cõi sống và cõi chết nương nhau vấn vít”
Văn bản Muối của rừng
Câu 3: Khi rừng kết muối là điềm báo cho điều gì?
Đọc kĩ văn bản
Khi rừng kết muối là điềm báo cho một năm yên bình, mùa màng phong túc
Câu 4: Trong quan niệm của người kể chuyện, “muối của rừng” kết tinh từ đâu?
Tập trung khai thác đoạn cuối văn bản, từ đó cho biết trong quan niệm của người kể chuyện, “muối của rừng” kết tinh từ đâu
Trong quan niệm của người kể chuyện, “muối của rừng” kết tinh của lòng trắc ẩn, lương thiện, khát khao hướng thiện. Khi con người có lòng trắc ẩn, biết làm việc thiện việc tốt thì sẽ gặp được may mắn.
Văn bản Trao duyên
Câu 5: Thúy Kiều dùng những từ như “cậy”, “thưa” cùng hành động “lạy” là muốn thể hiện điều gì?
Đọc kĩ 2 câu đầu và phân tích lời nói, hành động của Thúy Kiều
Lời nhờ cậy chứng tỏ:
+ Việc Kiều nhờ em rất thiêng liêng.
+ Kiều đặt Vân vào hoàn cảnh không thể từ chối.
+ Kiều đang trong một hoàn cảnh đặc biệt khác thường, nài ép Vân phải nhận.
Câu 6: Hình ảnh: “lò hương”, “ngọn cỏ lá cây”, “hiu hiu gió”, “hồn”, “thân bồ liễu”,… gợi đến điều gì?
Hình ảnh: “lò hương”, “ngọn cỏ lá cây”, “hiu hiu gió”, “hồn”, “thân bồ liễu”, “đền nghì trúc mai”, “dạ đài”, “giọt nước”, “người thác oan”… → nhắc nhiều đến cái chết.
→ Kiều coi mình như đã chết. Kiều vẫn đang nuối tiếc, xót xa những kỉ niệm hạnh phúc, vẫn hi vọng mong manh về sự sum họp.
→ Tình cảm của Kiều dành cho Kim Trọng rất sâu sắc và mãnh liệt.
Văn bản Độc Tiểu Thanh Kí
Câu 7: “Son phấn”, “văn chương” là để nói về điều gì ở Tiểu Thanh?
Đọc chú thích để biết được nghĩa.
“Son phấn”, “văn chương” là để nói Tiểu Thanh là một cô gái xinh đẹp, có tài hoa
Câu 8: Việc sử dụng phép đối trong các câu thơ thực và luận thể hiện điều gì?
Nhận biết phép đối được sử dụng trong hai câu thơ thực và luận và phân tích tác dụng
“Son phấn” – “văn chương”
“vẫn hận” – “còn vương”
“Nỗi hờn” – “cái án”
→ Việc sử dụng phép đối trong các câu thơ thực và luận thể hiện cái tài, cái sắc đi kèm với số phận bi thảm, đau khổ.
Văn bản Kính gửi cụ Nguyễn Du
Câu 9: Cảm xúc chủ đạo của bài thơ là gì?
Đọc kĩ bài thơ và phân tích cảm xúc chủ đạo
Thể hiện sự tôn kính và kính trọng của Tố Hữu đối với Nguyễn Du. Đồng thời thể hiện sự trân trọng, ca ngợi của Tố Hữu đối với những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam
Câu 10: “Giữa dòng trong đục, bánh bèo lênh đênh”
Hình ảnh thơ ẩn dụ cho điều gì?
Đọc kĩ câu thơ, nhớ lại kiến thức về biện pháp ẩn dụ và phân tích
Hình ảnh thơ ẩn dụ cho sự gian truân, sóng gió, lênh đênh chìm nổi trong cuộc đời Kiều: cuộc đời của người phụ nữ “tài hoa mà bạc mệnh”
Văn bản Nguyệt cầm
Câu 11: Tại sao khi nhìn bóng sáng “lung linh”, người ta lại thấy “rùng mình”?
Đọc kĩ hai câu thơ tiếp theo và phân tích
Nguyên nhân của sự rung mình đó cũng được nhà thơ lí giải, đó là sự tích về cái chết của người phụ nữ, khi người phụ nữ ấy cất tiếng hát rồi đắm mình trong dòng chảy của dòng nước xanh, vào đúng thời khắc đêm rằm, khi ánh trăng cũng đẹp, cũng lung linh như vậy.
Câu 12: Ý nghĩa của đoạn thơ:
“Lung linh bóng sáng bỗng rùng mình
Vì nghe nương tử trong câu hát
Đã chết đem rằm theo nước xanh”
Đọc kĩ đoạn thơ
Chú ý các hình ảnh đặc sắc
Đoạn thơ diễn tả nỗi niềm hoài cảm, tiếc thương kiếp người tài hoa nhưng bạc mệnh. Diễn tả nỗi sợ hãi chuyển đổi từ thính giác sang xúc giác
Văn bản Thời gian
Câu 13: Hình ảnh “thời gian qua kẽ tay” gợi liên tưởng đến điều gì?
Đọc câu thơ đầu tiên và phân tích
Hình ảnh thơ gợi liên tưởng đến sự tương phản giữa cái hữu hình và vô hình, cái hữu hạn và vô hạn. Như một tất yếu, sự hiện hữu của thời gian trong cuộc đời mỗi người là hữu hạn, bởi thời gian ấy so với cái “vô thủy vô chung” của vũ trụ thì hư ảo, mong manh, ngắn ngủi vô cùng.
Như một quy luật hiện sinh, thời gian qua đi là miên viễn không bao giờ trở lại. Sự nghiệt ngã ấy chính là bi kịch của phận người, con người không thể nào nắm giữ, níu kéo được thời gian.
Câu 14: Hình ảnh “khô những chiếc lá” và “rơi những kỉ niệm” gợi liên tưởng về điều gì?
