1. Nội dung ôn tập

Thống kê các bài đọc hiểu trong sách Ngữ văn 11, tập hai theo thể loại và kiểu văn bản. Nêu một số nội dung chính của các truyện ngắn hiện đại ở Bài 5 trong sách. Phân tích ý nghĩa và tính thời sự của nội dung đặt ra trong các truyện ngắn được học ở bài này.

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Đọc hiểu văn bản 1

Câu 1 (trang 147, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Thống kê các bài đọc hiểu trong sách Ngữ văn 11, tập hai theo thể loại và kiểu văn bản. 


Phương pháp giải:

Nhớ lại các văn bản đã học

Lập bảng thống kê các văn bản trong sách và dựa vào chủ đề để xác định. 


Lời giải chi tiết:

Tên văn bản

Thể loại

Kiểu văn bản

1. Sóng (Xuân Quỳnh)

Thơ 5 chữ

 

Thơ và truyện thơ

2. Lời tiễn dặn

Truyện thơ

3. Tôi yêu em (Pu-skin)

Thơ 8 chữ

4. Trao duyên (Nguyễn Du)

 

 

Thơ lục bát

 

 

Thơ văn Nguyễn Du

5. Đọc Tiểu Thanh Kí (Nguyễn Du)

6. Anh hùng tiếng đã gọi rằng (Nguyễn Du)

7. Chí Phèo (Nam Cao)

Truyện ngắn

 

 

Văn bản tự sự

8. Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân)

Truyện ngắn

9. Tấm lòng người mẹ (Huy-gô)

Tiểu thuyết

10. Phải coi luật pháp như khí để thở. (Lê Quang Dũng)

 

 

Văn bản thông tin

 

 

Văn bản thông tin

11. Tạ Quang Bửu – Người thầy thông thái. (Hàm Châu)

12. Tiếng Việt lớp trẻ bây giờ. (Phạm Văn Tinh)

13. Trái tim Đan-ko

 

 

Truyện ngắn

 

 

Văn bản tự sự

14. Một người Hà Nội (Nguyễn Khải)

15. Tầng hai (Phong Điệp)

16. Đây mùa thu tới (Xuân Diệu)

Thơ 7 chữ

 

 

 

Thơ trữ tình

17. Sông Đáy (Nguyễn Quang Thiều)

Thơ tự do

18. Đây thôn Vĩ Dạ (Xuân Diệu)

Thơ 7 chữ

19. Tình ca ban mai (Chế Lan Viên)

Thơ 5 chữ

20. Thương nhớ mùa xuân (Vũ Bằng)

Tùy bút

 

 

 

Văn bản tự sự

21. Vào chùa gặp lại (Minh Chuyên)

Truyện kí

22. Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường)

Truyện kí

23. Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài (Nguyễn Huy Tưởng)

 

 

Kịch

 

 

Bi kịch

24. Thề nguyền và vĩnh biệt (Sếch-xpia)

25. Tôi muốn được là tôi trọn vẹn (Lưu Quang Vũ)

26. Tôi có một giấc mơ (Kinh)

 

 

Văn bản nghị luận

 

 

Văn bản nghị luận

27. Một thời đại trong thi ca (Hoài Thanh)

28. Lại đọc “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân. (Nguyễn Đăng Mạnh)

 

Đọc hiểu văn bản 2

Câu 2 (trang 147, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Nêu một số nội dung chính của các truyện ngắn hiện đại ở Bài 5 trong sách. Phân tích ý nghĩa và tính thời sự của nội dung đặt ra trong các truyện ngắn được học ở bài này. 


Phương pháp giải:

Gợi nhớ kiến thức của các văn bản ở Bài 5, đưa ra chủ đề, đề tài, ý nghĩa, tư tưởng. Từ đó phân tích ý nghĩa và tính thời sự từ nội dung văn bản. 


Lời giải chi tiết:

– Nội dung chính của truyện ngắn hiện đại: 

+ Chủ đề: Vai trò của con người với mối quan hệ đoàn thể và sự phát triển của đất nước. 

+ Đề tài: Con người trong công cuộc xây dựng đất nước. 

+ Ý nghĩa: Đưa ra bài học, tinh thần trách nhiệm của con người với cuộc sống. 

+ Tư tưởng: Tư tưởng về tuổi trẻ, dũng cảm và trách nhiệm. 

