3. Đề thi giữa kì 1 – Đề số 3

Đề bài

Câu 1 :

Gió đông bắc thổi ở vùng phía nam đèo Hải Vân vào mùa đông thực chất là:

  • A.

    Gió mùa mùa đông vượt qua dãy Bạch Mã.

  • B.

    Hoạt động của gió biển và đất liền.

  • C.

    Gió tín phong ở nửa cầu Bắc.

  • D.

    Sự suy yếu của gió mùa mùa hạ.

Câu 2 :

Biển Đông là biển bộ phận của

  • A.

    Ấn Độ Dương.

  • B.

    Thái Bình Dương

  • C.

    Đại Tây Dương.

  • D.

     Bắc Băng Dương

Câu 3 :

Vùng biển mà Việt Nam hoàn toàn có chủ quyền kinh tế nhưng các nước khác được đặt ống dẫn dầu, dây cáp ngầm và tàu thuyền máy bay nước ngoài được tự do hoạt động là:

  • A.

    nội thủy

  • B.

    lãnh hải

  • C.

    tiếp giáp lãnh hải

  • D.

    đặc quyền kinh tế

Câu 4 :

Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta được quy định bởi

  • A.

    vị trí địa lí.

  • B.

    vai trò của biển Đông.

  • C.

    sự hiện diện của các khối khí.

  • D.

    hình dạng lãnh thổ.

Câu 5 :

Bán bình nguyên điển hình nhất ở vùng nào?

  • A.

    Đông Bắc.

  • B.

    Đông Nam Bộ.

  • C.

    Bắc Trung Bộ.

  • D.

    Tây Nguyên.

Câu 6 :

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, hãy cho biết đâu không phải là vườn quốc gia nằm trên đảo (quần đảo)?

  • A.

    Cát Bà

  • B.

    Xuân Thủy

  • C.

    Phú Quốc

  • D.

    Côn Đảo

Câu 7 :

Gió Tây khô nóng (gió Lào) là hiện tượng thời tiết đặc trưng nhất cho khu vực

  • A.

    Đông Bắc.

  • B.

    Tây Bắc.

  • C.

    Bắc Trung Bộ.

  • D.

    Nam Trung Bộ.

Câu 8 :

Khó khăn chủ yếu của vùng đồi núi là:

  • A.

    Động đất, bão và lũ lụt.

  • B.

    Lũ quét, sạt lở, xói mòn

  • C.

    Bão nhiệt đới, mưa kèm lốc xoáy.

  • D.

    Mưa giông, hạn hán, cát bay.

Câu 9 :

Ở tỉnh Khánh Hòa có một đặc điểm tự nhiên rất đặc biệt là:

  • A.

    Là tỉnh duy nhất có nhiều đảo

  • B.

    Là tỉnh có điểm cực Đông nước ta

  • C.

    Là tỉnh có nhiều hải sản nhất

  • D.

    Là tỉnh có nhiều than nhất

Câu 10 :

Sự xâm thực mạnh mẽ tại miền đồi núi và bồi lắng phù sa tại các vùng trũng là biểu hiện đặc điểm nào của địa hình nước ta?

  • A.

    Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa.

  • B.

    Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp.

  • C.

    Địa hình nước ta khá đa dạng

  • D.

    Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người.

Câu 11 :

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, cho biết cửa khẩu Cầu Treo nằm trên đường biên giới Việt Nam – Lào thuộc tỉnh:

  • A.

    Quảng Ninh

  • B.

    Điện Biên

  • C.

    Lạng Sơn

  • D.

    Hà Tĩnh

Câu 12 :

Địa hình đồi núi có độ dốc lớn đã làm cho:

  • A.

    Miền núi nước ta có khí hậu mát mẻ thuận lợi để phát triển du lịch.

  • B.

    Nước ta giàu có về tài nguyên rừng với hơn 3/4 diện tích lãnh thổ.

  • C.

    Sông ngòi nước ta có tiềm năng thuỷ điện lớn với công suất trên 30 triệu kW.

  • D.

    Các đồng bằng thường xuyên nhận được lượng phù sa bồi đắp lớn.

Câu 13 :

Địa hình núi nước ta được chia thành bốn vùng là:

  • A.

    Đông Bắc, Đông Nam, Tây Bắc, Tây Nam.

  • B.

    Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn Bắc, Trường Sơn Nam, Tây Bắc

  • C.

    Đông Bắc, Tây Bắc, Trường Sơn Bắc, Trường Sơn Nam.

