3. Bài 70: Ôn tập phép cộng, phép trừ trong phạm vi 1000

Giải Bài 70: Ôn tập phép cộng, phép trừ trong phạm vi 1000 SGK Toán 2 Kết nối tri thức với cuộc sống. Bài 1: Tính nhẩm.

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

LT1

Bài 1 (trang 117 SGK Toán 2 tập 2)

Tính nhẩm.

Phương pháp giải:

Có thể viết: 200 + 300 = 2 trăm + 3 trăm = 5 trăm.

Do đó: 200 + 300 = 500.

Ta thực hiện tương tự với các phép tính còn lại để tìm kết quả của các phép tính.

Lời giải chi tiết:

Bài 2

Bài 2 (trang 117 SGK Toán 2 tập 2)

Đặt tính rồi tính.

a) 435 + 352                  236 + 528                   354 + 63

b) 569 – 426                 753 – 236                    880 – 54

Phương pháp giải:

– Đặt tính theo cột dọc: Viết các chữ số cùng hàng đặt thẳng cột với nhau.

– Tính : Từ phải qua trái, lần lượt cộng hoặc trừ hai số đơn vị, hai số chục và hai số trăm.

Lưu ý: Cần chú ý các trường hợp cộng hoặc trừ có nhớ.

Lời giải chi tiết:

\(\begin{array}{*{20}{c}}{a)\,\,}\\{}\\{}\end{array}\begin{array}{*{20}{c}}{ + \begin{array}{*{20}{c}}{435}\\{352}\end{array}}\\\hline{\,\,\,787}\end{array}\)                           \(\begin{array}{*{20}{c}}{ + \begin{array}{*{20}{c}}{236}\\{528}\end{array}}\\\hline{\,\,\,\,764}\end{array}\)                            \(\begin{array}{*{20}{c}}{ + \begin{array}{*{20}{c}}{354}\\{\,\,\,63}\end{array}}\\\hline{\,\,\,\,417}\end{array}\)

\(\begin{array}{*{20}{c}}{b)\,\,}\\{}\\{}\end{array}\begin{array}{*{20}{c}}{ – \begin{array}{*{20}{c}}{569}\\{426}\end{array}}\\\hline{\,\,\,\,143}\end{array}\)                     \(\begin{array}{*{20}{c}}{ – \begin{array}{*{20}{c}}{753}\\{236}\end{array}}\\\hline{\,\,\,517}\end{array}\)                             \(\begin{array}{*{20}{c}}{ – \begin{array}{*{20}{c}}{880}\\{\,\,54}\end{array}}\\\hline{\,\,\,826}\end{array}\)

Bài 3

Bài 3 (trang 118 SGK Toán 2 tập 2)

Trong các phép tính dưới đây, những phép tính nào có kết quả bé hơn 400, những phép tính nào có kết quả lớn hơn 560?

Phương pháp giải:

Tính kết quả từng phép tính ghi trên mỗi quả dưa rồi so sánh với số đã cho, từ đó trả lời các câu hỏi của bài toán.

Lời giải chi tiết:

Ta có:

462 + 100 = 562  ;        562 > 560.

189 + 200 = 389  ;        389 < 400.

640 – 240 = 400  ;        400 = 400.

725 – 125 = 600  ;        600 > 560.

524 + 36 = 560    ;        560 = 560.

570 – 300 = 270  ;        270 < 400.

Vậy các phép tính có kết quả bé hơn 400 là 189 + 200 và 570 – 300.

Các phép tính có kết quả lớn hơn 560 là 462 + 100 và 725 – 125.

Bài 4

Bài 4 (trang 118 SGK Toán 2 tập 2)

Quan sát một số tuyến đường bộ trong hình vẽ.

a) Cao Bằng và Vinh, nơi nào xa Hà Nội hơn?

b) Quãng đường Hà Nội – Đà Nẵng (qua Vinh) dài bao nhiêu ki-lô-mét?

c) Quãng đường Đà Nẵng – Thành phố Hồ Chí Minh dài hơn quãng đường Thành phố Hồ Chí Minh – Cần Thơ bao nhiêu ki-lô-mét?

Phương pháp giải:

a) Quan sát hình vẽ để xác định độ dài của các quãng đường Hà Nội – Cao Bằng, Hà Nội – Vinh, sau đó so sánh hai số đo độ dài, từ đó trả lời câu hỏi của bài toán.

b) Để tìm dộ dài Quãng đường Hà Nội – Đà Nẵng (qua Vinh) ta lấy độ dài quãng đường Hà Nội – Vinh cộng với độ dài quãng đường Vinh – Đà Nẵng.

c) Để tìm số ki-lô-mét quãng đường Đà Nẵng – Thành phố Hồ Chí Minh dài hơn quãng đường Thành phố Hồ Chí Minh – Cần Thơ ta lấy độ dài quãng đường Đà Nẵng – Thành phố Hồ Chí Minh trừ đi độ dài quãng đường Thành phố Hồ Chí Minh – Cần Thơ.