Đọc hai câu thơ và phân tích
“Khô những chiếc lá”, “Rơi những kỷ niệm” → gợi lên liên tưởng về sự lụi tàn, mờ nhạt của sự vật theo thời gian như lá rơi vào mùa thu, kỷ niệm quá lâu dần bị con người lãng quên.
Hai câu thơ đã thức nhận cho chúng ta cái ý nghĩa nhân sinh tưởng như bình thường mà không phải ai cũng nhận biết được khi con người luôn đắm chìm trong quá nhiều tham vọng của cuộc sống
Văn bản Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở Bến Ngự
Câu 15: Qua lời của nhân vật Tuấn, cụ Phan Bội Châu hiện lên như thế nào?
Khai thác nội dung đoạn để tìm ra những chi tiết, hình ảnh miêu tả cụ Phan Bội Châu qua lời kể của Tuấn
Hình ảnh cụ Phan Bội Châu qua lời kể của Tuấn:
– “chòm râu phong phú, mắt đeo kính trắng, vòm trán cao vút tận đỉnh đầu”
– “bước đi thư thả, tay mặt chống ba toong….- tay trái hơi cong, bàn tay lấp dưới tà áo nâu dài”
– “trông cụ không khác nào một vị tiên lão da mặt hồng hào, đang bước thung dung ở dưới bóng cây”
→ Qua lời kể của Tuấn, cụ Phan Bội Châu hiện lên là một người hiền tài với phong thái ung dung, từ tốn. Hơn nữa, ở cụ còn toát lên vẻ đẹp lạ kỳ, đó là vẻ đẹp của một vị tiên lão.
Câu 16: Nội dung chính của văn bản là gì?
Đọc kĩ văn bản, rút ra nội dung chính
Tác phẩm thể hiện niềm kính trọng của tác giả nói riêng và của toàn dân tộc nói riêng đối với Phan Bội Châu – một nhà yêu nước lỗi lạc
Văn bản Tôi đã học tập như thế nào?
Câu 17: Sự xuất hiện của Đức Giám mục và cuộc trò chuyện giữa ngài với Pê-xcốp cùng các học sinh trong lớp đã có tác động như thế nào đến Pê-xcốp?
Khai thác nội dung văn bản đoạn nhân vật Pê-xcốp cùng các bạn trò chuyện với Đức Giám mục để tìm ra những tác động đến Pê-xcốp sau buổi nói chuyện đó
Sự xuất hiện của Đức Giám mục và cuộc trò chuyện giữa ngài với Pê-xcốp cùng các học sinh trong lớp đã có tác động đến Pê-xcốp, sau buổi nói chuyện ấy, Pê-xcốp đã rất xúc động, cậu cảm nhận được một tình cảm đặc biệt rộn rực trong ngực mình, dường như được lắng nghe và cảm thông, cho dù khi bị giữ lại bởi thầy giáo thì vẫn vui lòng, chăm chú nghe từ đầu tới cuối.
Câu 18: Theo tác giả, sách đem đến tác dụng gì?
Đọc kĩ văn bản
“…hầu như mỗi cuốn sách đều mở ra trước mắt tôi cánh cửa sổ nhìn vào một thế giới mới chưa từng biết, đều kể với tôi về những con người, những tình cảm, ý nghĩ và những mối quan hệ mà tôi chưa từng biết, chưa từng thấy. Thậm chí, tôi còn có cảm giác rằng cuộc đời xung quanh tôi, tất cả những khắc nghiệt, bẩn thỉu và tàn bạo hằng ngày diễn ra trước mắt tôi đều không phải là cái có thực, đều là thừa”
Văn bản Nhớ con sông quê hương
Câu 19: “Hỡi con sông đã tắm cả đời tôi!
Tôi giữ mãi mối tình mới mẻ
Sông của quê hương, sông của tuổi trẻ
Sông của miền Nam nước Việt thân yêu”
Những câu thơ trên thể hiện tình cảm gì của tác giả với con sông quê hương?
Đọc kĩ đoạn thơ và phân tích
Những câu thơ thể hiện sự gắn bó tha thiết của con sông đối với cuộc đời Tế Hanh. Đó là hình ảnh con sông “tắm cả đời tôi”. Tác giả dùng phép chuyển nghĩa và lối cường điệu để nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng của dòng sông với cuộc đời mình.
Câu 20: “Hỡi con sông đã tắm cả đời tôi!
Tôi giữ mãi mối tình mới mẻ”
Câu thơ trên sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
Đọc kĩ câu thơ, nhớ lại kiến thức nhận biết biện pháp nghệ thuật
Phép nhân hóa giữa dòng sông và con người, càng làm cho hình ảnh dòng sông thêm gần gũi và thân thiết hơn. Con sông “quê hương” “sông tuổi trẻ” thể hiện tình yêu quê hương tha thiết.
2. Phần tiếng Việt
a. Một số hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường
Câu 1: Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều
(Tràng giang)
Câu thơ trên sử dụng hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ thông thường nào?
Câu 2:
Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi
(Vội vàng, Xuân Diệu)
Đoạn thơ trên sử dụng hiện tượng phá vỡ quy tắc thông thường nào?
b. Biện pháp tu từ đối
Câu 3: Tác dụng của phép đối là?
c. Biện pháp tu từ lặp cấu trúc
Câu 4: Xác định câu văn KHÔNG sử dụng phép lặp cú pháp trong đoạn trích sau?
“ Sự thật là từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật, chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa. Khi Nhật hàng đồng minh thì nhân dân cả nước ta đã nổi dậy giành chính quyền, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Sự thật là dân ta lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp
Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỉ mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng hòa”
(Tuyên ngôn độc lập – Hồ Chí Minh)
Câu 5: Câu văn sau sử dụng phép liên kết gì?