  • D.

    Hoàng Liên Sơn, Tây Bắc, Đông Bắc, Trường Sơn.

Câu 14 :

Đặc điểm của Biển Đông có ảnh hưởng nhiều nhất đến thiên nhiên nước ta là :

  • A.

    Nóng, ẩm và chịu ảnh hưởng của gió mùa.

  • B.

    Có diện tích lớn gần 3,5 triệu km².

  • C.

    Biển kín với các hải lưu chạy khép kín.

  • D.

    Có thềm lục địa mở rộng hai đầu thu hẹp ở giữa.

Câu 15 :

Hằng năm, lãnh thổ nước ta nhận được lượng bức xạ mặt trời lớn là do:

  • A.

    Góc nhập xạ lớn và có hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh.

  • B.

    Phần lớn diện tích nước ta là vùng đồi núi.

  • C.

    Có nhiệt độ cao quanh năm.

  • D.

    Quanh năm trời trong xanh ít nắng.

Câu 16 :

Ý nào sau đây không phải là thuận lợi chủ yếu của khu vực đồng bằng?

  • A.

    Là cơ sở để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, đa dạng hóa cây trồng.

  • B.

    Cung cấp các nguồn lợi khác về thủy sản, lâm sản, khoáng sản

  • C.

    Địa bàn thuận lợi để phát triển tập trung cây công nghiệp lâu năm.

  • D.

    Là điều kiện thuận lợi đề tập trung các khu công nghiệp, thành phố.

Câu 17 :

Loại khoáng sản mang lại giá trị kinh tế cao mà chúng ta đang khai thác ở các vùng của Biển Đông là

  • A.

    vàng.

  • B.

    sa khoáng.

  • C.

    titan.

  • D.

    dầu mỏ, khí đốt.

Câu 18 :

Hai đồng bằng châu thổ lớn nhất nước ta là:

  • A.

    Đồng bằng sông Mã-Chu và đồng bằng sông Hồng.

  • B.

    Đồng bằng sông Mã-Chu và đồng bằng sông Cửu Long.

  • C.

    Đồng bằng sông Cả và đồng bằng sông Cửu Long.

  • D.

    Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 19 :

Đây không phải là đặc điểm chung của vùng núi Đông Bắc:

  • A.

    địa hình đồi núi thấp chiếm phần lớn diện tích lãnh thổ.

  • B.

    có 4 cánh cung lớn chụm lại ở Tam Đảo.

  • C.

    gồm các dãy núi song song và so le hướng Tây Bắc – Đông Nam.

  • D.

    giáp biên giới Việt – Trung là các khối núi đá vôi đồ sộ.

Câu 20 :

Đồng bằng sông Hồng giống Đồng bằng sông Cửu Long ở điểm:

  • A.

    Do phù sa sông ngòi bồi tụ tạo nên.

  • B.

    Có nhiều sông ngòi, kênh rạch.

  • C.

    Diện tích 40 000 km².

  • D.

    Có hệ thống đê sông và đê biển.

Câu 21 :

Do nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới ở bán cầu Bắc, nên:

  • A.

    khí hậu có hai mùa rõ rệt: mùa đông bớt nóng, khô và mùa hạ nóng, mưa nhiều

  • B.

    nền nhiệt độ cao, các cân bức xạ quanh năm dương

  • C.

    có nhiều tài nguyên sinh vật quý giá

  • D.

     có sự phân hóa tự nhiên rõ rệt.

Câu 22 :

Đây là cảng biển mở lối ra biển thuận lợi cho vùng Đông Bắc Cam-pu-chia?

  • A.

    Hải Phòng

  • B.

    Cửa Lò

  • C.

    Rạch Giá

  • D.

    Cam Ranh

Câu 23 :

Những yếu tố nào của địa hình đồi núi tác động tạo nên sự phân hóa tự nhiên nước ta?

  • A.

    độ cao và hướng các dãy núi.

  • B.

    độ cao, độ dốc và hướng các dãy núi.

  • C.

    độ dốc và hướng các dãy núi.

  • D.

    độ cao và độ dốc của các dãy núi.

Câu 24 :

Thích hợp nhất đối với việc trồng các cây công nghiệp, cây ăn quả là địa hình của:

  • A.

    Cao nguyên badan, bán bình nguyên, đồi trung du.

  • B.

    Bán bình nguyên đồi và trung du, đồng bằng châu thổ.

