3. Bảo kính cảnh giới – Bài 43

Nhận xét về cách quan sát và miêu tả bức tranh ngày hè của Nguyễn Trãi (chú ý cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, huy động các giác quan,…).

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Nội dung chính

Bài thơ miêu tả vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên ngày hè và tâm hồn chan chứa tình yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu nhân dân, đất nước tha thiết của tác giả.


Câu 1

Video hướng dẫn giải

Nhận xét về cách quan sát và miêu tả bức tranh ngày hè của Nguyễn Trãi (chú ý cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, huy động các giác quan,…).

Phương pháp giải:

– Đọc toàn bộ văn bản.

– Chú ý cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, huy động các giác quan,…

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Cách quan sát và miêu tả bức tranh ngày hè của Nguyễn Trãi đi từ cảnh thiên nhiên đến cảnh sinh hoạt, từ đó nói lên niềm tha thiết lớn với đời.

– Các từ đùn đùn (dồn dập tuôn ra), giương (giương rộng ra), phun, tiễn (ngát, nức) gợi tả sức sống căng đầy chất chứa từ bên trong tạo vật, tạo nên những hình ảnh mới lạ, gây ấn tượng.

– Tác giả không chỉ cảm nhận bức tranh ngày hè bằng thị giác mà còn bằng thính giác và khứu giác.

Xem thêm

Cách 2

Cách quan sát và miêu tả bức tranh ngày hè của Nguyễn Trãi đi từ cảnh thiên nhiên đến cảnh sinh hoạt, từ đó nói lên niềm tha thiết lớn với đời.

– Các từ đùn đùn (dồn dập tuôn ra), giương (giương rộng ra), phun, tiễn (ngát, nức) gợi tả sức sống căng đầy chất chứa từ bên trong tạo vật, tạo nên những hình ảnh mới lạ

– Tác giả cảm nhận bức tranh ngày hè bằng thị giác, thính giác và khứu giác.

Xem thêm

Cách 2

Câu 2

Video hướng dẫn giải

Chỉ ra nét đặc sắc của bài thơ qua một số yếu tố hình thức nghệ thuật như: cách gieo vần, số tiếng, cách ngắt nhịp trong các dòng thơ (chú ý dòng thơ đầu, dòng thơ cuối) và tác dụng của chúng trong việc thể hiện cảm xúc của chủ thể trữ tình.

Phương pháp giải:

– Đọc toàn bộ văn bản.

– Chú ý cách gieo vần, số tiếng, cách ngắt nhịp trong các dòng thơ.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Bảo kính cảnh giới được viết bằng thể thất ngôn xen lục ngôn với một số nét đặc sắc như:

+ Câu 1 và câu 8 chỉ có sáu chữ.

+ Câu 3 và câu 4 ngắt nhịp 3/4.

+ Câu 1 và câu 8 trở thành câu độc lập, khác với thể thơ Đường luật khi câu 1 phải gắn với câu 2 thành một “liên” chỉnh thể. Câu 7 và câu 8 cũng vậy.

→ Từ đó, làm nổi bật cách quan sát, cảm nhận đặc sắc và tình yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp của tác giả.

Xem thêm

Cách 2

Bài thơ viết bằng thể thất ngôn xen lục ngôn. Nhìn vào số câu, cách gieo vần, lối đối ngẫu ở bốn câu giữa, thì thấy bài thơ vẫn là dạng thất ngôn bát cú. Nhưng có hai điểm khác:

– Câu 1 và câu 8 chỉ có sáu chữ.

– Câu 3 và câu 4 ngắt nhịp 3/4.

Hai điểm khác biẹt này làm cho cấu trúc bài thơ thay đổi:

– Câu 1 và câu 8 trở thành câu độc lập, khác với thể thơ Đường luật khi câu 1 phải gắn với câu 2 thành một “liên” chỉnh thể. Câu 7 và câu 8 cũng vậy.

Câu 1: ngắt nhịp 1/2/3

Câu 2: ngắt nhịp 4/3 (hoặc 1/3/3)

Câu 3: ngắt nhịp 3/4

Câu 4: ngắt nhịp 3/4

Câu 5: ngắt nhịp 4/3

Câu 6: ngắt nhịp 4/3

Câu 7: ngắt nhịp 4/3

Câu 8: ngắt nhịp 3/3

Xem thêm

Cách 2

Câu 3

Video hướng dẫn giải

Chỉ ra mạch cảm xúc của tác giả trong bài thơ. Từ đó nhận xét vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi.

Phương pháp giải:

     Đọc toàn bộ văn bản.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

– Mạch cảm xúc của tác giả trong bài thơ:

+ Câu 1: Tâm trạng thư thái, thanh thản trước thiên nhiên

+ Câu 2 đến câu 6: Tâm trạng phấn chấn trước cảnh ngày hè rộn ràng

+ Hai câu cuối: Niềm tha thiết lớn với đời.

→ Nguyễn Trãi là một người yêu thiên nhiên, muốn sống giao hòa cùng thiên nhiên, yêu cái đẹp và ưu dân ái quốc.

Xem thêm

Cách 2

– Mạch cảm xúc của tác giả trong bài thơ từ thư thái đến phấn chấn, cảnh vật góp phần đưa đến những suy ngẫm với tác giả.

Câu 1: Tâm trạng thư thái, thanh thản trước thiên nhiên

Câu 2 đến câu 6: Tâm trạng phấn chấn trước cảnh ngày hè rộn ràng

Hai câu cuối: Niềm tha thiết lớn với đời.

– Nguyễn Trãi có tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp và cả ưu dân ái quốc. Bài thơ Cảnh ngày hè đặc sắc về cả nội dung và nghệ thuật. Qua đó, ta thấy được vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi. Ông là người yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước. Nhưng trên hết, ông là một người vừa có tài, vừa có tâm bởi ông luôn lo lắng cho nhân dân, cho đất nước. Ông muốn cống hiến nhiệt huyết của mình để nhân dân hạnh phúc, ấm no, đất nước giàu mạnh. Tư tưởng của Nguyễn Trãi như một bài học gửi gắm cho thế hệ trẻ về lòng yêu nước, ước mong cống hiến cho đất nước.

Xem thêm

Cách 2

TẢI APP ĐỂ XEM OFFLINE

GIẢI SGK VĂN 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO – MỚI NHẤT

Soạn Văn 10 Chân trời sáng tạo tập 1 – chi tiết

Soạn Văn 10 Chân trời sáng tạo tập 2 – chi tiết

Tóm tắt, bố cục, nội dung chính các tác phẩm SGK Văn 10 – Chân trời sáng tạo