Nghệ thuật nói nhiều với tư tưởng nữa, nghệ thuật không thể nào thiếu tư tưởng. Không tư tưởng, con người có thể nào còn là con người
d. Lỗi về thành phần câu
Câu 6: Có thể đặt những câu hỏi nào khi gặp một câu khó hiểu?
Nhớ lại kiến thức về cách phát hiện và sửa lỗi về thành phần câu
Đọc kĩ lại các câu trong bài. Nếu gặp một câu khó hiểu thì nên kiểm tra xem vì sao không hiểu được
+ Vì vấn đề khó quá, vượt hiểu biết của bản thân?
+ Vì câu đó sử dụng những từ ngữ khó hiểu?
+ Vì câu thiếu thành phần chính?
+ Vì câu thiếu lô – gíc?
Câu 7: Có thể sửa lỗi về thành phần câu bằng cách nào?
Nhớ lại kiến thức về cách phát hiện và sửa lỗi về thành phần câu
Có thể sửa lỗi về thành phần câu bằng cách:
+ Bổ xung từ ngữ để làm thành phần bị thiếu
+ Cắt bớt từ ngữ để từ ngữ còn lại đảm nhận được vai trò của thành phần bị thiếu
+ Thay đổi trật tự từ ngữ để một từ ngữ nhất định đảm nhận được vai trò của thành phần bị thiếu
3. Phần làm văn
a. Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm nghệ thuật hoặc tác phẩm văn học
Đề 1: Nêu suy nghĩ của em về khát vọng sáng tạo của người nghệ sĩ trong tác phẩm Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài
Đề 2: Nêu suy nghĩ của em về nạn săn bắn thú rừng hoang dã ở Việt Nam hiện nay qua truyện ngắn Muối của rừng
b. Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học (bài thơ) hoặc tác phẩm nghệ thuật (bức tranh, pho tượng)
Đề 3: Viết bài văn phân tích bài thơ Nắng mới
Đề 4: Viết bài văn phân tích bài thơ Nhớ đồng
c. Viết văn bản thuyết minh (về một đối tượng) có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận
Đề 5: Thuyết minh về Bánh trôi nước
Đề 6: Thuyết minh về chiếc nón lá
C. LỜI GIẢI CHI TIẾT
1. Phần đọc hiểu
Câu 1: Cảnh vật làng chài vào chiều xuân hiện lên như thế nào qua cảm nhận của nhân vật chính?
|
Phương pháp
Đọc kĩ đoạn đầu văn bản
Lời giải chi tiết
Cảnh vật làng chài vào chiều xuân hiện lên với hình ảnh sương bay mù mịt từng luồng, thê lương ảm đạm
Câu 2: Theo quan điểm của nhân vật Chàng thì mối quan hệ giữa cõi âm và cõi dương là gì?
|
Phương pháp
Đọc kĩ văn bản
Lời giải chi tiết
Theo quan điểm của nhân vật Chàng thì mối quan hệ giữa cõi âm và cõi dương là nương nhau vấn vít
“Trong ý nghĩ lão chài, chàng đoán, âm dương không phân ranh giới rõ ràng, cõi sống và cõi chết nương nhau vấn vít”
Câu 3: Khi rừng kết muối là điềm báo cho điều gì?
|
Phương pháp
Đọc kĩ văn bản
Lời giải chi tiết
Khi rừng kết muối là điềm báo cho một năm yên bình, mùa màng sung túc
Câu 4: Trong quan niệm của người kể chuyện, “muối của rừng” kết tinh từ đâu?
|
Phương pháp
Tập trung khai thác đoạn cuối văn bản, từ đó cho biết trong quan niệm của người kể chuyện, “muối của rừng” kết tinh từ đâu
Lời giải chi tiết
Trong quan niệm của người kể chuyện, “muối của rừng” kết tinh của lòng trắc ẩn, lương thiện, khát khao hướng thiện. Khi con người có lòng trắc ẩn, biết làm việc thiện việc tốt thì sẽ gặp được may mắn.
Câu 5: Thúy Kiều dùng những từ như “cậy”, “thưa” cùng hành động “lạy” là muốn thể hiện điều gì?
|
Phương pháp
Đọc kĩ 2 câu đầu và phân tích lời nói, hành động của Thúy Kiều
Lời giải chi tiết
Lời nhờ cậy chứng tỏ:
+ Việc Kiều nhờ em rất thiêng liêng.
+ Kiều đặt Vân vào hoàn cảnh không thể từ chối.
+ Kiều đang trong một hoàn cảnh đặc biệt khác thường, nài ép Vân phải nhận.
Câu 6: Hình ảnh: “lò hương”, “ngọn cỏ lá cây”, “hiu hiu gió”, “hồn”, “thân bồ liễu”,… gợi đến điều gì?
|
Phương pháp
Đọc kĩ các câu thơ
Lời giải chi tiết
Hình ảnh: “lò hương”, “ngọn cỏ lá cây”, “hiu hiu gió”, “hồn”, “thân bồ liễu”, “đền nghì trúc mai”, “dạ đài”, “giọt nước”, “người thác oan”… → nhắc nhiều đến cái chết.
→ Kiều coi mình như đã chết. Kiều vẫn đang nuối tiếc, xót xa những kỉ niệm hạnh phúc, vẫn hi vọng mong manh về sự sum họp.
→ Tình cảm của Kiều dành cho Kim Trọng rất sâu sắc và mãnh liệt.
Câu 7: “Son phấn”, “văn chương” là để nói về điều gì ở Tiểu Thanh?
|
Phương pháp
Đọc chú thích để biết được nghĩa.
Lời giải chi tiết
“Son phấn”, “văn chương” là để nói Tiểu Thanh là một cô gái xinh đẹp, có tài hoa
Câu 8: Việc sử dụng phép đối trong các câu thơ thực và luận thể hiện điều gì?
|
Phương pháp
Nhận biết phép đối được sử dụng trong hai câu thơ thực và luận và phân tích tác dụng
Lời giải chi tiết
“Son phấn” – “văn chương”
“vẫn hận” – “còn vương”
“Nỗi hờn” – “cái án”
→ Việc sử dụng phép đối trong các câu thơ thực và luận thể hiện cái tài, cái sắc đi kèm với số phận bi thảm, đau khổ.
Câu 9: Cảm xúc chủ đạo của bài thơ là gì?
|
Phương pháp
Đọc kĩ bài thơ và phân tích cảm xúc chủ đạo
Lời giải chi tiết
Thể hiện sự tôn kính và kính trọng của Tố Hữu đối với Nguyễn Du. Đồng thời thể hiện sự trân trọng, ca ngợi của Tố Hữu đối với những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam
Câu 10: “Giữa dòng trong đục, bánh bèo lênh đênh”
Hình ảnh thơ ẩn dụ cho điều gì?
|
Phương pháp
Đọc kĩ câu thơ, nhớ lại kiến thức về biện pháp ẩn dụ và phân tích
Lời giải chi tiết
Hình ảnh thơ ẩn dụ cho sự gian truân, sóng gió, lênh đênh chìm nổi trong cuộc đời Kiều: cuộc đời của người phụ nữ “tài hoa mà bạc mệnh”
Câu 11: Tại sao khi nhìn bóng sáng “lung linh”, người ta lại thấy “rùng mình”?
|
Phương pháp
Đọc kĩ hai câu thơ tiếp theo và phân tích
Lời giải chi tiết
Nguyên nhân của sự rung mình đó cũng được nhà thơ lí giải, đó là sự tích về cái chết của người phụ nữ, khi người phụ nữ ấy cất tiếng hát rồi đắm mình trong dòng chảy của dòng nước xanh, vào đúng thời khắc đêm rằm, khi ánh trăng cũng đẹp, cũng lung linh như vậy.
Câu 12: Ý nghĩa của đoạn thơ:
“Lung linh bóng sáng bỗng rùng mình
Vì nghe nương tử trong câu hát
Đã chết đem rằm theo nước xanh”
|
Phương pháp
Đọc kĩ đoạn thơ
Chú ý các hình ảnh đặc sắc
Lời giải chi tiết
Đoạn thơ diễn tả nỗi niềm hoài cảm, tiếc thương kiếp người tài hoa nhưng bạc mệnh. Diễn tả nỗi sợ hãi chuyển đổi từ thính giác sang xúc giác
Câu 13: Hình ảnh “thời gian qua kẽ tay” gợi liên tưởng đến điều gì?
|
Phương pháp
Đọc câu thơ đầu tiên và phân tích
Lời giải chi tiết
Hình ảnh thơ gợi liên tưởng đến sự tương phản giữa cái hữu hình và vô hình, cái hữu hạn và vô hạn. Như một tất yếu, sự hiện hữu của thời gian trong cuộc đời mỗi người là hữu hạn, bởi thời gian ấy so với cái “vô thủy vô chung” của vũ trụ thì hư ảo, mong manh, ngắn ngủi vô cùng.
Như một quy luật hiện sinh, thời gian qua đi là miên viễn không bao giờ trở lại. Sự nghiệt ngã ấy chính là bi kịch của phận người, con người không thể nào nắm giữ, níu kéo được thời gian.
Câu 14: Hình ảnh “khô những chiếc lá” và “rơi những kỉ niệm” gợi liên tưởng về điều gì?
|
Phương pháp
Đọc hai câu thơ và phân tích
Lời giải chi tiết
“Khô những chiếc lá”, “Rơi những kỷ niệm” → gợi lên liên tưởng về sự lụi tàn, mờ nhạt của sự vật theo thời gian như lá rơi vào mùa thu, kỷ niệm quá lâu dần bị con người lãng quên.
Hai câu thơ đã thức nhận cho chúng ta cái ý nghĩa nhân sinh tưởng như bình thường mà không phải ai cũng nhận biết được khi con người luôn đắm chìm trong quá nhiều tham vọng của cuộc sống
Câu 15: Qua lời của nhân vật Tuấn, cụ Phan Bội Châu hiện lên như thế nào?
|
Phương pháp
Khai thác nội dung đoạn để tìm ra những chi tiết, hình ảnh miêu tả cụ Phan Bội Châu qua lời kể của Tuấn
Lời giải chi tiết
Hình ảnh cụ Phan Bội Châu qua lời kể của Tuấn:
– “chòm râu phong phú, mắt đeo kính trắng, vòm trán cao vút tận đỉnh đầu”
– “bước đi thư thả, tay mặt chống ba toong….- tay trái hơi cong, bàn tay lấp dưới tà áo nâu dài”
– “trông cụ không khác nào một vị tiên lão da mặt hồng hào, đang bước thung dung ở dưới bóng cây”
→ Qua lời kể của Tuấn, cụ Phan Bội Châu hiện lên là một người hiền tài với phong thái ung dung, từ tốn. Hơn nữa, ở cụ còn toát lên vẻ đẹp lạ kỳ, đó là vẻ đẹp của một vị tiên lão.
Câu 16: Nội dung chính của văn bản là gì?
|
Phương pháp
Đọc kĩ văn bản, rút ra nội dung chính
Lời giải chi tiết
Tác phẩm thể hiện niềm kính trọng của tác giả nói riêng và của toàn dân tộc nói riêng đối với Phan Bội Châu – một nhà yêu nước lỗi lạc
Câu 17: Sự xuất hiện của Đức Giám mục và cuộc trò chuyện giữa ngài với Pê-xcốp cùng các học sinh trong lớp đã có tác động như thế nào đến Pê-xcốp?
|
Phương pháp
Khai thác nội dung văn bản đoạn nhân vật Pê-xcốp cùng các bạn trò chuyện với Đức Giám mục để tìm ra những tác động đến Pê-xcốp sau buổi nói chuyện đó
Lời giải chi tiết
Sự xuất hiện của Đức Giám mục và cuộc trò chuyện giữa ngài với Pê-xcốp cùng các học sinh trong lớp đã có tác động đến Pê-xcốp, sau buổi nói chuyện ấy, Pê-xcốp đã rất xúc động, cậu cảm nhận được một tình cảm đặc biệt rộn rực trong ngực mình, dường như được lắng nghe và cảm thông, cho dù khi bị giữ lại bởi thầy giáo thì vẫn vui lòng, chăm chú nghe từ đầu tới cuối.
Câu 18: Theo tác giả, sách đem đến tác dụng gì?
|
Phương pháp
Đọc kĩ văn bản
Lời giải chi tiết
“…hầu như mỗi cuốn sách đều mở ra trước mắt tôi cánh cửa sổ nhìn vào một thế giới mới chưa từng biết, đều kể với tôi về những con người, những tình cảm, ý nghĩ và những mối quan hệ mà tôi chưa từng biết, chưa từng thấy. Thậm chí, tôi còn có cảm giác rằng cuộc đời xung quanh tôi, tất cả những khắc nghiệt, bẩn thỉu và tàn bạo hằng ngày diễn ra trước mắt tôi đều không phải là cái có thực, đều là thừa”
Câu 19: “Hỡi con sông đã tắm cả đời tôi!
Tôi giữ mãi mối tình mới mẻ
Sông của quê hương, sông của tuổi trẻ
Sông của miền Nam nước Việt thân yêu”
Những câu thơ trên thể hiện tình cảm gì của tác giả với con sông quê hương?
|
Phương pháp
Đọc kĩ đoạn thơ và phân tích
Lời giải chi tiết
Những câu thơ thể hiện sự gắn bó tha thiết của con sông đối với cuộc đời Tế Hanh. Đó là hình ảnh con sông “tắm cả đời tôi”. Tác giả dùng phép chuyển nghĩa và lối cường điệu để nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng của dòng sông với cuộc đời mình.
Câu 20: “Hỡi con sông đã tắm cả đời tôi!
Tôi giữ mãi mối tình mới mẻ”
Câu thơ trên sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
|
Phương pháp
Đọc kĩ câu thơ, nhớ lại kiến thức nhận biết biện pháp nghệ thuật
Lời giải chi tiết
Phép nhân hóa giữa dòng sông và con người, càng làm cho hình ảnh dòng sông thêm gần gũi và thân thiết hơn. Con sông “quê hương” “sông tuổi trẻ” thể hiện tình yêu quê hương tha thiết.
2. Phần tiếng Việt
Câu 1: Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều
(Tràng giang)
Câu thơ trên sử dụng nào?
|
Phương pháp
Nhớ lại kiến thức về các hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ thông thường
Lời giải chi tiết
Hai câu thơ sử dụng hình thức đảo ngữ để nhấn mạnh một đặc điểm nào đó của đối tượng miêu tả thể hiện
Câu 2:
Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi
(Vội vàng, Xuân Diệu)
Đoạn thơ trên sử dụng hiện tượng phá vỡ quy tắc thông thường nào?
|
Phương pháp
Nhớ lại kiến thức về các hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ thông thường
Lời giải chi tiết
Hai câu thơ sử dụng hình thức tạo ra những kết hợp từ trái logic nhằm “lạ hóa” đối tượng được nói tới
Câu 3: Tác dụng của phép đối là
|
Phương pháp
Nhớ lại kiến thức về phép đối
Lời giải chi tiết
– Gợi sự phong phú về ý nghĩa (tương đồng và tương phản)
– Tạo ra sự hài hòa về thanh
– Nhấn mạnh ý
Câu 4: Xác định câu văn KHÔNG sử dụng phép lặp cú pháp trong đoạn trích sau?
“ Sự thật là từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật, chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa. Khi Nhật hàng đồng minh thì nhân dân cả nước ta đã nổi dậy giành chính quyền, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Sự thật là dân ta lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp
Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỉ mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng hòa”
(Tuyên ngôn độc lập – Hồ Chí Minh)
|
Phương pháp
Đọc kĩ đoạn trích
Nhớ lại kiến thức về biện pháp lặp cú pháp
Lời giải chi tiết
Câu: Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị
Câu 5: Câu văn sau sử dụng phép liên kết gì?
Nghệ thuật nói nhiều với tư tưởng nữa, nghệ thuật không thể nào thiếu tư tưởng. Không tư tưởng, con người có thể nào còn là con người
|
Phương pháp
Nhớ lại kiến thức về các phép liên kết
Lời giải chi tiết
Phép lặp từ ngữ
3. Phần làm văn
a. Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm nghệ thuật hoặc tác phẩm văn học
Đề 1: Nêu suy nghĩ của em về khát vọng sáng tạo của người nghệ sĩ trong tác phẩm Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài
1. Mở bài
– Giới thiệu chung tác giả tác phẩm: Nguyễn Huy Tưởng một trong những nhà viết kịch và tiểu thuyết xuất sắc. Các tác phẩm của ông thường đi khai thác các đề tài lịch sử và tác phẩm Vũ Như Tô là tác phẩm nổi bật nhất.
– Dẫn dắt vấn đề: Xung đột kịch được đẩy lên đến cao trào và được giải quyết ở hồi thứ 5 “Vĩnh biệt cửu trùng đài” qua đó thể hiện quan niệm sâu sắc của ông về cuộc đời và nghệ thuật.
2. Thân bài:
– Tóm tắt:
+ Vũ Như Tô là một nhà kiến trúc sư tài giỏi bị Lê Tương Dực ép xây dựng Cửu trùng đài để làm nơi hưởng lạc vui chơi với cung nữ. Ông vốn là người nghệ sĩ chân chính lại gắn bó gần gũi với nhân dân nên đã từ chối, quyết không nhận lời và ngang nhiên mắng chửi tên hôn quân bạo ngược.
+Mở đầu đoạn trích “Vĩnh biệt cửu trùng đài” là hình ảnh cung nữ Đan Thiềm hớt hơ hớt hải chạy, mặt cắt không còn hạt máu vào báo tin tình thế nguy kịch, thúc giục, cầu xin, van nài Vũ Như Tô chạy trốn với những lời lẽ tha thiết, chân thành
+Vũ Như Tô coi Cửu trùng đài quý hơn sinh mạng của bản thân, nó là cả phần xác lẫn phần hồn của ông và Đan Thiềm. Chính vì vậy mà ông mù quáng, u mê không thoát ra khỏi ảo vọng của mình được.
– Phân tích:
– Vũ Như Tô xây Cửu Trùng Đài là biểu hiện cho tài năng của người nghệ sĩ, hiện thân cho sự khao khát và say mê sáng tạo cái đẹp đó là đúng đắn, là đáng trân trọng nhưng thực tế của đất nước dân cùng khốn khổ cái đẹp ấy lại trở nên thật phù phiếm, xa xỉ bởi đã thấm đẫm máu, nước mắt và được xây trên thân xác của nhân dân.
– Vũ Như Tô đã không hiểu được mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống. Nghệ thuật được sáng tạo và xây dựng lên cuối cùng cũng phải vì phục vụ cho đời sống nhân dân.
– Cái giá mà Vũ Như Tô phải trả là ông chỉ nghĩ mình là nghệ sĩ chân chính mà quên mất rằng mình cũng là một công dân của đất nước.
3. Kết bài:
– Tổng kết vấn đề: Như vậy qua đoạn trích “Vĩnh biệt cửu trùng đài” nhà văn đã tái hiện lại bi kịch của Vũ Như Tô và Đan Thiềm gặp phải phản ánh sâu sắc hai mâu thuẫn của thời đại.
Đề 2: Nêu suy nghĩ của em về nạn săn bắn thú rừng hoang dã ở Việt Nam hiện nay qua truyện ngắn Muối của rừng
1. Mở bài:
– Giới thiệu chung: Bảo vệ động vật hoang dã là một nhiệm vụ quan trọng để bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ tính đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường nói chung đang được thế giới và Việt Nam ta đặc biệt quan tâm.
– Dẫn dắt vấn đề: Thông qua truyện ngắn “Muối của rừng”, tác giả Nguyễn Huy Thiệp đã gửi cho chúng ta thông điệp về tầm quan trọng của việc bảo vệ thiên nhiên và các loài động vật hoang dã.
2. Thân bài
– Tác hại: Vấn đề nạn săn bắt thú rừng hoang dã không chỉ ảnh hưởng đến sự tồn tại của các loài động vật quý hiếm, mà còn gây ra những hệ lụy nghiêm trọng đến môi trường và sinh thái tự nhiên. Sự mất cân bằng trong hệ sinh thái có thể dẫn đến sự suy giảm đa dạng sinh học, làm mất đi những giá trị văn hóa và kinh tế liên quan đến các loài động vật hoang dã.
– Biện pháp:
+Để giải quyết nạn săn bắt thú rừng hoang dã, chính phủ cần áp dụng các biện pháp kiểm soát chặt chẽ, tăng cường công tác tuần tra và kiểm tra để ngăn chặn hoạt động săn bắt trái phép. Đồng thời, việc tăng cường giáo dục và nâng cao nhận thức của công chúng về tầm quan trọng của bảo vệ thiên nhiên cũng là một yếu tố quan trọng.
+Tuy nhiên, để có thể giải quyết nạn săn bắt thú rừng hoang dã ở Việt Nam một cách triệt để, chúng ta cần có sự đồng lòng, đoàn kết, góp sức từ tất cả mọi người từ mọi lĩnh vực, vùng miền khác nhau.
3. Kết bài
– Tổng kết vấn đề: Kết luận lại, nạn săn bắt thú rừng hoang dã ở Việt Nam hiện nay là một vấn đề đáng lo ngại. Truyện ngắn “Muối của rừng” của Nguyễn Huy Thiệp đã góp phần khơi dậy nhận thức và kêu gọi con người bảo vệ thiên nhiên.
b. Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học (bài thơ) hoặc tác phẩm nghệ thuật (bức tranh, pho tượng)
Đề 3: Viết bài văn phân tích bài thơ Nắng mới
1. Mở bài:
– Giới thiệu tác giả
– Giới thiệu bài thơ Nắng mới
2. Thân bài:
2.1. Chủ đề, cảm xúc chủ đạo của tác phẩm:
– Chủ đề: tình cảm gia đình.
– Cảm xúc chủ đạo: nỗi nhớ thương mẹ trong kí ức tuổi thơ của tác giả.
2.2. Phân tích chủ đề:
a. Hình ảnh nắng mới khơi gợi nguồn cảm xúc về kí ức:
– Hình ảnh làng quê: “nắng mới”, “gà trưa” → đây là những hình ảnh quen thuộc gắn liền với làng quê Việt Nam.
– Từ “hắt” diễn tả ánh sáng xuyên qua song cửa.
→ gợi không gian hiu hắt, vắng lặng.
– Từ láy “xao xác”, “não nùng” diễn tả âm thanh xao động. Tiếng gà nhấn mạnh sự vắng lặng của không gian, lấy động để tả tĩnh. Cách ngắt nhịp 2/2/3 thể hiện cảm xúc trầm buồn, nhớ thương.
– Kết hợp từ thông thường là “buồn rười rượi” nhưng tác giả đảo từ “rượi” lên trước từ “buồn” nhằm nhấn mạnh nỗi buồn tê tái, khôn nguôi.
– Từ láy “chập chờn” thể hiện những hình ảnh trong quá khứ dần hiện lên trong tâm trí của nhân vật trữ tình.
b. Kí ức về mẹ trong tâm tưởng của nhân vật “tôi”:
– “Tôi nhớ me tôi thuở thiếu thời/ Lúc người còn sống, tôi lên mười”: nhân vật trữ tình trực tiếp bày tỏ nỗi nhớ về mẹ.
– Câu thơ “Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội”: khi nắng mới xuất hiện ngoài đồng nội, mẹ lại phơi áo → Kí ức về mẹ gắn liền với hình ảnh mẹ phơi áo trước giậu mỗi lần nắng mới.
→ Hình ảnh mẹ gắn liền với quê hương.
– “Hình dáng mẹ tôi chửa xoá mờ”: khẳng định hình dáng mẹ vẫn luôn hằn sâu trong tâm trí.
– “Hãy còn mường tượng lúc vào ra”: nhớ về bóng dáng mẹ đi lại trong nhà.
– Hai câu thơ “Nét cười đen nhánh sau tay áo,/ Trong ánh trưa hè, trước giậu thưa” : nhân vật trữ tình nhớ về mẹ với nụ cười đen nhánh. Hình ảnh mẹ gắn liền với nắng buổi trưa, gắn liền với căn nhà. Mẹ mang dấu ấn của người phụ nữ Việt Nam xưa với hàm răng đen nhánh, vừa lấp lánh tỏa sáng vừa kín đáo, nhẹ nhàng.
→ Mẹ hiện lên trong tâm tưởng của nhà thơ với đầy đủ nét duyên dáng, hiền từ.
2.3. Đánh giá:
a. Nội dung:
– Bài thơ thể hiện tình cảm thiêng liêng của tác giả đối với mẹ.
b. Nghệ thuật:
– Ngôn từ giản dị, mộc mạc, giàu sức gợi hình, gợi cảm.
– Giọng điệu nhẹ nhàng, tha thiết, tâm tình.
Đề 4: Viết bài văn phân tích bài thơ Nhớ đồng
1. Mở bài
– Giới thiệu tác giả Tố Hữu
+Tố Hữu (1920 – 2002) tên thật là Nguyễn Kim Thành, xuất thân trong một gia đình nhà Nho nghèo ở làng Phù Lai, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế.
+Thơ Tố Hữu quy tụ và kết tinh truyền thống nhân văn cùng sức mạnh tinh thần của dòng giống Lạc Hồng bất khuất.
+Ông là ngọn cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam.
– Dẫn dắt vào vấn đề cần phân tích
Bài thơ Nhớ đồng sáng tác trong hoàn cảnh tác giả bị thực dân Pháp bắt giam ở nhà lao Thừa Phủ (Huế) tháng 7 năm 1939 vì “tội” tuyên truyền thanh niên, học sinh chống Pháp.
2. Thân bài
a. Nỗi nhớ của người tù cộng sản với cuộc sống bên ngoài nhà tù
– Cảm hứng của bài thơ được gợi lên từ tiếng hò.
Tiếng hò được lặp lại nhiều lần. Tiếng hò lẻ loi đơn độc giữa trời trưa → nhân vật trữ tình cảm nhận được sự hiu quạnh
Không gian đồng vắng
Thời gian trưa vắng
Hiu quạnh của đời buồn tủi nhọc nhằn
– Lòng người đang bị giam cầm trong tù ngục cách biệt với cuộc sống bên ngoài
– Tiếng hò đã đồng cảm, hòa điệu của nhiều nỗi hiu quạnh → Người chiến sĩ cách mạng thấy nhớ nhung da diết đồng quê, cuộc sống bên ngoài nhà tù.
Tiếng than khắc khoải, da diết → diễn tả cõi lòng hoang vắng vì bị cách biệt với thế giới bên ngoài → nỗi hiu quạnh của người tha thiết yêu đời.
Sự lặp lại → nhấn mạnh liền ý liên kết nhiều nội dung khác nhau, tô đậm cảm xúc, khắc sâu ý tưởng → triền miên vì nỗi nhớ da diết.
– Đồng quê thể hiện lên đậm đà nỗi nhớ của tác giả:
Cồn thơm, ruồng tre mát, ô mạ xanh mơn mởn, nương khoai ngọt sắn bùi, chiều sương phủ bãi đồng, xóm làng và con đường thân thuộc, xóm nhà tranh thấp, con đường quen. → Tất cả đều đơn sơ gần gũi quen thuộc, thân thương → bị ngăn cách.
– Con người gần gũi thân thuộc thân thương:
Những lưng cong xuống luống cày
Những bàn tay vãi giống
Một giọng hò đưa bố mẹ già xa đơn chiếc → linh hồn đã khuất.
– Nỗi nhớ chân thật đậm tình thương mến
– Nhớ đến bản thân mình:
Nhớ tới những ngày tháng tự do hoạt động cách mạng.
“Rồi một …ngát trời”
→ Say mê lý tưởng, khao khát tự do sôi nổi → càng cảm thấy cô đơn với thực tại cuộc sống bị giam cầm.
b. Diễn biến tâm trạng của Tố Hữu
– Nỗi nhớ biểu hiện tâm trạng nhà thơ:
Từ tiếng hò gợi nỗi nhớ đồng quê tha thiết: Hình ảnh đồng quê hiện lên đậm đà với: cồn thơm, ruộng tre mát, mạ xanh mơn mởn, khoai ngọt sắn bùi, chiều sương phủ bãi đồng, xóm làng, con đường thân thuộc → những hình ảnh gần gũi, quen thuộc, thân thương nay đã trở nên xa cách.
Nỗi nhớ bao con người thân thuộc: từ cảnh sắc bóng dáng con người → người mẹ già nua → nhớ chính mình
Nỗi nhớ trải dài từ hiện tại trở về quá khứ → hiện tại
→ nhớ, tràn ngập xót thương → không chỉ buồn đằng sau là nỗi phẫn uất, bất bình với thực tại → niềm da diết nhớ thương, yêu cuộc sống, khao khát tự do.
3. Kết bài
Đây là bài thơ hay, giàu cảm xúc và tâm trạng của một người chiến sĩ khao khát tự do và hành động. Nỗi nhớ đồng quê, con người, chính mình biểu hiện tình yêu da diết với cuộc sống bên ngoài nhà tù và bao trùm hơn hết là tình yêu Tổ quốc, khát vọng tự do.
Lựa chọn hình ảnh gần gũi, quen thuộc, giọng thơ da diết, khắc khoải trong nỗi nhớ
c. Viết văn bản thuyết minh (về một đối tượng) có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận
Đề 5: Thuyết minh về Bánh trôi nước
1. Mở bài: Giới thiệu chung: Bánh trôi nước là món bánh cổ truyền của người dân Việt Nam, là thức quà có ý nghĩa đặc biệt thường được sử dụng trong dịp lễ lạt, cúng kiếng.
2. Thân bài
– Lịch sử ra đời: Theo tài liệu từ quyển Ẩm thực Việt Nam và Thế giới của tiến sĩ Nguyễn Diệu Thảo, món ăn bánh trôi nước trong Tết Hàn thực được lấy cảm hứng từ tích Con Rồng Cháu Tiên của dân tộc Việt Nam.
– Nguyên liệu:
+Gạo nếp thơm: 400 gr
+Đậu xanh xát vỏ: 200 gr
+Đường hoa mai hoặc đường thốt nốt: 300 gr
+Gừng: 100 gr
+Dầu ăn: 4 muỗng.
+Vừng rang chín
+Muối sạch: 2 muỗng
+Đường cát trắng 2 muỗng
– Cách làm: 3 bước
– Yêu cầu thành phẩm:
+ Mỗi viên bánh đều nhau, trắng, bột mịn, nhân không bị vỡ. Vỏ bánh khi ăn có độ mềm dai vừa miệng. Đường trong nhân bánh phải tan hết để khi ăn có cảm giác mật chảy tràn trong miệng. Nhân bánh trôi chay phải thơm mùi đỗ xanh đã đồ chín. Đặt bánh trôi ra đĩa và chấm chút vừng lên từng viên bánh.
+ Nước để ăn cùng bánh trôi chay phải có độ sánh của bột sắn, ngọt thanh của đường phèn, hương thơm thoang thoảng của hoa bưởi và vị ấm nồng của gừng.
-Lưu ý
3. Kết bài: Kết luận về ý nghĩa của món ăn
Đề 6: Thuyết minh về chiếc nón lá
1. Mở bài
-Giới thiệu và dẫn dắt vào hình ảnh chiếc nón lá Việt Nam.
2. Thân bài
a. Khái quát chung
-Nón được dùng để che nắng mưa cho người nông dân.
-Chiếc nón có lịch sử lâu đời đã khắc trên trống đồng Ngọc Lũ, trên thạp đồng Đào Thịnh vào khoảng 2500 – 3000 năm.
-Nón lá gần với đời sống nông nghiệp, một nắng hai sương, trên đồng lúa, bờ tre lúc nghỉ ngơi dùng nón quạt cho mát mẻ ráo mồ hôi.
b. Phân loại
-Có rất nhiều loại nón: Nón dấu, nón gò găng hay nón ngựa, nón rơm, nón quai thao, nón cời, nón Gõ, nón lá Sen, nón thúng, nón khua, nón chảo, nón cạp, nón bài thơ,…
c. Quy trình đan nón
-Với cây mác sắc, người thợ nghề chuốt từng sợi tre thành 16 nan vành một cách công phu; sau đó uốn thành vòng thật tròn trịa và bóng bẩy.
-Để có được lá đẹp, họ thường chọn lá nón non vẫn giữ được màu xanh nhẹ, ủi lá nhiều lần cho phẳng và láng. Khi xây và lợp lá, người ta phải khéo léo sao cho khi chêm lá không bị chồng lên nhau nhiều lớp để nón có thể thanh và mỏng.
-Người ta chặt những bé lá còn búp, cành bé lá có hình nan quạt nhiều lá đơn chưa xoè ra hẳn phơi khô, cột lại thành từng bó nhỏ gánh bán cho những vùng quê có người chằm nón.
-Bẻ lá non lúc khô có màu trắng xanh, người mua phải phơi lá vào sương đêm cho lá bớt độ giòn vì khô, mở lá từ đầu tới cuồng lá, cắt bỏ phần cuối cùng, dùng lưỡi cày cũ hay một miếng gan, đặt trên nồi than lửa nóng đỏ, dùng cục vải nhỏ độn giống như củ hành tây, người ta đè và kéo lá nón thẳng như một tờ giấy dài màu trắng, có nổi lên những đường gân lá nhỏ, lựa những lá đẹp để làm phần ngoài của nón.
-Chằm xong nón tháo khỏi khung, cắt lá thừa nức miệng nón và làm quai, người ta phết phía ngoài lớp mỏng sơn dầu trong suốt nước mưa không thấm qua các lỗ kim vào bên trong.
d. Vai trò của nón lá
-Nón lá đã đi vào thi ca bình dân Việt Nam.
-Những chiếc nón bài thơ thường trở thành vật “trang sức” của biết bao thiếu nữ. Buổi tan trường, các con đường bên sông Hương như dịu lại trong nắng hè oi ả bởi những dáng mảnh mai với áo dài trắng, nón trắng và tóc thề.
-Nghề nón là thuộc thị trấn Gò Găng, gần đây nón Gò Găng còn được xuất khẩu sang các nước láng giềng như Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia dưới dạng cải biên cho hợp với xứ người.
3. Kết bài
-Khái quát lại vai trò, tầm quan trọng của cây lúa đối với đời sống con người.