  • C.

    Các vùng núi cao có khí hậu cận nhiệt và ôn đới.

  • D.

    Vùng đồng bằng châu thổ rộng lớn.

Câu 25 :

Điều kiện tự nhiên cho phép các hoạt động du lịch biển diễn ra quanh năm ở vùng

  • A.

    Bắc Bộ.

  • B.

    Bắc Trung Bộ.

  • C.

    Nam Trung Bộ.

  • D.

    Nam Bộ.

Câu 26 :

Các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á có chung chủ quyền trên biển Đông với Việt Nam là:

  • A.

    Cam-pu-chia, Thái Lan, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, In-đô-nê-xi-a, Phi-líp-pin, Bru-nây

  • B.

    Cam-pu-chia, Lào, Thái Lan, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, In-đô-nê-xi-a, Phi-líp-pin.

  • C.

    Cam-pu-chia, Thái Lan, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, In-đô-nê-xi-a, Phi-líp-pin.

  • D.

    Cam-pu-chia, Thái Lan, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, In-đô-nê-xi-a, Đông Ti-mo, Phi-líp-pin.

Câu 27 :

Do tác động của dãy Hoàng Liên Sơn nên khu vực Tây Bắc có

  • A.

    mùa đông lạnh hơn vùng Đông Bắc.

  • B.

    chịu ảnh hưởng mạnh của gió Tây khô nóng.

  • C.

    có mùa đông ngắn và đỡ lạnh hơn Đông Bắc.

  • D.

    có mùa đông kéo dài và mùa hạ mát.

Câu 28 :

Đặc điểm khí hậu nổi bật của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ so với các vùng Tây Nguyên là

  • A.

    khí hậu có sự phân mùa sâu sắc.

  • B.

    mưa nhiều vào thu – đông.

  • C.

    khí hậu mang tính chất cận xích đạo.

  • D.

    có mùa đông lạnh kéo dài.

Câu 29 :

Ở nước ta, loại tài nguyên có triển vọng khai thác lớn nhưng chưa được chú ý đúng mức là

  • A.

    tài nguyên đất.

  • B.

    tài nguyên biển.

  • C.

    tài nguyên rừng.

  • D.

    tài nguyên khoáng sản.

Câu 30 :

Đâu là nguồn lực tạo điều kiện để nước ta mở cửa, hội nhập với các nước trên thế giới?

  • A.

    Chính sách đổi mới của nhà nước trong thời kì mới.

  • B.

    Nền kinh tế trong nước phát triển.

  • C.

    Vị trí địa lí thuận lợi

  • D.

    Tài nguyên giàu có, nguồn lao động dồi dào

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Gió đông bắc thổi ở vùng phía nam đèo Hải Vân vào mùa đông thực chất là:

  • A.

    Gió mùa mùa đông vượt qua dãy Bạch Mã.

  • B.

    Hoạt động của gió biển và đất liền.

  • C.

    Gió tín phong ở nửa cầu Bắc.

  • D.

    Sự suy yếu của gió mùa mùa hạ.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Gió đông bắc thổi ở vùng phía nam đèo Hải Vân vào mùa đông thực chất là gió tín phong ở nửa cầu Bắc hoạt động thường xuyên suốt năm và thổi vào nước ta theo hướng Đông Bắc.

Câu 2 :

Biển Đông là biển bộ phận của

  • A.

    Ấn Độ Dương.

  • B.

    Thái Bình Dương

  • C.

    Đại Tây Dương.

  • D.

     Bắc Băng Dương

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Biển Đông là một vùng biển rộng (3,477 triêụ km2), có diện tích lớn thứ 2 ở Thái Bình Dương.

Câu 3 :

Vùng biển mà Việt Nam hoàn toàn có chủ quyền kinh tế nhưng các nước khác được đặt ống dẫn dầu, dây cáp ngầm và tàu thuyền máy bay nước ngoài được tự do hoạt động là:

  • A.

    nội thủy

  • B.

    lãnh hải

  • C.

    tiếp giáp lãnh hải

  • D.

    đặc quyền kinh tế

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Vùng biển thứ 4 tính từ đất liền ra biển.

Lời giải chi tiết :

Vùng biển mà Việt Nam hoàn toàn có chủ quyền kinh tế nhưng các nước khác được đặt ống dẫn dầu, dây cáp ngầm và tàu thuyền máy bay nước ngoài được tự do hoạt động là vùng đặc quyền kinh tế.