Lời giải chi tiết:

a) Quãng đường Hà Nội – Cao Bằng dài 285 km.

Quãng đường Hà Nội – Vinh dài 308 km.

Vì 308 km > 240 km nên Vinh xa Hà Nội hơn Cao Bằng.

b) Quãng đường Hà Nội – Đà Nẵng dài số ki-lô-mét là:

                 308 + 463 = 771 (km)

c) Quãng đường Đà Nẵng – Thành phố Hồ Chí Minh dài hơn quãng đường Thành phố Hồ Chí Minh –Cần Thơ số ki-lô-mét là:

                858 – 174 = 684 (km)

Đáp số: a) Vinh xa Hà Nội hơn Cao Bằng;

            b) 771 km;

            c) 684 km.

LT2

Bài 1 (trang 119 SGK Toán 2 tập 2)

Phương pháp giải:

Kiểm tra cách đặt tính và tính của từng phép tính xem có đúng không, từ đó xác định được tính đúng, sai của các phép tính đã cho.

Lời giải chi tiết:

Đặt tính rồi tính ta có:

\(\begin{array}{*{20}{c}}{ + \begin{array}{*{20}{c}}{435}\\{\,\,58}\end{array}}\\\hline{\,\,\,493}\end{array}\)                                    \(\begin{array}{*{20}{c}}{ – \begin{array}{*{20}{c}}{547}\\{\,\,39}\end{array}}\\\hline{\,\,\,408}\end{array}\)

\(\begin{array}{*{20}{c}}{ + \begin{array}{*{20}{c}}{358}\\{214}\end{array}}\\\hline{\,\,\,\,572}\end{array}\)                                   \(\begin{array}{*{20}{c}}{ – \begin{array}{*{20}{c}}{629}\\{258}\end{array}}\\\hline{\,\,\,371}\end{array}\)

Vậy ta có kết quả như sau:

Bài 2

Bài 2 (trang 119 SGK Toán 2 tập 2)

Đặt tính rồi tính.

a) 536 + 8                   67 + 829                  432 + 284

b) 253 – 7                  561 – 42                   795 – 638

Phương pháp giải:

– Đặt tính theo cột dọc: Viết các chữ số cùng hàng đặt thẳng cột với nhau.

– Tính : Từ phải qua trái, lần lượt cộng hoặc trừ hai số đơn vị, hai số chục và hai số trăm.

Lưu ý: Cần chú ý các trường hợp cộng hoặc trừ có nhớ.

Lời giải chi tiết:

\(\begin{array}{*{20}{c}}{a)\,\,}\\{}\\{}\end{array}\begin{array}{*{20}{c}}{ + \begin{array}{*{20}{c}}{536}\\{\,\,\,\,\,8}\end{array}}\\\hline{\,\,\,544}\end{array}\)                           \(\begin{array}{*{20}{c}}{ + \begin{array}{*{20}{c}}{\,\,\,67}\\{829}\end{array}}\\\hline{\,\,\,\,996}\end{array}\)                            \(\begin{array}{*{20}{c}}{ + \begin{array}{*{20}{c}}{432}\\{284}\end{array}}\\\hline{\,\,\,\,716}\end{array}\)

\(\begin{array}{*{20}{c}}{b)\,\,}\\{}\\{}\end{array}\begin{array}{*{20}{c}}{ – \begin{array}{*{20}{c}}{253}\\{\,\,\,\,\,7}\end{array}}\\\hline{\,\,\,\,246}\end{array}\)                     \(\begin{array}{*{20}{c}}{ – \begin{array}{*{20}{c}}{561}\\{\,\,\,42}\end{array}}\\\hline{\,\,\,519}\end{array}\)                             \(\begin{array}{*{20}{c}}{ – \begin{array}{*{20}{c}}{795}\\{638}\end{array}}\\\hline{\,\,\,\,057}\end{array}\)

Bài 3

Bài 3 (trang 119 SGK Toán 2 tập 2)

Điền số thích hợp vào ô có dấu “?”.

Phương pháp giải:

Thực hiện lần lượt từng phép tính từ trái sang phải.

Lời giải chi tiết:

a) Ta có:        

                672 – 272 = 400

                 400 + 85 = 485

Vậy ta có kết quả như sau:

b) Ta có:        

                525 + 400 = 925

                925 – 25 = 900

Vậy ta có kết quả như sau:

Bài 4

Bài 4 (trang 119 SGK Toán 2 tập 2)

Tính:

Phương pháp giải:

Thực hiện tính lần lượt từ trái sang phải.

Lời giải chi tiết:

a) 216 + 65 – 81 = 281 – 81 = 200.

b) 749 – 562 + 50 = 187 + 50 = 237.

Bài 5

Bài 5 (trang 120 SGK Toán 2 tập 2)

Hưởng ứng phong trào phủ xanh đồi trọc, Trường Lê Lợi trồng được 264 cây, Trường Nguyễn Trãi trồng được 229 cây. Hỏi cả hai trường trồng được bao nhiêu cây?

Phương pháp giải:

– Đọc kĩ đề bài để xác định đề bài cho biết gì (số cây trường Lê Lợi trồng được, số cây trường Nguyễn Trãi trồng được) và hỏi gì (số cây cả hai trường trồng được), từ đó hoàn thành tóm tắt bài toán.

– Để tìm số cây cả hai trường trồng được ta lấy số cây trường Lê Lợi trồng được cộng với số cây trường Nguyễn Trãi trồng được.

Lời giải chi tiết:

Tóm tắt

Trường Lê Lợi: 264 cây

Trường Nguyễn Trãi: 229 cây

Cả hai trường: … cây?

Bài giải

Cả hai trường trồng được số cây là:

264 + 229 = 493 (cây)

Đáp số: 493 cây.

Bài LT3

Bài 1 (trang 120 SGK Toán 2 tập 2)

Chọn câu trả lời đúng.

a) Hiệu của 783 và 745 là:

A. 38                     B. 83                   C. 48

b) Tổng của 564 và 82 là:

A. 646                  B. 546                  C. 482

c) Kết quả tính 347 + 30 – 96 là:

A. 377                  B. 218                  C. 281

Phương pháp giải:

a) Để tìm hiệu của hai số ta thực hiện phép trừ: 783 – 745.

b) Để tìm tổng của hai số ta thực hiện phép cộng: 564 + 82.

c) Thực hiện tính lần lượt từ trái sang phải.

Lời giải chi tiết:

a) Ta có: 783 – 745 = 38.

  Vậy hiệu của 783 và 745 là 38.

  Chọn A.

a) Ta có: 564 + 82 = 646.

  Vậy tổng của 564 và 82 là 646.

  Chọn A.

c) Ta có: 347 + 30 – 96 = 377 – 96 = 281.

  Vậy kết quả tính 347 + 30 – 96 là 281.

  Chọn C.

Bài 2

Bài 2 (trang 121 SGK Toán 2 tập 2)

Điền số thích hợp vào ô có dấu “?”. 

Phương pháp giải:

Thực hiện lần lượt từng phép tính từ trái sang phải.

Lời giải chi tiết:

a) Ta có:   340 + 50 = 390

                390 – 45 = 345

                345 + 6 = 351

Vậy ta có kết quả như sau:

b) Ta có:  800 – 600 = 200

                200 + 63 = 263

                263 – 8 = 255.

Vậy ta có kết quả như sau:

Bài 3

Bài 3 (trang 121 SGK Toán 2 tập 2)

Giải bài toán theo tóm tắt sau:

Tóm tắt

Mai cao: 119 cm

Mi cao: 98 cm

Mai cao hơn Mi :… cm?

Phương pháp giải:

Để tìm số xăng-ti-mét Mai cao hơn Mi ta lấy chiều cao của Mai trừ đi chiều cao của Mi.

Lời giải chi tiết:

Mai cao hơn Mi số xăng-ti-mét là:

119 – 98 = 21 (cm)

Đáp số: 21 cm. 

Bài 4

Bài 4 (trang 121 SGK Toán 2 tập 2)

Tìm chữ số thích hợp.

Phương pháp giải:

Dựa vào cách thực hiện phép cộng, phép trừ số có ba chữ số theo cột dọc, tính nhẩm theo từng hàng để tìm chữ số thích hợp điền vào ô có dấu “?”.

Lời giải chi tiết:

Bài 5

Bài 5 (trang 121 SGK Toán 2 tập 2)

Tìm hiệu của số lớn nhất có ba chữ số khác nhau và số bé nhất có ba chữ số.

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức về số tự nhiên để viết số lớn nhất có ba chữ số khác nhau và số bé nhất có ba chữ số, sau đó tìm hiệu của hai số đó.

Lời giải chi tiết:

Số lớn nhất có ba chữ số khác nhau là 987.

Số bé nhất có ba chữ số là 100.

Hiệu của hai số đó là:

     987 – 100 = 887.

Vậy: Hiệu của số lớn nhất có ba chữ số khác nhau và số bé nhất có ba chữ số là 887.

Sachgiaihay.com

TẢI APP ĐỂ XEM OFFLINE

GIẢI TOÁN 2 TẬP 1 KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG

GIẢI TOÁN 2 TẬP 2 KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG

Đã có lời giải SGK Toán lớp 3 năm học mới 2022 – 2023 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Đã có lời giải SGK Toán lớp 3 năm học mới 2022 – 2023 bộ sách Chân trời sáng tạo

Đã có lời giải SGK Toán lớp 3 năm học mới 2022 – 2023 bộ sách Cánh diều