1. Đọc trang 19 sách bài tập Ngữ văn 8 – Chân trời sáng tạo

Trình bày khái niệm của văn bản thông tin giải thích một hiện tượng tự nhiên. Cấu trúc của văn bản thông tin giải thích một hiện tượng tự nhiên thường gồm mấy phần? Nội dung chính của từng phần là gì?

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Câu 1 (trang 19, sách bài tập Ngữ Văn 8, tập một):

Trình bày khái niệm của văn bản thông tin giải thích một hiện tượng tự nhiên.

Phương pháp giải:

Đưa ra cách hiểu về văn bản thông tin giải thích một hiện tượng tự nhiên.

Lời giải chi tiết:

Văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên là loại văn bản thông tin nhằm giới thiệu những hiểu biết khoa học cơ bản về hiện tượng đó.

Câu 2

Câu 2 (trang 19, sách bài tập Ngữ Văn 8, tập một):

Cấu trúc của văn bản thông tin giải thích một hiện tượng tự nhiên thường gồm mấy phần? Nội dung chính của từng phần là gì?

Phương pháp giải:

Dựa vào phần khái niệm để đưa ra cấu trúc của văn bản và nội dung chính của từng phần.

Lời giải chi tiết:

– Cấu trúc của văn bản thông tin giải thích một hiện tượng tự nhiên thường gồm 3 phần:

+ Phần mở đầu: giới thiệu khái quát về hiện tượng hoặc quá trình xảy ra hiện tượng trong thế giới tự nhiên.

+ Phần nội dung: giải thích nguyên nhân xuất hiện và cách thức diễn ra của hiện tượng tự nhiên.

+ Phần kết thúc (không bắt buộc): thường trình bày sự việc cuối của hiện tượng tự nhiên hoặc tóm tắt nội dung giải thích.

Câu 3

Câu 3 (trang 19, sách bài tập Ngữ Văn 8, tập một):

Nhận định nào sau đây KHÔNG PHẢI là đặc điểm về cách sử dụng ngôn ngữ của văn bản thông tin giải thích một hiện tượng tự nhiên.

a. Thường sử dụng từ ngữ thuộc một chuyên ngành khoa học cụ thể.

b. Thường sử dụng động từ miêu tả hoạt động hoặc trạng thái.

c. Thường sử dụng câu khiến để chỉ hành động hoặc yêu cầu thực hiện.

d. Thường sử  dụng từ ngữ miêu tả trình tự của một hoạt động.

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức về cách sử dụng ngôn ngữ trong văn bản thông tin để chọn đáp án đúng về nhận định không phải.

Lời giải chi tiết:

Đáp án: C

Câu 4

Câu 4 (trang 19, sách bài tập Ngữ Văn 8, tập một):

Trình bày khái niệm và dấu hiệu nhận biết cách trình bày thông tin theo cấu trúc so sánh và đối chiếu trong văn bản thông tin.

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức về văn bản thông tin để trình bày khái niệm và dấu hiệu nhận biết cách trình bày.

Lời giải chi tiết:

– Cách trình bày thông tin theo cấu trúc so sánh và đối chiếu trong văn bản thông tin là trình bày điểm giống và khác nhau giữa hai hay nhiều sự vật theo các tiêu chí so sánh cụ thể.

– Dấu hiện nhận biết:

+ So sánh và đối chiếu các đối tượng theo từng tiêu chí.

+ So sánh tổng thể các đối tượng: Người viết lần lượt trình bày biểu hiện của tất cả các tiêu chí ở từng đối tượng.

Câu 5

Câu 5 (trang 19, sách bài tập Ngữ Văn 8, tập một):

Việc sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ trong văn bản thông tin giải thích một hiện tượng tự nhiên thường mang đến những hiệu quả biểu đạt như thế nào?

Phương pháp giải:

Gợi nhớ về kiến thức phương tiện phi ngôn ngữ để chỉ ra tác dụng khi sử dụng trong văn bản thông tin.

Lời giải chi tiết:

* Hiệu quả biểu đạt của việc sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ trong văn bản thông tin giải thích một hiện tượng tự nhiên:

– Minh họa trực tiếp cho nội dung thông tin được trình bày trong văn bản, giúp người đọc dễ hiểu, dễ hình dung hơn về thông tin của văn bản.

– Có thể cung cấp thêm (những) thông tin mới về đối tượng, những thông tin ấy có thể chưa được đề cập bằng những phương tiện ngôn ngữ trong văn bản.

Câu 6

Câu 6 (trang 19, sách bài tập Ngữ Văn 8, tập một):

Đọc văn bản dưới đây và trả lời các câu hỏi:

a. Vẽ sơ đồ cấu trúc của văn bản trên và tóm tắt nội dung từng phần đã xác định.

b. Xác định (những) thông tin cơ bản của văn bản. Các chi tiết trong văn bản đã góp phần hỗ trợ thể hiện (những) thông tin cơ bản ấy ra sao? Hãy lí giải.

c. Đặc điểm của cách sử dụng ngôn ngữ trong văn bản có cho thấy đây là văn bản thông tin giải thích một hiện tượng tự nhiên không? Vì sao?

d. Xác định cách trình bày thông tin của đoạn trích sau và cho biết tác dụng của cách trình bày ấy: “Hành tinh của chúng ta di chuyển trong không gian cùng với bảy hành tinh khác ở gần … Còn ban ngày là khi chúng ta đối diện trực tiếp với Mặt Trời và các chùm tia Mặt Trời chiếu (cực nhanh) thẳng vào chúng ta.”

