4. Đề kiểm tra giữa học kì 2 – Đề số 04

Đề bài

Câu 1 :

Câu nào dưới đây liệt kê đầy đủ những đặc điểm của hiện tượng khúc xạ ánh sáng?

  • A.

    Tia sáng là đường thẳng

  • B.

    Tia sáng truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác.

  • C.

    Tia sáng bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường

  • D.

    Tia sáng bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường khi truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác.

Câu 2 :

Vật đặt ở vị trí nào trước thấu kính phân kì cho ảnh trùng vị trí tiêu điểm:

  • A.

    Đặt trong khoảng tiêu cự.                          

  • B.

    Đặt ngoài khoảng tiêu cự.

  • C.

    Đặt tại tiêu điểm.                                       

  • D.

    Đặt rất xa.

Câu 3 :

Hiện tượng nào sau đây là hiện tượng khúc xạ ánh sáng?

  • A.

    Tia sáng đến mặt gương bị hắt ngược trở lại                        

  • B.

    Tia sáng đi từ môi trường trong suốt này đến môi trường trong suốt khác bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường

  • C.

    Tia sáng trắng đi qua một lăng kính bị phân tích thành nhiều màu

  • D.

    Tia sáng trắng đi qua một tấm kính màu đỏ thì có màu đỏ

Câu 4 :

Với 2 cuộn dây có số vòng dây khác nhau ở máy biến thế          

  • A.

    Cuộn dây ít vòng hơn là cuộn sơ cấp

  • B.

    Cuộn dây nhiều vòng hơn là cuộn sơ cấp.

  • C.

    Cuộn dây ít vòng hơn là cuộn thứ cấp

  • D.

    Cuộn dây nào cũng có thể là cuộn thứ cấp.           

Câu 5 :

Đối với thấu kính phân kỳ, khi vật đặt rất xa thấu kính thì ảnh ảo của vật tạo bởi thấu kính:

  • A.

    ở tại quang tâm.

  • B.

    ở cách thấu kính một khoảng bằng tiêu cự.

  • C.

    ở khác phía so với vật.

  • D.

    ở rất xa so với tiêu điểm.

Câu 6 :

Tác dụng từ của dòng điện thay đổi như thế nào khi dòng điện đổi chiều?

  • A.

    Không còn tác dụng từ

  • B.

    Lực từ đổi chiều

  • C.

    Tác dụng từ mạnh lên gấp đôi

  • D.

    Tác dụng từ giảm đi

Câu 7 :

Các thiết bị nào sau đây không sử dụng dòng điện xoay chiều ?

  • A.

    Máy thu thanh dùng pin

  • B.

    Bóng đèn dây tóc mắc vào điện nhà 220V

  • C.

    Tủ lạnh

  • D.

    Ấm đun nước

Câu 8 :

Đặt một vật sáng AB trước thấu kính phân kỳ thu được ảnh A’B’ là:

  • A.

    ảnh ảo, ngược chiều với vật, luôn nhỏ hơn vật.

  • B.

    ảnh ảo, cùng chiều với vật, luôn nhỏ hơn vật.

  • C.

    ảnh ảo, ngược chiều với vật, luôn lớn hơn vật.

  • D.

    ảnh thật, cùng chiều, và lớn hơn vật.

Câu 9 :

Trường hợp nào dưới đây thì trong cuộn dây không xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều?

  • A.

    Cho nam châm quay trước cuộn dây dẫn kín, các đường sức từ bị cuộn dây cắt ngang

  • B.

    Cho cuộn dây dẫn kín quay trong từ trường của nam châm và cắt các đường sức của từ trường

  • C.

    Liên tục cho một cực của nam châm lại gần rồi ra xa một đầu cuộn dây dẫn kín

  • D.

    Đặt trục Bắc Nam của thanh nam châm trùng với trục của ống dây rồi cho nam châm quay quanh trục đó.

Câu 10 :

Khi ánh sáng truyền từ không khí sang thủy tinh thì

  • A.

    Góc khúc xạ r không phụ thuộc vào góc tới i.

  • B.

