21. Em làm được những gì (trang 77, 78, 79, 80)

Giải Em làm được những gì trang 77, 78, 79, 80 SGK Toán 2 Chân trời sáng tạo. Bài 1. Quan sát các số sau …

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Bài 1

Quan sát các số sau:

a) Dùng các từ số liền trước, số liền sau để nói về các số còn thiếu.

Mẫu: Trong ô màu vàng là số liền sau của số 18, đó là số 19.

b) Số?

c) Mèo con có bao nhiêu bút chì màu?

Biết rằng:

– Mèo con có nhiều hơn 18 cái nhưng ít hơn 21 cái.

– Số bút chì màu của mèo con không phải số liền trước của 21.

Phương pháp giải:

a) Đếm thêm 1 đơn vị để tìm các số còn thiếu, sau đó dùng các từ số liền trước, số liền sau để nói về các số còn thiếu theo mẫu đã cho.

b) Tìm các số lớn hơn 18 và nhỏ hơn 21 dựa vào dãy số ở câu a.

(Trên tia số, mỗi số (khác 0) lớn hơn các số bên trái và bé hơn các số bên phải nó)

c) Tìm các số thỏa mãn yêu cầu của bài toán, từ đó tìm được số bút chì của mèo con.

Lời giải chi tiết:

a)

Trong ô màu vàng là số liền sau của số 18, đó là số 19.

Trong ô màu xanh lá cây là số liền trước của số 21, đó là số 20.

Trong ô màu xanh da trời là số liền sau của số 21, đó là số 22.

Hoặc: Trong ô màu xanh da trời là số liền trước của số 23, đó là số 22.

b) Ta có: 18 < 19 < 20 < 21.

Vậy số điền vào ? là số 19 hoặc số 20.

c) Vì mèo con có nhiều hơn 18 cái nhưng ít hơn 21 cái nên mèo con có 19 cái hoặc 20 cái.

Số bút chì màu của mèo con không phải số liền trước của 21 nên số bút chì màu của mèo con không phải là 20 cái.

Vậy mèo con có 19 cái bút chì màu.

Bài 2

Câu 2 (trang 77 SGK Toán 2 tập 1)

Tính nhẩm.

30 + 60                7 + 10                  5 + 12

90 – 60                17 – 7                  17 – 12

90 – 30                17 – 10                17 – 5

Phương pháp giải:

Tính nhẩm giá trị của phép tính cộng, sau đó dựa vào kết quả của phép tính cộng để tính nhẩm giá trị của các phép tính trừ.

Lời giải chi tiết:

30 + 60 = 90

90 – 60 = 30

90 – 30 = 60

7 + 10  = 17

17 – 7 = 10

17 – 10 = 7

5 + 12 = 17

17 – 12 = 5

17 – 5 = 12

Bài 3

Câu 3 (trang 77 SGK Toán 2 tập 1)

Đặt tính rồi tính.

51 + 18                                4 + 62

78 – 38                                95 – 70

Phương pháp giải:

– Đặt tính : Viết các chữ số cùng hàng thẳng cột với nhau.

– Tính : Cộng hoặc trừ các chữ số lần lượt từ phải sang trái.

Lời giải chi tiết:

\(\begin{array}{*{20}{c}}{ + \begin{array}{*{20}{c}}{51}\\{18}\end{array}}\\\hline{\,\,\,\,69}\end{array}\)                                 \(\begin{array}{*{20}{c}}{ + \begin{array}{*{20}{c}}{\,\,\,4}\\{62}\end{array}}\\\hline{\,\,\,66}\end{array}\)

\(\begin{array}{*{20}{c}}{ – \begin{array}{*{20}{c}}{78}\\{38}\end{array}}\\\hline{\,\,\,\,40}\end{array}\)                                  \(\begin{array}{*{20}{c}}{ – \begin{array}{*{20}{c}}{95}\\{70}\end{array}}\\\hline{\,\,\,\,25}\end{array}\)

Bài 4

Tính nhẩm.

7 + 7

2 + 9

8 + 4

12 – 8

15 – 8

18 – 9

7 + 6

13 – 7

13 – 6

Phương pháp giải:

Tính nhẩm theo các cách đã học.

Lời giải chi tiết:

7 + 7 = 14

2 + 9 = 11

8 + 4 = 12

12 – 8 = 4

15 – 8 = 7

18 – 9 = 9

7 + 6 = 13

13 – 7 = 6

13 – 6 = 7

Bài 5

Mỗi con vật che số nào?

Phương pháp giải:

Quan sát ví dụ mẫu ta thấy mỗi số bên ngoài bằng tổng của hai số liền kề ở bên trong, từ đó số còn thiếu bằng số bên ngoài trừ đi số hạng đã biết bên trong.

Lời giải chi tiết:

+) Hình bên trái:

• 8 + 9 = 17. Do đó chú nhím che số 17.

• 15 – 8 = 7. Do đó chú sóc che số 7.

• Thay chú sóc bằng số 7.

Ta có: 7 + 9 = 16. Do đó chú thỏ che số 16.

+) Hình bên phải:

• 18 – 8 = 10. Do đó gấu trúc che số 10.

• Thay gấu trúc bằng số 10.

Ta có:  14 – 10 = 4. Do đó chú voi che số 4.

• Thay chúc voi bằng số 4.

Ta có:  4 + 8 = 12. Do đó chú hươu che số 12.

Vậy ta có kết quả như sau: 

Bài 6

Số?

Phương pháp giải:

Áp dụng điều kiện đề bài “ba số theo hàng ngang hay cột dọc đều có tổng là 14”, “ba số theo hàng ngang hay cột dọc đều có tổng là 13” để tìm các số còn thiếu.

Lời giải chi tiết:

a) Ta đánh số các cột như sau:

– Tìm số cần điền vào dấu ? ở cột (1):

Ta có: 3 + 3 + ? = 14, hay 6 + ? = 14, do đó ? = 8.

– Tìm số cần điền vào dấu ? ở trên cùng cột (3):

Ta có: 3 + 6 + ? = 14, hay 9 + ? = 14, do đó ? = 5.

Khi đó ta có:

– Tìm số cần điền vào dấu ? ở cột (3):

Ta có: 5 + 7 + ? = 14, hay 12 + ? = 14, do đó ? = 2.

– Tìm số cần điền vào dấu ? ở cột (2):

Thay ? ở cột (3) bằng số 2.

Ta có: 8 + ? + 2 = 14, hay 10 + ? = 14, do đó ? = 4.

Vậy ta có kết quả như sau:

b) Ta đánh số các cột như sau:

– Tìm số cần điền vào dấu ? ở cột (1):

Ta có: 5 + ? + 2 = 13, hay 7 + ? = 13, do đó ? = 6.

– Tìm số cần điền vào dấu ? ở trên cùng cột (2):

Ta có: 5 + ? + 3 = 13, hay 8 + ? = 13, do đó ? = 5.

– Tìm số cần điền vào dấu ? ở cột (3):

Ta có: 3 + 8 + ? = 13, hay 11 + ? = 13, do đó ? = 2.

Khi đó ta có:

– Tìm số cần điền vào dấu ? ở cột (2):

Ta có: 2 + ? + 2 = 14, hay 4 + ? = 13, do đó ? = 9.

Vậy ta có kết quả như sau:

Bài 7

a)  Xếp hình chú bé cưỡi ngựa.

b) Xếp hình con vật.

Phương pháp giải:

Các em quan sát kĩ hình vẽ và tự xếp hình theo mẫu đã cho.

Lời giải chi tiết:

a) Các em quan sát kĩ hình vẽ và dùng các miếng ghép hình tam giác, hình bình hành, hình vuông để xếp thành hình chú bé cưỡi ngựa.

b) Các em quan sát kĩ hình vẽ và dùng que tính để xếp thành hình con vật.

Bài 8

Đúng hay sai?

a) Đường đi của các bạn đều là đường gấp khúc.

b) Đường đi của Sên Tím dài 11 cm.

c) Đường đi của Sên Xanh Lá dài 3 dm.

d) Đường đi của Sên Xanh Dương dài 1 dm.

Phương pháp giải:

– Quan sát kĩ hình vẽ để xác định hình dạng đường đi của các bạn.

– Để tính độ dài đường gấp khúc ta tính tổng độ dài các đoạn thẳng có trong đường gấp khúc đó.

Lời giải chi tiết:

– Quan sát hình vẽ ta thấy:

Đường đi của Sên Tím là đường gấp khúc.

Đường đi của Sên Đỏ là đường cong.

Đường đi của Sên Xanh Dương là đường thẳng

Đường đi của Sên Xanh lá là đường gấp khúc.

– Tính độ dài đường đi của mỗi bạn Sên:

Đường đi của Sên Tím dài là:

            3 + 5 + 3 = 11 (cm)

Đổi: 1 dm = 10 cm.

Đường đi của Sên Xanh lá dài là:

          10 cm + 2 cm = 12 (cm)

Đường đi của Sên Xanh Dương dài 10 cm hay dài 1 dm.

Vậy ta có kết quả như sau:

a) Đường đi của các bạn đều là đường gấp khúc.    (S)

b) Đường đi của Sên Tím dài 11 cm.      (Đ)

c) Đường đi của Sên Xanh Lá dài 3 dm.    (S)

d) Đường đi của Sên Xanh Dương dài 1 dm.     (Đ)

Bài 9

Hôm qua Mai gấp được 9 ngôi sao. Hôm nay Mai gấp thêm 8 ngôi sao nữa. Hỏi cả hai ngày Mai gấp được bao nhiêu ngôi sao?

Phương pháp giải:

– Đọc kĩ đề bài để tìm số ngôi sao hôm qua Mai gấp được và số ngôi sao hôm nay Mai gấp thêm được, từ đó hoàn thành tóm tắt.

– Để tìm số ngôi sao Mai gấp được trong cả hai ngày ta lấy số ngôi sao hôm qua Mai gấp được cộng với số ngôi sao hôm nay Mai gấp thêm được

Lời giải chi tiết:

Tóm tắt

Hôm qua:    9 ngôi sao

Hôm nay gấp thêm: 8 ngôi sao

Cả hai ngày:            … ngôi sao?

Bài giải

Cả hai ngày Mai gấp được số ngôi sao là:

9 + 8 = 17 (ngôi sao)

Đáp số: 17 ngôi sao.

VH

Mỗi bạn cao bao nhiêu xăng-ti-mét?

Phương pháp giải:

– Để tìm chiều cao của bạn Cà Chua ta lấy chiều cao của bạn Cà Tím trừ đi 9 cm.

– Để tìm chiều cao của bạn Ngô ta lấy chiều cao của bạn Cà Tím cộng thêm 3 cm.

Lời giải chi tiết:

Bạn Cà Tím cao số xăng-ti-mét là:

15 – 9 = 6 (cm)

Bạn Ngô cao số xăng-ti-mét là:

15 + 3 = 18 (cm)

Đáp số: Bạn Cà Tím: 6 cm;

        Bạn Ngô: 18 cm.

KP

Tại sao quạ uống được nước?

Phương pháp giải:

Quan sát tranh rồi mô tả từng bức tranh, từ đó giải thích được tại sao quạ uống được nước.

Lời giải chi tiết:

Quạ uống được nước vì quạ đã thả các viên sỏi vào bình nước, khi đó mực nước trong bình dâng lên và quạ uống được những giọt nước mát lành.

TT

Có một cây măng tre, hôm sau cây mọc cao hơn hôm trước 3 dm (hình vẽ). Vào thứ Bảy, cây cao bao nhiêu đề-xi mét?

Phương pháp giải:

Lần lượt tìm chiều cao của cây măng tre vào thứ Ba, thứ Tư, … từ đó tìm được chiều cao của cây măng tre vào thứ Bảy.

Lời giải chi tiết:

Vào thứ Ba, cây măng tre cao số đề-xi-mét là:

2 + 3 = 5 (dm)

Vào thứ Tư, cây măng tre cao số đề-xi-mét là:

5 + 3 = 8 (dm)

Vào thứ Năm, cây măng tre cao số đề-xi-mét là:

8 + 3 = 11 (dm)

Vào thứ Sáu, cây măng tre cao số đề-xi-mét là:

11 + 3 = 14 (dm)

Vào thứ Bảy, cây măng tre cao số đề-xi-mét là:

14 + 3 = 17 (dm)

Đáp số: 17 dm.

ĐNE

Em có thấy hình ảnh các đường cong trong bức ảnh bên?

Tìm vị trí tỉnh Yên Bái trên bản đồ.

Phương pháp giải:

– Quan sát tranh vẽ để tìm hình ảnh đường cong trong bức ảnh.

– Quan sát bản đồ rồi tìm vị trí tỉnh Yên Bái: tỉnh Yên Bái nằm ở phía Bắc của bản đồ.

Lời giải chi tiết:

Hình ảnh ruộng bậc thang cho ta thấy hình ảnh các đường cong.

Vị trí tỉnh Yên Bái trên bản đồ:

Sachgiaihay.com

TẢI APP ĐỂ XEM OFFLINE

GIẢI TOÁN 2 TẬP 1 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIẢI TOÁN 2 TẬP 2 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Đã có lời giải SGK Toán lớp 3 năm học mới 2022 – 2023 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Đã có lời giải SGK Toán lớp 3 năm học mới 2022 – 2023 bộ sách Chân trời sáng tạo

Đã có lời giải SGK Toán lớp 3 năm học mới 2022 – 2023 bộ sách Cánh diều