– Ý nghĩa và tính thời sự: 

+ Nội dung đặt ra trong các truyện ngắn mang ý nghĩa và tính thời sự vô cùng quan trọng. Khi hiện tại, con người thường sống độc lập, không nghĩ đến đoàn thể, không nghĩ đến trách nhiệm với đất nước. Từ đó đưa ra cho con người bài học về trách nhiệm của mỗi cá nhân với mối quan hệ tập thể. 


Đọc hiểu văn bản 3

Câu 3 (trang 147, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Chỉ ra và làm sáng tỏ một số đặc điểm tiêu biểu cần chú ý khi đọc văn bản thơ có yếu tố tượng trưng trong Bài 6.


Phương pháp giải:

Gợi nhớ kiến thức của các văn bản ở Bài 6, chỉ ra các đặc điểm tiêu biểu với văn bản thơ có yếu tố tượng trưng.

Lời giải chi tiết:

– Đặc điểm tiêu biểu: 

+ Là thơ có những hình ảnh mang tính biểu tượng, gợi cho người đọc những liên tưởng sâu xa. 

+ Các hình ảnh có tính biểu tượng, gắn với phong cách và cái nhìn nghệ thuật của từng nhà thơ. 

+ Được xây dựng thông qua cách sử dụng nhạc điệu, những kết hợp từ bất thường, các phép so sánh và ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. 

+ Ý nghĩa của yếu tố tượng trưng trong thơ thường mơ hồ, không xác định nhưng lại ẩn chứa những liên tưởng thú vị. 


Đọc hiểu văn bản 4

Câu 4 (trang 147, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Nêu các nội dung chính và nêu ý nghĩa của các văn bản đọc hiểu Bài 7. Phân tích sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình qua văn bản tùy bút, tản văn hoặc sự kết hợp giữa hư cấu và phi hư cấu trong truyện kí ở bài học này.


Phương pháp giải:

Gợi nhớ kiến thức của các văn bản ở Bài 7, nêu nội dung chính và ý nghĩa (thông điệp). Chỉ ra tự sự và trữ tình hoặc hư cấu và phi hư cấu trong truyện kí. 


Lời giải chi tiết:

– Nội dung chính và ý nghĩa văn bản: 

+ Thương nhớ mùa xuân: Qua văn bản, tác giả thể hiện tình yêu thiên nhiên, đắm say trước mùa xuân Hà Nội. Từ đó khơi gợi trong lòng người đọc tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước. 

+ Vào chùa gặp lại: Qua văn bản, tác giả đã thể hiện những hi sinh mất mát mà cuộc kháng chiến chống quân xâm lược mà nhân dân phải chịu, đồng thời làm nổi bật lên tình người, tình đồng chí, tình yêu thương sâu sắc giữa con người với con người. 

+ Ai đã đặt tên cho dòng sông: Qua văn bản, tác giả đã thể hiện nét đẹp của dòng sông Hương ở các nơi khác nhau. Qua đó thể hiện vẻ đẹp của quê hương đất nước đồng thời là tình yêu quê hương, yêu cảnh đẹp say đắm. 

– Kết hợp giữa yếu tố tự sự và trữ tình: Các văn bản đều đưa ra những câu chuyện về cảnh đẹp mùa xuân; dòng sông Hương hoặc cuộc đời của những người dân khi kháng chiến. Bên cạnh đó, tác giả kể lại những câu chuyện bằng yếu tố biểu cảm, bộc lộ cảm xúc, trữ tình của tác giả gửi gắm trong đó. 


Đọc hiểu văn bản 5

Câu 5 (trang 147, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Tóm tắt nội dung chính của các văn bản bi kịch trong Bài 8 và nêu một số điểm cần lưu ý khi đọc văn bản.

Phương pháp giải:

Gợi nhớ kiến thức của các văn bản ở Bài 8, đưa ra nội dung chính của các văn bản. Khi đọc hiểu văn bản bi kịch cần chú ý các yếu tố nào?


Lời giải chi tiết:

– Nội dung chính: 

+ Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài: Tác giả đã khắc họa hình ảnh Vũ Như Tô một người tài hoa, có tâm với tác phẩm của mình. Mong muốn làm ra được tác phẩm làm đẹp cho cuộc đời nhưng không hợp thời thế, không tìm hiểu về thời cuộc dẫn đến bi kịch của cuộc đời, mất hết niềm tin, hi vọng. 

+ Thề nguyền và vĩnh biệt: Tác giả đã khắc họa tình yêu mãnh liệt vượt qua mọi khó khăn trở ngại, một tình yêu vĩnh cửu không thể tách rời. 

+ Tôi muốn được là tôi toàn vẹn: Tác giả đã khắc họa sự đấu tranh giữa thể xác và tâm hồn. Từ đó đưa ra vấn đề về sự thống nhất giữa hai hai yếu tố này, nếu không sẽ là những bi kịch cho bản thân và cho những người xung quanh. 

– Lưu ý khi đọc văn bản bi kịch: 

+ Nhân vật chính trong bi kịch thường là những nhân vật có tính cách vượt trội, có khát vọng cao đẹp nhưng phải đối đầu với những mâu thuẫn không thể hóa giải. 

+ Xung đột trong bi kịch: Xung đột ở nhân vật và thực tế cuộc sống và xung đột trong chính nhân vật.  Qua đó thể hiện rõ số phận và tính cách nhân vật. 

+ Chỉ dẫn sân khấu.


Đọc hiểu văn bản 6

Câu 6 (trang 147, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Nêu và nhận xét đặc điểm của văn bản nghị luận được học trong Bài 9. Phân tích yêu cầu và ý nghĩa của việc đọc hiểu các văn bản nghị luận này.


Phương pháp giải:

Gợi nhớ kiến thức của các văn bản ở Bài 9 đưa ra những đặc điểm của văn bản nghị luận. Từ đó đưa ra yêu cầu liên quan đến việc đọc hiểu văn bản. 


Lời giải chi tiết:

– Đặc điểm của văn bản nghị luận: 

+ Luận điểm, lí lẽ tiêu biểu độc đáo.

+ Dẫn chứng tiêu biểu, điển hình. 

+ Sử dụng kết hợp với các yếu tố tự sự biểu cảm, thuyết minh. 

– Yêu cầu khi đọc hiểu văn bản: Chú ý những vấn đề:

+ Mục đích của văn bản.

+ Mối quan hệ giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ, dẫn chứng. 

+ Vai trò của yếu tố thuyết minh, tự sự, biểu cảm.


Viết 7

Câu 7 (trang 148, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Nêu tên các kiểu văn bản được rèn luyện viết trong sách, chỉ ra những yêu cầu chính khi viết. 


Phương pháp giải:

Gợi nhớ kiến thức của phần viết, dựa vào những hướng dẫn các bước khi viết và chỉ ra yêu cầu. 


Lời giải chi tiết:

– Tên các kiểu văn bản được rèn luyện viết: 

+ Văn bản nghị luận: Tác phẩm truyện, tác phẩm thơ, tác phẩm kịch, hiện tượng đời sống. 

+ Văn bản nghiên cứu, báo cáo về vấn đề tự nhiên hoặc xã hội. 

– Yêu cầu: 

+ Xác định các yếu tố hình thức và phân tích chỉ ra tác dụng của chúng trong việc thể hiện nội dung. 

+ Xác định các luận điểm, lí lẽ và dẫn chứng. 

+ Liên hệ với các tác giả, tác phẩm có cùng chủ đề; những vấn đề thực tế. 

+ Đưa ra được thông điệp với bản thân và người đọc. 


Viết 8

Câu 8 (trang 148, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Nêu và phân tích ý nghĩa những kĩ năng viết được rèn luyện trong các bài học.

Phương pháp giải:

Gợi nhớ kiến thức của phần viết, chú ý phần b của thực hành – phần rèn luyện kĩ năng. Rút ra ý nghĩa trong việc rèn luyện. 


Lời giải chi tiết:

– Kỹ năng được rèn luyện: 

+ Phân tích tác dụng của hình thức truyện, thơ.

+ Cách trích dẫn trong bài viết.

+ Cách biểu cảm và sử dụng các lập luận trong văn bản nghị luận.

+ Thao tác phân tích dẫn chứng và lập luận bác bỏ. 

– Ý nghĩa: Rèn luyện khả năng viết, trình bày các kỹ năng, phân tích, lập luận để phục vụ cho bài viết cũng như hiểu rõ hơn về thể loại đang tìm hiểu. 


Viết 9

Câu 9 (trang 148, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Nêu một số điểm giống nhau và khác nhau giữa yêu cầu viết bài nghị luận về một tác phẩm truyện, nghị luận về một tác phẩm thơ và nghị luận về một bộ phim hoặc tác phẩm kịch. 


Phương pháp giải:

Gợi nhớ kiến thức của phần viết, so sánh các yêu cầu cụ thể của bài viết để đưa ra điểm giống và khác nhau. 


Lời giải chi tiết:

 

 

Nghị luận về tác phẩm truyện

 

Nghị luận về tác phẩm thơ

 

Nghị luận về một bộ phim hoặc tác phẩm kịch

Giống nhau

Đều là phân tích đánh giá về nội dung và hình thức bằng những ý kiến, lí lẽ, dẫn chứng. Có thể phân tích toàn bộ hoặc một yếu tố hình thức hoặc nội dung.

Khác nhau

Cần làm rõ bối cảnh, hành động, suy nghĩ của nhân vật, tình huống truyện để từ đó suy ra được giá trị nội dung tác phẩm mang lại.

Cần làm rõ tên bài thơ, thể thơ, nhân vật trữ tình, vần nhịp, biện pháp tu từ để từ đó suy ra được giá trị nội dung tác phẩm mang lại.

Cần làm rõ thể loại kịch (bi kich hay chính kịch), nhân vật kịch, xung đột kịch, sự vận động trong hành động kịch và các chỉ dẫn sân khấu để suy ra được giá trị nội dung mà tác phẩm mang lại.

 

Nói và nghe 10

Câu 10 (trang 148, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Những nội dung chính được rèn luyện trong phần nói và nghe là gì? Các nội dung này có gì giống và khác so với nội dung phần nói và nghe ở tập I?


Phương pháp giải:

Gợi nhớ kiến thức của phần nói và nghe, đưa ra nội dung của các bài phần này và so sánh với nội dung của kì I.


Lời giải chi tiết:

– Nội dung nói và nghe

+ Giới thiệu một tác phẩm truyện, thơ, kịch. 

+ Trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội. 

+ Trình bày ý kiến đánh giá bình luận về một hiện tượng đời sống. 

– Giống và khác nhau với tập I: 

+ Giống nhau: Đều trình bày về một tác phẩm văn học.

+ Khác nhau: Kì I – Ngoài việc phân tích, đánh giá về tác phẩm văn học còn trình bày về bài hát, phẩm chất con người. Kỳ II – Giới thiệu một tác phẩm truyện, thơ, kịch. 


Tiếng Việt 11

Câu 11 (trang 148, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

a) Thống kê tên phần tiếng Việt trong tập II .

b) Nhận xét về mối quan hệ giữa kiến thức tiếng Việt với nội dung đọc – viết. 

c) Phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ mà em thích nhất trong một văn bản thơ của Bài 6. 


Phương pháp giải:

Gợi nhớ kiến thức của phần tiếng Việt, đưa ra mối quan hệ với kiến thức tiếng Việt và tìm ra biện pháp tu từ trong văn bản thơ Bài 6, phân tích tác dụng về nội dung và nghệ thuật.

Lời giải chi tiết:

a) 

– Tên phần tiếng Việt: 

+ Hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường. 

+ Ôn tập các biện pháp tu từ tiếng Việt. 

+ Cách giải thích nghĩa của từ và cách trình bày tài liệu tham khảo.

+ Ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.

+ Lỗi về thành phần câu và cách sửa. 

b) 

+ Các kiến thức phần tiếng Việt liên quan chặt chẽ đến phần đọc hiểu, giúp đọc hiểu nội dung các văn bản sâu sắc hơn. 

c) 

– Bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử. 

– Biện pháp tu từ: So sánh “Vườn ai mướt quá xanh như ngọc”

– Tác dụng: Nhấn mạnh thiên nhiên, khu vườn thôn Vĩ xanh tốt, tươi tốt, mang một màu xanh tươi đẹp. Đồng thời làm cho bài thơ thêm sinh động, hấp dẫn. 


TẢI APP ĐỂ XEM OFFLINE

Soạn Văn 11 Cánh diều tập 1

Soạn Văn 11 Cánh diều tập 2

Tóm tắt, bố cục, nội dung chính các tác phẩm