    Góc tới i nhỏ hơn góc khúc xạ r.

  • C.

    Khi góc tới i tăng thì góc khúc xạ r giảm.

  • D.

    Khi góc tới i tăng thì góc khúc xạ r tăng.

Câu 11 :

Xét đường đi của tia sáng qua thấu kính, thấu kính ở hình nào là thấu kính phân kì?  

  • A.

    hình a.

  • B.

    hình b.

  • C.

    hình c.

  • D.

    hình d.

Câu 12 :

Có mấy cách tạo ra dòng điện xoay chiều:

  • A.

    1

  • B.

    2

  • C.

    3

  • D.

    4

Câu 13 :

Chọn phát biểu đúng.

  • A.

    Bộ phận đứng yên gọi là roto

  • B.

    Bộ phận quay gọi là stato

  • C.

    Có hai loại máy phát điện xoay chiều

  • D.

    Máy phát điện quay càng nhanh thì hiệu điện thế ở hai đầu cuộn dây của máy càng nhỏ

Câu 14 :

Máy phát điện xoay chiều bắt buộc phải có các bộ phận chính nào để có thể tạo ra dòng điện

  • A.

    Nam châm vĩnh cửu và sợi dây dẫn nối với hai cực của nam châm điện

  • B.

    Nam châm điện và sợi dây dẫn nối nam châm với đèn

  • C.

    Cuộn dây dẫn và nam châm

  • D.

    Cuộn dây dẫn và lõi sắt

Câu 15 :

Một khung dây dẫn kín được đặt trong từ trường như hình vẽ. Chọn phát biểu đúng. Khi cho khung quay quanh trục PQ nằm ngang:

  • A.
    Trong khung không xuất hiện dòng điện xoay chiều do số đường sức từ qua khung dây luôn bằng không.
  • B.
    Trong khung xuất hiện dòng điện xoay chiều.
  • C.
    Trong khung không xuất hiện dòng điện xoay chiều do số đường sức từ qua khung dây luôn thay đổi.
  • D.
    Không xác định được trong khung có dòng điện xoay chiều hay không.
Câu 16 :

Một máy biến áp lí tưởng có N1 = 5 000 vòng ; N2 = 250 vòng ; I1 (dòng điện hiệu dụng ở cuộn sơ cấp) là 0,4 A. Dòng điện hiệu dụng ở cuộn thứ cấp là bao nhiêu ?

  • A.
    8 A.  
  • B.
    0,8 A.  
  • C.
    0,2 A
  • D.
    2 A.
Câu 17 :

Một máy biến áp lí tưởng có tỉ số \({{{N_1}} \over {{N_2}}} = {1 \over {50}}\). Điện áp hiệu dụng và cường độ dòng điện hiệu dụng ở cuộn sơ cấp lần lượt là 100 V và 5 A. Biết công suất hao phí trên đường dây bằng 10% công suất truyền đi. Điện áp ở cuộn thứ cấp và công suất truyền đi từ cuộn thứ cấp đến phụ tải lần lượt là bao nhiêu ?

  • A.
    100 V ; 100 W    
  • B.
    50 V ; 50 W.
  • C.
    5 000 V ; 450 W.          
  • D.
    500 V ; 500 W.
Câu 18 :

Khi truyền đi cùng một công suất điện, muốn giảm công suất hao phí do tỏa nhiệt, thì dùng cách nào sau đây có lợi hơn

  • A.

    Giảm điện trở của đường dây đi 2 lần

  • B.

    Tăng tiết diện dây dẫn lên 2 lần

  • C.

    Giảm chiều dài dây dẫn 2 lần

  • D.

    Tăng hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn

Câu 19 :

Trên cùng một đường dây dẫn tải đi cùng một công suất điện, nếu dùng dây dẫn có tiết diện tăng lên gấp đôi thì công suất hao phí vì tỏa nhiệt sẽ:

  • A.

    Tăng 2 lần

  • B.

    Giảm 2 lần

  • C.

    Tăng 4 lần

  • D.

    Giảm 4 lần

Câu 20 :

Trên cùng một đường dây dẫn tải đi một công suất điện xác định dưới một hiệu điện thế xác định, nếu dùng dây dẫn có đường kính tiết diện giảm đi một nửa thì công suất hao phí vì tỏa nhiệt sẽ thay đổi như thế nào?

  • A.

    Tăng 2 lần

  • B.

    Tăng 4 lần

  • C.

    Giảm 2 lần

  • D.

    Giảm 4 lần

Câu 21 :

Hiệu điện thế giữa hai đầu dây cuộn sơ cấp và cuộn thứ cấp của một máy biến thế lần lượt là \(220V\) và \(12V\). Nếu số vòng dây cuộn sơ cấp là \(440\) vòng, thì số vòng dây cuộn thứ cấp là:

  • A.

    \(240\) vòng

  • B.

    \(60\) vòng

  • C.

    \(24\) vòng

  • D.

    \(6\) vòng

Câu 22 :

Một bóng đèn ghi (6 V – 3W), lần lượt mắc vào mạch điện 1 chiều rồi mắc vào mạch điện xoay chiều có cùng hiệu điện thế 6V thì:

  • A.
    Khi dùng nguồn 1 chiều đèn sáng hơn     
  • B.
    Khi dùng nguồn xoay chiều đèn sáng hơn      
  • C.
    Đèn sáng trong 2 trường hợp như nhau       
  • D.
    Khi dùng nguồn xoay chiều đèn chớp nháy.      
Câu 23 :

Chiếu một tia sáng từ không khí sang nước theo phương vuông góc với mặt phân cách giữa hai môi trường. Góc khúc xạ có độ lớn là:

  • A.
    00
  • B.
    300
  • C.
    600
  • D.
    900
Câu 24 :

Khi tia sáng truyền từ không khí vào nước, gọi i là góc tới và r là góc khúc xạ thì

  • A.

    r < i

  • B.

    r > i

  • C.

    r = i

  • D.

    2r = i

Câu 25 :

Đặt vật sáng nhỏ vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ và cách thấu kính 20 cm. Biết tiêu cự thấu kính bằng 15 cm. Ảnh của vật sáng cho bởi thấu kính là

  • A.
    ảnh thật, nhỏ hơn vật. 
  • B.
    ảnh ảo, nhỏ hơn vật.       
  • C.
    ảnh ảo, lớn hơn vật.   
  • D.
    ảnh thật, lớn hơn vật.
Câu 26 :

Cho một thấu kính có tiêu cự là 20cm. Độ dài FF’ giữa hai tiêu điểm của thấu kính là:

  • A.

    20cm

  • B.

    40cm

  • C.

    10cm

  • D.

    50cm

Câu 27 :

Ảnh \(S’\) của điểm sáng \(S\) được đặt như hình là:

  • A.
  • B.
  • C.
  • D.
Câu 28 :

Một thấu kính phân kì có tiêu cự \(25cm\). Khoảng cách giữa hai tiêu điểm \(F\) và \(F’\)  là:

  • A.

    \(12,5cm\)

  • B.

    \(25cm\)

  • C.

    \(37,5cm\)

  • D.

    \(50cm\)

Câu 29 :

Đặt ngón tay trước một thấu kính, rồi đặt mắt sau thấu kính ta thấy một ảnh lớn hơn chính ngón tay đó cùng chiều với ngón tay đó. Ảnh đó là ảnh thật hay ảnh ảo?. Thấu kính là hội tụ hay phân kì?

  • A.

    Ảnh đó là ảnh thật, thấu kính đó là thấu kính hội tụ.

  • B.

    Ảnh đó là ảnh ảo, thấu kính đó là thấu kính hội tụ

  • C.

    Ảnh đó là ảnh thật, thấu kính đó là thấu kính phân kì.

  • D.

    Ảnh đó là ảnh ảo, thấu kính đó là thấu kính phân kì.