Câu 4 :

Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta được quy định bởi

  • A.

    vị trí địa lí.

  • B.

    vai trò của biển Đông.

  • C.

    sự hiện diện của các khối khí.

  • D.

    hình dạng lãnh thổ.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta được quy định bởi vị trí địa lí nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến.

Câu 5 :

Bán bình nguyên điển hình nhất ở vùng nào?

  • A.

    Đông Bắc.

  • B.

    Đông Nam Bộ.

  • C.

    Bắc Trung Bộ.

  • D.

    Tây Nguyên.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Liên hệ kiến thức địa hình bán bình nguyên và đồi trung du.

Lời giải chi tiết :

Bán bình nguyên và đồi trung du đều là dạng địa hình nằm chuyển tiếp giữa miền núi với đồng bằng. Vùng Đông Nam Bộ có dạng địa hình bán bình nguyên điển hình với các bậc thềm phù sa cổ,…

Câu 6 :

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, hãy cho biết đâu không phải là vườn quốc gia nằm trên đảo (quần đảo)?

  • A.

    Cát Bà

  • B.

    Xuân Thủy

  • C.

    Phú Quốc

  • D.

    Côn Đảo

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Kĩ năng khai thác Atlat Địa lí Việt Nam – Xem Atlat Địa lí Việt Nam trang 25

Lời giải chi tiết :

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25:

B1. Xem kí hiệu vườn quốc gia ở bảng chú giải.

B2. Xác định vị trí các vườn quốc gia:

– Các vườn quốc gia nằm trên đảo (quần đảo) là: Cát Bà (trên đảo Cát Bà), Phú Quốc (trên đảo Phú Quốc),  Côn Đảo (trên QĐ. Côn Sơn)

=> Loại đáp án A, C, D

– Vườn quốc gia Xuân Thủy thuộc lãnh thổ tỉnh Nam Đinh) và không nằm trên đảo.

Câu 7 :

Gió Tây khô nóng (gió Lào) là hiện tượng thời tiết đặc trưng nhất cho khu vực

  • A.

    Đông Bắc.

  • B.

    Tây Bắc.

  • C.

    Bắc Trung Bộ.

  • D.

    Nam Trung Bộ.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Gió tây nam khi vượt qua dãy Trường Sơn và các dãy núi chạy dọc biên giới Việt – Lào, tràn xuống vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ và phía nam Tây Bắc => gây nên hiệu ứng phơn khô nóng cho khu vực này, đặc biệt là vùng Bắc Trung Bộ.

Câu 8 :

Khó khăn chủ yếu của vùng đồi núi là:

  • A.

    Động đất, bão và lũ lụt.

  • B.

    Lũ quét, sạt lở, xói mòn

  • C.

    Bão nhiệt đới, mưa kèm lốc xoáy.

  • D.

    Mưa giông, hạn hán, cát bay.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Bão, lũ lụt, hạn hán, cát bay là thiên tai chủ yếu ở đồng bằng.

=> Đáp án A, C, D sai.

Câu 9 :

Ở tỉnh Khánh Hòa có một đặc điểm tự nhiên rất đặc biệt là:

  • A.

    Là tỉnh duy nhất có nhiều đảo

  • B.

    Là tỉnh có điểm cực Đông nước ta

  • C.

    Là tỉnh có nhiều hải sản nhất

  • D.

    Là tỉnh có nhiều than nhất

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lại kiến thức về hệ tọa độ trên đất liền.

Lời giải chi tiết :

Điểm cực Đông nước ta ở vĩ độ l09024’Đ tại xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa. Khoáng sản than và có nhiều đảo nhất là tỉnh Quảng Ninh còn thủy sản nhiều nhất là các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 10 :

Sự xâm thực mạnh mẽ tại miền đồi núi và bồi lắng phù sa tại các vùng trũng là biểu hiện đặc điểm nào của địa hình nước ta?

  • A.

    Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa.

  • B.

    Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp.

  • C.

    Địa hình nước ta khá đa dạng

  • D.

    Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Biểu hiện của địa hình nhiệt đới ẩm gió mùa là sự xâm thực mạnh ở đồi núi và bội tụ phù sa ở miền đồng bằng. (xem bài Thiên nhiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa – Tiết 2)

Câu 11 :

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, cho biết cửa khẩu Cầu Treo nằm trên đường biên giới Việt Nam – Lào thuộc tỉnh:

  • A.

    Quảng Ninh

  • B.

    Điện Biên

  • C.

    Lạng Sơn

  • D.

    Hà Tĩnh

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào bảng chú giải trang 3 (Atlat ĐLVN) nhận biết kí hiệu cửa khẩu quốc tế. Dựa vào trang 23 (Atlat ĐLVN) để xác định vị trí các cửa khẩu thuộc tỉnh nảo, tiếp giáp với quốc gia nào.

Lời giải chi tiết :

Quảng Ninh và Lạng Sơn là hai tỉnh không giáp Lào mà giáp Trung Quốc nên loại đầu tiên. Dựa vào trang 23 (Atlat ĐLVN) ta thấy tỉnh Điện Biên có cửa khẩu Tây Trang và Hà Tĩnh có cửa khẩu Cầu Treo.

Câu 12 :

Địa hình đồi núi có độ dốc lớn đã làm cho:

  • A.

    Miền núi nước ta có khí hậu mát mẻ thuận lợi để phát triển du lịch.

  • B.

    Nước ta giàu có về tài nguyên rừng với hơn 3/4 diện tích lãnh thổ.

  • C.

    Sông ngòi nước ta có tiềm năng thuỷ điện lớn với công suất trên 30 triệu kW.

  • D.

    Các đồng bằng thường xuyên nhận được lượng phù sa bồi đắp lớn.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Liên hệ kiến thức các điều kiện thuận lợi địa hình đồi núi mang lại.

Lời giải chi tiết :

Địa hình đồi núi đã làm cho sông ngòi nước ta có tiềm năng thuỷ điện lớn với công suất trên 30 triệu kW. Đặc biệt sông Đà, sông Mã, sông Hồng và một số con sông ở vùng Tây Nguyên,…

Câu 13 :

Địa hình núi nước ta được chia thành bốn vùng là:

  • A.

    Đông Bắc, Đông Nam, Tây Bắc, Tây Nam.

  • B.

    Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn Bắc, Trường Sơn Nam, Tây Bắc

  • C.

    Đông Bắc, Tây Bắc, Trường Sơn Bắc, Trường Sơn Nam.

  • D.

    Hoàng Liên Sơn, Tây Bắc, Đông Bắc, Trường Sơn.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Khu vực đồi núi nước ta được chia làm 4 vùng:

– Tây Bắc

– Đông Bắc

– Trường Sơn Bắc

– Trường Sơn Nam

Câu 14 :

Đặc điểm của Biển Đông có ảnh hưởng nhiều nhất đến thiên nhiên nước ta là :

  • A.

    Nóng, ẩm và chịu ảnh hưởng của gió mùa.

  • B.

    Có diện tích lớn gần 3,5 triệu km².

  • C.

    Biển kín với các hải lưu chạy khép kín.

  • D.

    Có thềm lục địa mở rộng hai đầu thu hẹp ở giữa.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Biển Đông có tính chất nóng, ẩm, chịu ảnh hưởng của gió mùa, mang lại nguồn nhiệt ẩm dồi dào, lượng mưa lớn cho nước ta

=> làm cho khí hậu nước ta mang tính hải dương ôn hòa  +  thiên nhiên phát triển trù phù, giàu có (các hệ sinh thái ven biển, tài nguyên sinh vật biển, khoáng sản biển) + thiên tai vùng biển.

=>  Như vậy, tính chất “nóng, ẩm, chịu ảnh hưởng của gió mùa” của biển Đông có ảnh hưởng nhiều nhất đến thiên nhiên nước ta.

Câu 15 :

Hằng năm, lãnh thổ nước ta nhận được lượng bức xạ mặt trời lớn là do:

  • A.

    Góc nhập xạ lớn và có hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh.

  • B.

    Phần lớn diện tích nước ta là vùng đồi núi.

  • C.

    Có nhiệt độ cao quanh năm.

  • D.

    Quanh năm trời trong xanh ít nắng.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến Bắc bán cầu nên góc chiếu tia sáng Mặt Trời lớn dẫn đến góc nhập xạ lớn; mặt khác vị trí nước ta có hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh nên lãnh thổ nhận được lượng nhiệt lớn từ mặt trời (số giờ nắng là 1400-3000 giờ/năm).

Câu 16 :

Ý nào sau đây không phải là thuận lợi chủ yếu của khu vực đồng bằng?

  • A.

    Là cơ sở để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, đa dạng hóa cây trồng.

  • B.

    Cung cấp các nguồn lợi khác về thủy sản, lâm sản, khoáng sản

  • C.

    Địa bàn thuận lợi để phát triển tập trung cây công nghiệp lâu năm.

  • D.

    Là điều kiện thuận lợi đề tập trung các khu công nghiệp, thành phố.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Phát triển cây công nghiệp lâu năm chủ yếu ở vùng đồi núi, không phải là thế mạnh của khu vực đồng bằng.

Câu 17 :

Loại khoáng sản mang lại giá trị kinh tế cao mà chúng ta đang khai thác ở các vùng của Biển Đông là

  • A.

    vàng.

  • B.

    sa khoáng.

  • C.

    titan.

  • D.

    dầu mỏ, khí đốt.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Khoáng sản có trữ lượng lớn và giá trị nhất ở vùng biển nước ta là dầu khí _phân bố ở thêm lục địa phía Nam.

Câu 18 :

Hai đồng bằng châu thổ lớn nhất nước ta là:

  • A.

    Đồng bằng sông Mã-Chu và đồng bằng sông Hồng.

  • B.

    Đồng bằng sông Mã-Chu và đồng bằng sông Cửu Long.

  • C.

    Đồng bằng sông Cả và đồng bằng sông Cửu Long.

  • D.

    Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Liên hệ kiến thức khu vực đồng bằng ở nước ta.

Lời giải chi tiết :

Hai đồng bằng châu thổ lớn nhất nước ta là Đồng bằng sông Hồng (rộng khoảng 15 nghìn km2) và đồng bằng sông Cửu Long (rộng khoảng 40 nghìn km2). Ngoài ra còn có dải đồng bằng nhỏ hẹp miền Trung khoảng 15 nghìn km2 và các đồng bằng giữa núi ở vùng Tây Bắc (mường thanh, mường lò,…).

Câu 19 :

Đây không phải là đặc điểm chung của vùng núi Đông Bắc:

  • A.

    địa hình đồi núi thấp chiếm phần lớn diện tích lãnh thổ.

  • B.

    có 4 cánh cung lớn chụm lại ở Tam Đảo.

  • C.

    gồm các dãy núi song song và so le hướng Tây Bắc – Đông Nam.

  • D.

    giáp biên giới Việt – Trung là các khối núi đá vôi đồ sộ.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

– Đặc điểm vùng núi Đông Bắc là địa hình núi thấp là chủ yếu, có 4 cánh cung lớn, phía Bắc có các khối núi cao ở giáp biên giới Việt – Trung.

=> Nhận xét A, B, D đúng

– Nhận xét C: các dãy núi song song và so le nhau là đặc điểm của dãy Trường Sơn Bắc -> Sai

Câu 20 :

Đồng bằng sông Hồng giống Đồng bằng sông Cửu Long ở điểm:

  • A.

    Do phù sa sông ngòi bồi tụ tạo nên.

  • B.

    Có nhiều sông ngòi, kênh rạch.

  • C.

    Diện tích 40 000 km².

  • D.

    Có hệ thống đê sông và đê biển.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

ĐBSH và ĐBSCL đều là hai đồng bằng châu thổ rộng lớn nhất nước ta,được bồi đắp bởi hai hệ thống sông lớn: sông Hồng (ĐBSH); sông Tiền – sông Hậu (ĐBSCL).

Câu 21 :

Do nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới ở bán cầu Bắc, nên:

  • A.

    khí hậu có hai mùa rõ rệt: mùa đông bớt nóng, khô và mùa hạ nóng, mưa nhiều

  • B.

    nền nhiệt độ cao, các cân bức xạ quanh năm dương

  • C.

    có nhiều tài nguyên sinh vật quý giá

  • D.

     có sự phân hóa tự nhiên rõ rệt.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Vị trí địa lí trong vùng nhiệt đới

=> nhận được lượng nhiệt lớn.

Lời giải chi tiết :

Nước ta nằm trong vùng nhiệt đới -> quanh năm nhận được lượng nhiệt lớn nên nền nhiệt độ cao, cán cân bức xạ dương quanh năm.

Câu 22 :

Đây là cảng biển mở lối ra biển thuận lợi cho vùng Đông Bắc Cam-pu-chia?

  • A.

    Hải Phòng

  • B.

    Cửa Lò

  • C.

    Rạch Giá

  • D.

    Cam Ranh

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xác định vùng Đông Bắc Cam-pu-chia gần với cảng biển nào nhất.

Lời giải chi tiết :

– Vùng Đông Bắc Cam-pu-chia có vị trí gần nhất với cảng Cam Ranh (thuộc duyên hải Nam Trung Bộ).

– Cảng Hải Phòng, Cửa Lò, Đà Nẵng nằm ở vị trí cách xa Đông Bắc Cam-pu-chia hơn

-> loại trừ.

Câu 23 :

Những yếu tố nào của địa hình đồi núi tác động tạo nên sự phân hóa tự nhiên nước ta?

  • A.

    độ cao và hướng các dãy núi.

  • B.

    độ cao, độ dốc và hướng các dãy núi.

  • C.

    độ dốc và hướng các dãy núi.

  • D.

    độ cao và độ dốc của các dãy núi.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Liên hệ kiến thức đặc điểm chung của địa hình nước ta.

Lời giải chi tiết :

Do ảnh hưởng của độ cao địa hình và hướng các dãy núi kết hợp với gió mùa đã tạo nên sự phân hóa đa dạng từ Bắc vào Nam, từ Tây sang Đông và theo độ cao của thiên nhiên nước ta.

– Phân hóa Bắc – Nam: do sự kết hợp của các dãy núi hướng tây – đông và gió mùa (dãy Bạch Mã hướng Tây – Đông chắn gió mùa Đông Bắc)

– Phân hóa theo độ cao: dãy Hoàng Liên Sơn cao đồ sộ tạo nên sự phân hóa theo độ cao với 3 đai: nhiệt đới ẩm gió mùa, cận nhiệt đới gió mùa và ôn đới gió mùa

– Phân hóa đông – tây: dãy Hoàng Liên Sơn kết hợp gió mùa Đông Bắc tạo nên phân hóa giữa Đông Bắc và Tây Bắc; dãy Trường Sơn Bắc kết hớp gió mùa mùa hạ và tín phong Bắc bán cầu tạo nên sự phân hóa giữa Đông Trường Sơn và Tây Nguyên, Nam Bộ.

Câu 24 :

Thích hợp nhất đối với việc trồng các cây công nghiệp, cây ăn quả là địa hình của:

  • A.

    Cao nguyên badan, bán bình nguyên, đồi trung du.

  • B.

    Bán bình nguyên đồi và trung du, đồng bằng châu thổ.

  • C.

    Các vùng núi cao có khí hậu cận nhiệt và ôn đới.

  • D.

    Vùng đồng bằng châu thổ rộng lớn.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Cây công nghiệp, cây ăn quả phát triển tốt trên các loại đất feralit, đất badan ở khu vực đồi núi => thích hợp nhất ở các cao nguyên, đồi trung du, bán bình nguyên.

Câu 25 :

Điều kiện tự nhiên cho phép các hoạt động du lịch biển diễn ra quanh năm ở vùng

  • A.

    Bắc Bộ.

  • B.

    Bắc Trung Bộ.

  • C.

    Nam Trung Bộ.

  • D.

    Nam Bộ.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Liên hệ điều kiện thời tiết của các vùng (nắng, mưa, thiên tai…).

Lời giải chi tiết :

– Vùng biển Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ chịu ảnh hưỏng mạnh của gió mùa Đông Bắc lạnh khô vào mùa đông => du lịch biển vào mùa đông ít phát triển

– Ngoài ra còn chịu ảnh hưởng mạnh của bão, sạt lở bờ biển (Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ) => ảnh hưởng đến hoạt động du lịch.

=> Loại trừ đáp án A, B, C

– Vùng biển Nam Bộ có nền nhiệt cao, ổn định, nắng nóng quanh năm, ít chịu ảnh hưởng thiên tai bão, sạt lở bờ biển, gió mùa đông bắc.

Câu 26 :

Các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á có chung chủ quyền trên biển Đông với Việt Nam là:

  • A.

    Cam-pu-chia, Thái Lan, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, In-đô-nê-xi-a, Phi-líp-pin, Bru-nây

  • B.

    Cam-pu-chia, Lào, Thái Lan, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, In-đô-nê-xi-a, Phi-líp-pin.

  • C.

    Cam-pu-chia, Thái Lan, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, In-đô-nê-xi-a, Phi-líp-pin.

  • D.

    Cam-pu-chia, Thái Lan, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, In-đô-nê-xi-a, Đông Ti-mo, Phi-líp-pin.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Khai thác Atlat Địa lí Việt Nam trang  4- 5: Lược đồ thể hiện Việt Nam trong Đông Nam Á.

Lời giải chi tiết :

Căn cứ vào Atlat ĐLVN trang 4 – 5, bản đồ thể hiện Việt Nam trong Đông Nam Á:

=> xác định tên các quốc gia tiếp giáp biển Đông (có chung chủ quyền trên biển Đông với Việt Nam)

=> Xác định được 7 quốc gia sau: Cam-pu-chia, Thái Lan, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, In-đô-nê-xi-a, Phi-líp-pin, Bru-nây.

Câu 27 :

Do tác động của dãy Hoàng Liên Sơn nên khu vực Tây Bắc có

  • A.

    mùa đông lạnh hơn vùng Đông Bắc.

  • B.

    chịu ảnh hưởng mạnh của gió Tây khô nóng.

  • C.

    có mùa đông ngắn và đỡ lạnh hơn Đông Bắc.

  • D.

    có mùa đông kéo dài và mùa hạ mát.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Liên hệ kiến thức tác động của hoạt động gió mùa ở nước ta.

Lời giải chi tiết :

Dãy Hoàng Liên Sơn cao đồ sộ, chạy hướng TB – ĐN đã tạo nên bức chắn địa hình lớn, ngăn cản ảnh hưởng của gió mùa đông bắc tới vùng Tây Bắc nước ta, làm cho Tây Bắc có mùa đông ngắn và đỡ lạnh hơn Đông Bắc.

Câu 28 :

Đặc điểm khí hậu nổi bật của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ so với các vùng Tây Nguyên là

  • A.

    khí hậu có sự phân mùa sâu sắc.

  • B.

    mưa nhiều vào thu – đông.

  • C.

    khí hậu mang tính chất cận xích đạo.

  • D.

    có mùa đông lạnh kéo dài.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Liên hệ kiến thức khí hậu vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.

Lời giải chi tiết :

Do chịu tác động của dải hội tụ nhiệt đới (Dải hội tụ nhiệt đới dịch chuyển theo sự chuyển động biểu kiến của mặt trời) kết hợp với nó là sự lùi dần của bão từ Bắc vào Nam nên vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có mưa nhiều vào mùa thu – đông.

(mùa đông lạnh kéo dài là đặc điểm khí hậu miền Bắc, đặc biệt là vùng Đông Bắc; khí hậu có sự phân mùa sâu sắc và có tính chất cận xích đạo là đặc điểm khí hậu vùng Tây Nguyên, Nam Bộ,…).

Câu 29 :

Ở nước ta, loại tài nguyên có triển vọng khai thác lớn nhưng chưa được chú ý đúng mức là

  • A.

    tài nguyên đất.

  • B.

    tài nguyên biển.

  • C.

    tài nguyên rừng.

  • D.

    tài nguyên khoáng sản.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Tài nguyên có triển vọng lớn trong xu thế mở cửa và hội nhập hiện nay => tạo thuận lợi để nước ta giao lưu phát triển với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Lời giải chi tiết :

– Trong xu thế toàn cầu hóa thì tài nguyên biển có vai trò quan trọng nhất để nước ta mở rộng giao lưu, hợp tác với thế giới thông qua các tuyến hàng hải quốc tế.

+ Vùng biển nước ta còn rất giàu tiềm năng.

–  Tài nguyên đất, rừng, khoáng sản đang bị cạn kiệt dần do khai thác quá mức => trong tương lai không có nhiều triển vọng khai thác lớn.

Câu 30 :

Đâu là nguồn lực tạo điều kiện để nước ta mở cửa, hội nhập với các nước trên thế giới?

  • A.

    Chính sách đổi mới của nhà nước trong thời kì mới.

  • B.

    Nền kinh tế trong nước phát triển.

  • C.

    Vị trí địa lí thuận lợi

  • D.

    Tài nguyên giàu có, nguồn lao động dồi dào

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xác định từ khóa là: “tạo điều kiện”, thể hiện vai trò là điều kiện cơ sở để nước ta xây dựng và thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập.

Lời giải chi tiết :

Xác định từ khóa câu hỏi: “tạo điều kiện” – –

– Nước ta có vị trí địa lí đặc biệt: gần các tuyến giao thông quốc tế, giáp biển đại dương rộng lớn, nằm trong khu vực phát triển kinh tế năng động của thế giới => tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với thế giới.

TẢI APP ĐỂ XEM OFFLINE