4. Ôn tập chương 6

Việc xử lí ao nuôi thủy sản nhằm mục đích gì? Những hộ nuôi tôm, cá ở địa phương em hoặc khu vực lân cận thường xử lí ao, hồ nuôi theo cách nào?

Câu 1: Việc xử lí ao nuôi thủy sản nhằm mục đích gì? Những hộ nuôi tôm, cá ở địa phương em hoặc khu vực lân cận thường xử lí ao, hồ nuôi theo cách nào?

Lời giải chi tiết: 

– Mục đích của xử lí ao nuôi là: tiêu diệt tác nhân gây bệnh bằng các phương pháp vật lí và hóa học.

– Những hộ nuôi tôm, cá ở địa phương em hoặc khu vực lân cận thường xử lí ao, hồ nuôi theo cách: sử dụng phương pháp vật lí và hóa học.

Câu 2: Trình bày sự khác nhau giữa thức ăn tự nhiên và thức ăn nhân tạo.

Lời giải chi tiết:

Thức ăn tự nhiên:

 – Không cần qua chế biến, có sẵn trong tự nhiên, về mặt dinh dưỡng thì sẽ khác nhau theo từng loại.

– Khó bảo quản, hàm lượng dinh dưỡng tùy thuộc vào từng loại thức ăn

Thức ăn nhân tạo:

– Giàu chất dinh dưỡng, dễ bảo quản, có khả năng bảo quản lâu.

– Phải qua chọn lọc, chế biến bởi máy móc hoặc bàn tay con người từ nguyên liệu ban đầu

Câu 3: Vì sao phải chia nhỏ thức ăn cho tôm, cá để cho ăn nhiều lần? Vì sao phải cho ăn đúng giờ, đúng số lượng, đúng chất lượng và đúng vị trí cho ăn?

Lời giải chi tiết: 

Phải chia nhỏ thức ăn cho tôm, cá để cho ăn nhiều lần vì:

– Tập tính ăn của tôm, cá

– Tiết kiệm thức ăn và cá, tôm sẽ ăn hết thức ăn.

– Hệ số thức ăn càng nhỏ thì lượng thức ăn tiêu tốn càng ít và giá thành sản phẩm càng hạ => kinh tế hơn.

– Tránh lãng phí thức ăn và tránh ô nhiễm môi trường.

Phải cho ăn đúng giờ, đúng số lượng, đúng chất lượng và đúng vị trí cho ăn vì để tập thói quan cho tôm, cá

Câu 4: Trong quá trình nuôi tôm, cá vì sao phải coi trọng công tác phòng và trị bệnh?

Lời giải chi tiết: 

Trong quá trình nuôi tôm, cá phải coi trọng công tác phòng và trị bệnh vì:

– Tạo điều kiện cho tôm, cá luôn luôn được khỏe mạnh, sinh trưởng và phát triển bình thường, không bị nhiễm bệnh

– Tôm, cá số lượng nhiều,sống dưới nước khó bắt để kiểm tra và chữa bệnh. Khi chữa thì rất tốn kém.

Câu 5: Hãy trình bày các phương pháp thu hoạch tôm, cá. Cho biết ưu, nhược điểm của mỗi phương pháp.

Lời giải chi tiết: 

– Phương pháp thu từng phần: thu hoạch những cá thể đã đạt chuẩn thực phẩm, những con nhỏ thì giữ lại nuôi tiếp đến khi đạt kích cỡ thương phẩm.

– Phương pháp thu hoạch toàn bộ: thu hoạch triệt để toàn bộ tôm, cá trong ao khi đạt tiêu chuẩn thương phẩm.

* Ưu, nhược điểm của các phương pháp:

Phương pháp thu từng phần: 

– Ưu điểm: Làm tăng năng suất cá nuôi lên 20%, cung cấp thực phẩm tươi sống thường xuyên.

– Nhược điểm: Các cá thể không cùng lứa tuổi nên khó chăm sóc, cải tạo, tu bổ ao.

Phương pháp thu hoạch toàn bộ:

– Ưu điểm: Sản phẩm tập trung, chi phí đánh bắt không lớn.

– Nhược điểm: Năng suất của tôm cá bị hạn chế, tốn nhiều giống.

Câu 6: Mô tả phương pháp thu hoạch tôm, cá em đã quan sát thấy trong thực tế.

Lời giải chi tiết:

Em đã thấy bác em thu hoạch tôm theo phương pháp thu hoạch toàn bộ. Đầu tiên bác tháo 30% lượng nước trong ao, sau đó bác dùng lưới vét để kéo thu tôm. Bác kéo thu tôm trên từng phần diện tích ao. Khi bác thu được phần lớn số lượng tôm trong ao, mới vét toàn bộ diện tích ao, sau đó bác bơm cạn và thu nốt số còn lại.

Câu 7: Trình bày quy trình đo nhiệt độ và độ trong của nước.

Lời giải chi tiết: 

Quy trình đo nhiệt độ:

B1: Nhúng nhiệt kế xuống thùng chứa mẫu nước, để khoảng 5 – 10 phút.

B2: Nâng nhiệt kế lên, để nghiêng nhiệt kế và đọc kết quả.

Đo độ trong của nước nuôi thủy sản:

B1: Thả từ từ đĩa Secchi theo phương thẳng đứng xuống nước cho tới khi không phân biệt được 2 màu đen/ trắng trên mặt đĩa. Đọc và ghi giá trị độ sâu lần 1 trên dây đo của đĩa.

B2: Thả đĩa xuống sâu hơn rồi kéo từ từ lên đến khi thấy vạch đen/ trắng. Đọc và ghi giá trị độ sâu lần 2. Kết quả độ trong của nước là số trung bình của 2 lần đo. (đơn vị: cm)

Câu 8: Cho biết các nguyên nhân ảnh hưởng đến môi trường và nguồn lợi thủy sản.

Lời giải chi tiết: 

– Khai thác với cường độ cao mang tính huỷ diệt

– Phá hoại rừng đầu nguồn

– Đắp đập, ngăn sông xây dựng hồ nước chứa.

– Ô nhiễm môi trường nước.

Câu 9: Biện pháp bảo vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản

Lời giải chi tiết: 

– Lắng (lọc): dùng hệ thống ao lắng, ao phụ để chứa nước, sau khoảng 2 – 3 ngày, các tạp chất lắng, ao phụ để chứa nước, sau khoảng 2 – 3 ngày, các tạp chất lắng đọng dưới đáy ao, phần nước sạch phía trên được đưa vào ao chính để nuôi tôm, cá;

– Dùng hóa chất như clorin (nồng độ khoảng 0,1 – 0,3 mg/L), clorua vôi (CaOCl2 nồng độ 2%), formol (nồng độ 2%) để diệt khuẩn

– Cấm huỷ hoại các sinh vật cảnh đặc trưng, bãi đẻ, nơi sinh sống của động vật đáy.

– Quy định nồng độ tối đa của hóa chất, chất độc hại có trong môi trường nuôi thuỷ sản

– Quản lí và xử lí chất thải, xử lí nước thải trong nuôi trồng thuỷ sản đúng quy định.

– Sử dụng mặt nước nuôi thuỷ sản một cách hợp lí, hiệu quả, bền vững. Nghiêm cấm đánh bắt bằng phương pháp huỷ diệt như đánh bắt thuỷ sản mùa sinh sản, dùng xung điện, chất nổ, hoá chất, lưới mắt nhỏ,…

– Ứng dụng các tiến bộ khoa học trong cải tiến, chọn lọc giống, thức ăn, kĩ thuật nuôi, xử lí môi trường và phòng trừ dịch bệnh tốt.

– Có ý thức bảo vệ môi trường và nguồn lợi thuỷ sản

– Thả các loài thuỷ sản quý hiếm vào môi trường nước để tăng nguồn lợi và ngăn chặn giảm sút trữ lượng, tăng cường bảo tồn và phục hồi các hệ sinh thái.

Câu 10: Em hãy đề xuất 3 biện pháp bảo vệ hệ sinh thái và nguồn lợi thủy sản có thể áp dụng tại địa phương em.

Lời giải chi tiết: 

– Ứng dụng các tiến bộ khoa học trong cải tiến, chọn lọc giống, thức ăn, kĩ thuật nuôi, xử lí môi trường và phòng trừ dịch bệnh tốt.

– Sử dụng mặt nước nuôi thuỷ sản một cách hợp lí, hiệu quả, bền vững. Nghiêm cấm đánh bắt bằng phương pháp huỷ diệt như đánh bắt thuỷ sản mùa sinh sản, dùng xung điện, chất nổ, hoá chất, lưới mắt nhỏ,… và chính quyền địa phương sẽ có những biện pháp xử phạt đối với những trường hợp như vậy.

– Tuyên truyền mọi người có ý thức bảo vệ nguồn lợi thủy sản, tổ chức vệ sinh môi trường định kì theo tuần hoặc tháng

TẢI APP ĐỂ XEM OFFLINE