Câu 30 :

Treo một thanh nam châm bằng một sợi dây mềm rồi thả cho nam châm đu đưa quanh vị trí cân bằng \(OA\) (hình vẽ). Dòng điện cảm ứng xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín \(B\) là:

  • A.
    Dòng điện xoay chiều           
  • B.
    Dòng điện có chiều không đổi
  • C.
    Không xuất hiện dòng điện trong cuộn dây.
  • D.
    Không xác định được.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Câu nào dưới đây liệt kê đầy đủ những đặc điểm của hiện tượng khúc xạ ánh sáng?

  • A.

    Tia sáng là đường thẳng

  • B.

    Tia sáng truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác.

  • C.

    Tia sáng bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường

  • D.

    Tia sáng bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường khi truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Hiện tượng khúc xạ là hiện tượng tia sáng truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường.

Câu 2 :

Vật đặt ở vị trí nào trước thấu kính phân kì cho ảnh trùng vị trí tiêu điểm:

  • A.

    Đặt trong khoảng tiêu cự.                          

  • B.

    Đặt ngoài khoảng tiêu cự.

  • C.

    Đặt tại tiêu điểm.                                       

  • D.

    Đặt rất xa.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Vật đặt rất xa thấu kính, ảnh ảo của vật có vị trí cách thấu kính một khoảng bằng tiêu cự.

Câu 3 :

Hiện tượng nào sau đây là hiện tượng khúc xạ ánh sáng?

  • A.

    Tia sáng đến mặt gương bị hắt ngược trở lại                        

  • B.

    Tia sáng đi từ môi trường trong suốt này đến môi trường trong suốt khác bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường

  • C.

    Tia sáng trắng đi qua một lăng kính bị phân tích thành nhiều màu

  • D.

    Tia sáng trắng đi qua một tấm kính màu đỏ thì có màu đỏ

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Hiện tượng khúc xạ là hiện tượng tia sáng truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường.

Câu 4 :

Với 2 cuộn dây có số vòng dây khác nhau ở máy biến thế          

  • A.

    Cuộn dây ít vòng hơn là cuộn sơ cấp

  • B.

    Cuộn dây nhiều vòng hơn là cuộn sơ cấp.

  • C.

    Cuộn dây ít vòng hơn là cuộn thứ cấp

  • D.

    Cuộn dây nào cũng có thể là cuộn thứ cấp.           

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Hiệu điện thế ở hai đầu mỗi cuộn dây của máy biến thế tỉ lệ với số vòng dây của mỗi cuộn: \(\frac{{{U_1}}}{{{U_2}}} = \frac{{{n_1}}}{{{n_2}}}\)

+ Khi hiệu điện thế ở cuộn sơ cấp lớn hơn hiệu điện thế ở cuộn thứ cấp \(\left( {{U_1} > {U_2}} \right)\) ta có máy hạ thế

+ Khi hiệu điện thế ở cuộn sơ cấp nhỏ hơn hiệu điện thế ở cuộn thứ cấp \(\left( {{U_1} < {U_2}} \right)\) ta có máy tăng thế

=> Cuộn dây nào cũng có thể là cuộn thứ cấp

Câu 5 :

Đối với thấu kính phân kỳ, khi vật đặt rất xa thấu kính thì ảnh ảo của vật tạo bởi thấu kính:

  • A.

    ở tại quang tâm.

  • B.

    ở cách thấu kính một khoảng bằng tiêu cự.

  • C.

    ở khác phía so với vật.

  • D.

    ở rất xa so với tiêu điểm.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Vật đặt rất xa thấu kính, ảnh ảo của vật có vị trí cách thấu kính một khoảng bằng tiêu cự.

Câu 6 :

Tác dụng từ của dòng điện thay đổi như thế nào khi dòng điện đổi chiều?

  • A.

    Không còn tác dụng từ

  • B.

    Lực từ đổi chiều

  • C.

    Tác dụng từ mạnh lên gấp đôi

  • D.

    Tác dụng từ giảm đi

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Lực từ (tác dụng từ) đổi chiều khi dòng điện đổi chiều.

Câu 7 :

Các thiết bị nào sau đây không sử dụng dòng điện xoay chiều ?

  • A.

    Máy thu thanh dùng pin

  • B.

    Bóng đèn dây tóc mắc vào điện nhà 220V

  • C.

    Tủ lạnh

  • D.

    Ấm đun nước

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Máy thu thanh dùng pin không sử dụng dòng điện xoay chiều vì pin là nguồn điện một chiều

Câu 8 :

Đặt một vật sáng AB trước thấu kính phân kỳ thu được ảnh A’B’ là:

  • A.

    ảnh ảo, ngược chiều với vật, luôn nhỏ hơn vật.

  • B.

    ảnh ảo, cùng chiều với vật, luôn nhỏ hơn vật.

  • C.

    ảnh ảo, ngược chiều với vật, luôn lớn hơn vật.

  • D.

    ảnh thật, cùng chiều, và lớn hơn vật.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Ta có ảnh của một vật qua thấu kính phân kì luôn là ảnh ảo, cùng chiều và nhỏ hơn vật.

Câu 9 :

Trường hợp nào dưới đây thì trong cuộn dây không xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều?

  • A.

    Cho nam châm quay trước cuộn dây dẫn kín, các đường sức từ bị cuộn dây cắt ngang

  • B.

    Cho cuộn dây dẫn kín quay trong từ trường của nam châm và cắt các đường sức của từ trường

  • C.

    Liên tục cho một cực của nam châm lại gần rồi ra xa một đầu cuộn dây dẫn kín

  • D.

    Đặt trục Bắc Nam của thanh nam châm trùng với trục của ống dây rồi cho nam châm quay quanh trục đó.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Trường hợp trong cuộn dây dẫn kín không xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều là đặt trục Bắc Nam của thanh nam châm trùng với trục của ống dây rồi cho nam châm quay quanh trục đó.

Câu 10 :

Khi ánh sáng truyền từ không khí sang thủy tinh thì

  • A.

    Góc khúc xạ r không phụ thuộc vào góc tới i.

  • B.

    Góc tới i nhỏ hơn góc khúc xạ r.

  • C.

    Khi góc tới i tăng thì góc khúc xạ r giảm.

  • D.

    Khi góc tới i tăng thì góc khúc xạ r tăng.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Ta có:

Khi tia sáng truyền từ không khí sang các môi trường trong suốt rắn, lỏng khác nhau thì góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới.

Khi góc tới tăng (giảm) thì góc khúc xạ cũng tăng (giảm)

Câu 11 :

Xét đường đi của tia sáng qua thấu kính, thấu kính ở hình nào là thấu kính phân kì?  

  • A.

    hình a.

  • B.

    hình b.

  • C.

    hình c.

  • D.

    hình d.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Ta có:

(1): Tia tới song song với trục chính thì tia ló kéo dài đi qua tiêu điểm.

(2): Tia tới đến quang tâm thì tia ló tiếp tục truyền thẳng theo phương của tia tới.

(3): Tia tới có đường kéo dài qua tiêu điểm thì tia ló song song với trục chính (tia này đặc biệt khác với thấu kính hội tụ)

Câu 12 :

Có mấy cách tạo ra dòng điện xoay chiều:

  • A.

    1

  • B.

    2

  • C.

    3

  • D.

    4

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Có 2 cách tạo ra dòng điện xoay chiều là:

+ Cho nam châm quay trước cuộn dây dẫn kín

+ Cho cuộn dây dẫn quay trong từ trường

Câu 13 :

Chọn phát biểu đúng.

  • A.

    Bộ phận đứng yên gọi là roto

  • B.

    Bộ phận quay gọi là stato

  • C.

    Có hai loại máy phát điện xoay chiều

  • D.

    Máy phát điện quay càng nhanh thì hiệu điện thế ở hai đầu cuộn dây của máy càng nhỏ

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

A – sai vì: Bộ phận đứng yên gọi là stato

B – sai vì: Bộ phận quay gọi là roto

C – đúng

D – sai vì: Máy phát điện quay càng nhanh thì hiệu điện thế ở 2 đầu cuộn dây của máy càng lớn

Câu 14 :

Máy phát điện xoay chiều bắt buộc phải có các bộ phận chính nào để có thể tạo ra dòng điện

  • A.

    Nam châm vĩnh cửu và sợi dây dẫn nối với hai cực của nam châm điện

  • B.

    Nam châm điện và sợi dây dẫn nối nam châm với đèn

  • C.

    Cuộn dây dẫn và nam châm

  • D.

    Cuộn dây dẫn và lõi sắt

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Máy phát điện xoay chiều có hai bộ phận chính là nam châm và cuộn dây dẫn.

Câu 15 :

Một khung dây dẫn kín được đặt trong từ trường như hình vẽ. Chọn phát biểu đúng. Khi cho khung quay quanh trục PQ nằm ngang:

  • A.
    Trong khung không xuất hiện dòng điện xoay chiều do số đường sức từ qua khung dây luôn bằng không.
  • B.
    Trong khung xuất hiện dòng điện xoay chiều.
  • C.
    Trong khung không xuất hiện dòng điện xoay chiều do số đường sức từ qua khung dây luôn thay đổi.
  • D.
    Không xác định được trong khung có dòng điện xoay chiều hay không.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Điều kiện để xuất hiện dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín là số đường sức từ xuyên qua tiết diện \(S\) của cuộn dây biến thiên. Muốn dòng điện cảm ứng đó là dòng xoay chiều thì số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây luân phiên tăng giảm.

Lời giải chi tiết :

Khi cho khung quay quanh trục \(PQ\) nằm ngang thì các đường sức từ xuyên qua khung dây vẫn luôn bằng không, tức là không có sự biến đổi của các đường sức từ  nên trong khung dây không xuất hiện dòng điện xoay chiều.

Câu 16 :

Một máy biến áp lí tưởng có N1 = 5 000 vòng ; N2 = 250 vòng ; I1 (dòng điện hiệu dụng ở cuộn sơ cấp) là 0,4 A. Dòng điện hiệu dụng ở cuộn thứ cấp là bao nhiêu ?

  • A.
    8 A.  
  • B.
    0,8 A.  
  • C.
    0,2 A
  • D.
    2 A.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

 Đáp án A

Áp dụng công thức máy biến áp \({{{n_1}} \over {{n_2}}} = {{{I_2}} \over {{I_1}}} =  > {I_2} = {I_1}.{{{n_1}} \over {{n_2}}} = 0,4.{{5000} \over {250}} = 8A\)

Câu 17 :

Một máy biến áp lí tưởng có tỉ số \({{{N_1}} \over {{N_2}}} = {1 \over {50}}\). Điện áp hiệu dụng và cường độ dòng điện hiệu dụng ở cuộn sơ cấp lần lượt là 100 V và 5 A. Biết công suất hao phí trên đường dây bằng 10% công suất truyền đi. Điện áp ở cuộn thứ cấp và công suất truyền đi từ cuộn thứ cấp đến phụ tải lần lượt là bao nhiêu ?

  • A.
    100 V ; 100 W    
  • B.
    50 V ; 50 W.
  • C.
    5 000 V ; 450 W.          
  • D.
    500 V ; 500 W.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Áp dụng công thức máy biến áp:

\(\frac{{{N_1}}}{{{N_2}}} = \frac{{{U_1}}}{{{U_2}}} \Rightarrow {U_2} = {U_1}.\frac{{{N_2}}}{{{N_1}}} = 100.50 = 5000V\)

Công suất trên cuộn thứ cấp có giá trị là:

\(\begin{gathered}
\frac{{{N_1}}}{{{N_2}}} = \frac{{{I_2}}}{{{I_1}}} \Rightarrow {I_2} = {I_1}.\frac{{{N_1}}}{{{N_2}}} = 5.\frac{1}{{50}} = 0,1A \hfill \\
\Rightarrow {P_2} = H.{P_1} = 90\% .{U_1}.{I_1} = 450W \hfill \\
\end{gathered} \)

Câu 18 :

Khi truyền đi cùng một công suất điện, muốn giảm công suất hao phí do tỏa nhiệt, thì dùng cách nào sau đây có lợi hơn

  • A.

    Giảm điện trở của đường dây đi 2 lần

  • B.

    Tăng tiết diện dây dẫn lên 2 lần

  • C.

    Giảm chiều dài dây dẫn 2 lần

  • D.

    Tăng hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn

Đáp án : D

Phương pháp giải :

+ Vận dụng biểu thức tính điện trở: \(R = \rho \frac{l}{S}\)

+ Sử dụng công thức tính công suất hao phí: \({P_{hp}} = \frac{{{P^2}R}}{{{U^2}}}\)

Lời giải chi tiết :

Ta có:

+ Điện trở của dây dẫn được tính bởi công thức: \(R = \rho \frac{l}{S}\)

+ Công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây tải điện: \({P_{hp}} = \frac{{{P^2}R}}{{{U^2}}}\)

=> Các phương án A, B, C chỉ làm công suất hao phí giảm 2 lần

Khi tăng hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn 2 lần thì công suất hao phí giảm 4 lần.

Câu 19 :

Trên cùng một đường dây dẫn tải đi cùng một công suất điện, nếu dùng dây dẫn có tiết diện tăng lên gấp đôi thì công suất hao phí vì tỏa nhiệt sẽ:

  • A.

    Tăng 2 lần

  • B.

    Giảm 2 lần

  • C.

    Tăng 4 lần

  • D.

    Giảm 4 lần

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+ Vận dụng biểu thức tính điện trở: \(R = \rho \frac{l}{S}\)

+ Sử dụng công thức tính công suất hao phí: \({P_{hp}} = \frac{{{P^2}R}}{{{U^2}}}\)

Lời giải chi tiết :

Ta có:

+ Điện trở của dây dẫn được tính bởi công thức: \(R = \rho \frac{l}{S}\)

+ Công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây tải điện: \({P_{hp}} = \frac{{{P^2}R}}{{{U^2}}}\)

=>Nếu dùng dây dẫn có tiết diện tăng lên gấp đôi\(S’ = 2{\rm{S}}\) thì điện trở của dây dẫn giảm đi hai lần: \(R’ = \frac{{\rm{R}}}{2}\)

=> Công suất hao phí cũng giảm đi 2 lần

Câu 20 :

Trên cùng một đường dây dẫn tải đi một công suất điện xác định dưới một hiệu điện thế xác định, nếu dùng dây dẫn có đường kính tiết diện giảm đi một nửa thì công suất hao phí vì tỏa nhiệt sẽ thay đổi như thế nào?

  • A.

    Tăng 2 lần

  • B.

    Tăng 4 lần

  • C.

    Giảm 2 lần

  • D.

    Giảm 4 lần

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+ Vận dụng biểu thức tính điện trở: \(R = \rho \frac{l}{S}\)

+ Sử dụng biểu thức tính tiết diện: \(S = \pi {r^2} = \pi {\left( {\frac{d}{2}} \right)^2}\)

+ Sử dụng công thức tính công suất hao phí: \({P_{hp}} = \frac{{{P^2}R}}{{{U^2}}}\)

Lời giải chi tiết :

Ta có:

+ Điện trở của dây dẫn được tính bởi công thức: \(R = \rho \frac{l}{S}\)

+ Tiết diện \(S = \pi {r^2} = \pi {\left( {\frac{d}{2}} \right)^2}\)

+ Công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây tải điện: \({P_{hp}} = \frac{{{P^2}R}}{{{U^2}}}\)

=>Dùng dây dẫn có đường kính tiết diện giảm đi một nửa tức là \(d’ = \frac{d}{2}\) thì điện trở của dây dẫn tăng 4 lần: \(R’ = 4{\rm{R}}\)

=> Công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây tải điện khi đó tăng 4 lần

Câu 21 :

Hiệu điện thế giữa hai đầu dây cuộn sơ cấp và cuộn thứ cấp của một máy biến thế lần lượt là \(220V\) và \(12V\). Nếu số vòng dây cuộn sơ cấp là \(440\) vòng, thì số vòng dây cuộn thứ cấp là:

  • A.

    \(240\) vòng

  • B.

    \(60\) vòng

  • C.

    \(24\) vòng

  • D.