đ. Văn bản đã sử dụng (những) loại phương tiện phi ngôn ngữ nào? Hiệu quả biểu đạt của chúng là gì?

e. Việc hiểu biết về những thông tin trên đem đến cho em cảm nhận gì về thế giới tự nhiên? Từ đó, em có suy nghĩ gì về quan niệm cho rằng con người có thể chế ngự, kiểm soát và khai thác thiên nhiên để phục vụ cho cuộc sống của mình?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn trích và trả lời các câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

a.

b.

(Những) thông tin cơ bản của văn bản

Các chi tiết góp phần hỗ trợ thể hiện những thông tin cơ bản

Cách thức Trái Đất di chuyển trong không gian và tạo ra ngày – đêm

– Chi tiết về cách trình bày đề mục “Trái Đất di chuyển trong không gian”

– Chi tiết về cách Trái Đất vừa tự xoay quanh mình vừa xoay vòng quanh Mặt Trời.

– Chi tiết ánh sáng từ Mặt Trời đến Trái Đất có bước sóng khác nhau.

– Chi tiết hình ảnh minh họa về thứ tự sắp xếp bước sóng của các loại ánh sáng

Trái Đất được bao bọc bởi bầu khí quyển xung quanh mình.

– Chi tiết về cách trình bày đề mục “Trái Đất được bao bọc bởi khí quyển của mình”.

– Chi tiết về sự cấu tạo bầu khí quyển của Trái Đất.

Cách thức diễn ra hiện tượng “phân tán ánh sáng” khi các chùm sáng từ Mặt Trời đến Trái Đất.

– Chi tiết về cách trình bày đề mục “Khí quyển “chơi đùa” với ánh sáng”.

– Chi tiết về cách thức các phân tử trong khí quyển của Trái Đất kết hợp với ánh sáng và đầy ánh sáng qua lại giữa các phân tử, tạo nên hiện tượng “phân tán ánh sáng”.

– Chi tiết về các ánh sáng có bước sóng ngăn và bước sóng dài, minh họa về bước sóng của ánh sáng xanh dương.

Nguyên nhân bầu trời lúc bình minh và hoàng hôn thường có màu sắc rực rỡ và đẹp mắt.

– Chi tiết về cách trình bày đề mục “Màu sắc lúc bình minh và hoàng hôn”.

– Chi tiết về quãng đường của ánh sáng từ Trái Đất đến Mặt Trời vào lúc bình minh và hoàng hôn.

– Chi tiết về sự phân tán ánh sáng xanh dương và ánh sáng đỏ, cam, vàng vào lúc bình minh và hoàng hôn.

– Các chi tiết của văn bản ở cả phương diện hình thức (cách trình bày đề mục, sử dụng hình ảnh minh họa) và nội dung (các chi tiết được trình bày cụ thể trong từng phần của văn bản) cùng tập trung, hướng đến việc làm rõ và nổi bật các thông tin cơ bản. Ngược lại, các thông tin cơ bản cũng góp phần định hướng việc lựa chọn, sử dụng các chi tiết trong văn bản. 

c.

– Đặc điểm của cách sử dụng ngôn ngữ trong văn bản Vì sao bầu trời lúc bình minh và hoàng hôn thường có màu sắc đẹp? cho thấy đây là văn bản thông tin giải thích một hiện tượng tự nhiên.

– Lí giải:

+ Một số từ ngữ thuộc chuyên ngành khoa học thiên văn như: hành tinh, không gian, Mặt Trời, Trái Đất, khí quyển,….; chuyên ngành quang học như: ánh sáng, bước sóng, phân tán ánh sáng,….

+ Động từ/ cụm động từ miêu tả hoạt động hoặc trạng thái như: xoay, lặn, mọc, khuất, quay, bao bọc, phân tán, va đập,…

d.

– Cách trình bày thông tin của đoạn trích: so sánh, đối chiếu.

– Tác dụng của trình bày thông tin ấy: giúp người đọc hình dung rõ hơn sự khác nhau về cách di chuyển của Trái Đất trong không gian và vị trí của người đứng trên Trái Đất so với Mặt Trời vào thời điểm hoàng hôn và bình minh.

đ.

– Loại phương tiện phi ngôn ngữ mà văn bản sử dụng: hình ảnh.

– Hiệu quả biểu đạt trong văn bản: làm cho thông tin của văn bản trở nên trực quan, rõ ràng hơn, giúp người đọc để hình dung hơn nội dung văn bản.

e.

– Việc hiểu biết về những thông tin đã cho em những thông tin bổ ích và thú vị về thế giới tự nhiên.

– Quan niệm cho rằng con người có thể chế ngự, kiểm soát và khai thác thiên nhiên để phục vụ cho cuộc sống của mình là quan niệm đúng. Bởi con người đã có thể sử dụng những tài nguyên thiên nhiên để phục vụ nhu cầu sống của con người.

TẢI APP ĐỂ XEM OFFLINE

SBT VĂN TẬP 1 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

SBT VĂN TẬP 2 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO