1. Bài 9. Giống cây trồng

Em hãy giải thích câu tục ngữ “Tốt giống tốt má, tốt mạ tốt lúa” Hãy nhận xét về: 1.Sự khác nhau về hình thái của bắp ngô trong Hình 9.1.A,B 2. Sự giống nhau và khác nhau về hình dạng và màu sắc của hạt ngô trong Hình 9.2:

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu hỏi tr 50

Mở đầu

Em hãy giải thích câu tục ngữ “Tốt giống tốt má, tốt mạ tốt lúa”

Phương pháp giải:

Kết hợp sách giáo khoa trang 50 để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết: 

Là câu tục ngữ trong sản xuất nông nghiệp câu tục ngữ qua đó muốn nói cho chúng ta đó chính là những điều kiện để làm nên một cây sinh trưởng phát triển tốt đặc biệt là cây lúa muốn vậy thì đầu tiên ta phải chuẩn lúa phải có giống tốt sau đó trong thời kỳ sinh trưởng phát triển mạ thì cũng phải tốt; phải đầy đủ phải đúng trong quá trình làm nên một cây lúa hoàn chỉnh.

Câu hỏi

Hãy nhận xét về:

1.Sự khác nhau về hình thái của bắp ngô trong Hình 9.1.A,B

Phương pháp giải:

Kết hợp sách giáo khoa trang 50 để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết: 

Sự khác nhau về hình thái của bắp ngô trong Hình 9.1.A, B:

Hình A: thân xanh, tươi, râu ngô dài, non.

Hình B: thân màu xanh tím, úa, râu ngô khô, già.

2. Sự giống nhau và khác nhau về hình dạng và màu sắc của hạt ngô trong Hình 9.2:

Phương pháp giải:

Kết hợp sách giáo khoa trang 50 và hình vẽ để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết: 

Giống nhau: hạt ngô mẩy, tròn, chắc.

Khác nhau: màu sắc: có bắp ngô một màu tím, màu vàng; có bắp ngô đan xen màu vàng đen, vàng tím…


Câu hỏi tr 51

Luyện tập

 Quan sát Hình 9.5 và giải thích vì sao lại có sự khác nhau về màu sắc của hai quả bí đỏ A và B trên cùng một cây.

Phương pháp giải:

Kết hợp sách giáo khoa trang 51 và hình vẽ để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết: 

Sự khác nhau về màu sắc của hai quả bí đỏ A và B trên cùng một cây:

– Do ánh sáng nhận được.

– Do khả năng hấp thu chất dinh dưỡng.

Vận dụng

Để tạo ra một giống cây trồng mới cần tác động lên những yếu tố nào?

Phương pháp giải:

Kết hợp sách giáo khoa trang 51 để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết: 

– Để tạo ra một giống cây trồng mới cần tác động lên những yếu tố:

+ Gen

+ Môi trường

Vận dụng

Lúa, ngô, khoai lang thường được nhân giống bằng những bộ phận nào?

Phương pháp giải:

Kết hợp sách giáo khoa trang 51 để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết: 

– Lúa, ngô, khoai lang thường được nhân giống bằng những bộ phận thân, hạt..

Câu hỏi tr 52

Câu hỏi

 Các giống cây trồng có đặc điểm gì để tăng số vụ trong một năm ?

Phương pháp giải:

Kết hợp sách giáo khoa trang 51 để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết: 

Các giống cây trồng có đặc điểm gì để tăng số vụ trong một năm:

Các giống cây tốt, có khả năng kháng sâu, bệnh, có khả năng chống chịu với điều kiện bất lợi của môi trường…

Luyện tập

 1. Hãy nhận xét về năng suất của các giống lúa trong Hình 9.7

Phương pháp giải:

Kết hợp sách giáo khoa trang 52 để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết: 

Năng suất cây trồng tăng. Lúa cải tiến và lúa lai F1 đạt năng suất cao, hạn chế được sâu bệnh và yếu tố bất lợi của môi trường.

2. So sánh hàm lượng vitamin C của các giống cam trong Hình 9.8:

Phương pháp giải: 

Kết hợp sách giáo khoa trang 52 để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết: 

Hàm lượng vitamin của giống cam NO-3 cao -> giống cam NO-2 -> giống cam RNO-1 -> giống cam NO-1.

3. Ngoài những giống cây ở Hình 9.9, em hãy kể thêm những giống cây kháng bệnh, chịu hạn khác.

Phương pháp giải:

Kết hợp sách giáo khoa trang 52 để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết: 

Những giống cây kháng bệnh, chịu hạn khác: giống lúa OM 5451; giống lạc LDH.10; giống ngô nếp lai đơn VN556; giống ngô đường lai đơn 20 (ĐL20); giống cà chua lai HT25; giống táo má hồng; giống đậu tương DT84…

Vận dụng

Những giống cây trồng nào ở địa phương em có thể thu hoạch bằng máy? Chúng có những đặc điểm hình thái đặc trưng gì?

Phương pháp giải:

Kết hợp sách giáo khoa trang 52 để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết: 

Ví dụ : Lúa; lạc, đậu tương..

Chúng có đặc điểm nhỏ có hình thái gần giống và bằng nhau, số lượng lớn …

 

TẢI APP ĐỂ XEM OFFLINE

Công nghệ trồng trọt

Thiết kế và công nghệ