    \(6\) vòng

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Sử dụng biểu thức: \(\dfrac{{{U_1}}}{{{U_2}}} = \dfrac{{{n_1}}}{{{n_2}}}\)

Lời giải chi tiết :

Ta có:

\(\dfrac{{{U_1}}}{{{U_2}}} = \dfrac{{{n_1}}}{{{n_2}}} \to {n_2} = \dfrac{{{U_2}}}{{{U_1}}}{n_1} = \dfrac{{12}}{{220}}440 = 24\) vòng

Câu 22 :

Một bóng đèn ghi (6 V – 3W), lần lượt mắc vào mạch điện 1 chiều rồi mắc vào mạch điện xoay chiều có cùng hiệu điện thế 6V thì:

  • A.
    Khi dùng nguồn 1 chiều đèn sáng hơn     
  • B.
    Khi dùng nguồn xoay chiều đèn sáng hơn      
  • C.
    Đèn sáng trong 2 trường hợp như nhau       
  • D.
    Khi dùng nguồn xoay chiều đèn chớp nháy.      

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Một bóng đèn ghi (6 V – 3W), lần lượt mắc vào mạch điện 1 chiều rồi mắc vào mạch điện xoay chiều có cùng hiệu điện thế 6V thì đèn sáng trong 2 trường hợp như nhau.

Câu 23 :

Chiếu một tia sáng từ không khí sang nước theo phương vuông góc với mặt phân cách giữa hai môi trường. Góc khúc xạ có độ lớn là:

  • A.
    00
  • B.
    300
  • C.
    600
  • D.
    900

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Chiếu một tia sáng từ không khí sang nước theo phương vuông góc với mặt phân cách giữa hai môi trường. Góc khúc xạ có độ lớn là 00

Câu 24 :

Khi tia sáng truyền từ không khí vào nước, gọi i là góc tới và r là góc khúc xạ thì

  • A.

    r < i

  • B.

    r > i

  • C.

    r = i

  • D.

    2r = i

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Sử dụng kết luận về thí nghiệm hiện tượng khúc xạ ánh sáng

Lời giải chi tiết :

Ta có: Khi tia sáng truyền từ không khí sang các môi trường trong suốt rắn, lỏng khác nhau thì góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới.

\( \leftrightarrow r < i\)

Câu 25 :

Đặt vật sáng nhỏ vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ và cách thấu kính 20 cm. Biết tiêu cự thấu kính bằng 15 cm. Ảnh của vật sáng cho bởi thấu kính là

  • A.
    ảnh thật, nhỏ hơn vật. 
  • B.
    ảnh ảo, nhỏ hơn vật.       
  • C.
    ảnh ảo, lớn hơn vật.   
  • D.
    ảnh thật, lớn hơn vật.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Gọi d là khoảng cách từ vật đến kính; f là tiêu cự của kính. Các trường hợp tạo ảnh của thấu kính hội tụ:

– Nếu d < f : ảnh ảo, cùng chiều, lớn hơn vật

– Nếu d = f : ảnh thật, ở rất xa

– Nếu d > f : ảnh thật, ngược chiều vật

  + f < d < 2f: ảnh lớn hơn vật

  + d = 2f : ảnh bằng vật

  + d > 2f : ảnh nhỏ hơn vật

Lời giải chi tiết :

Ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}d = 20cm\\f = 15m \Rightarrow 2f = 30cm\end{array} \right. \Rightarrow d < f < 2f\)

→ Ảnh của vật sáng cho bởi thấu kính là ảnh thật, lớn hơn vật.

Câu 26 :

Cho một thấu kính có tiêu cự là 20cm. Độ dài FF’ giữa hai tiêu điểm của thấu kính là:

  • A.

    20cm

  • B.

    40cm

  • C.

    10cm

  • D.

    50cm

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Ta có: \(OF = OF’ = f\) – tiêu cự của thấu kính

Ta suy ra: \(FF’ = 2f = 2.20 = 40cm\)

Câu 27 :

Ảnh \(S’\) của điểm sáng \(S\) được đặt như hình là:

  • A.
  • B.
  • C.
  • D.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

+ Kẻ tia tới \(SI\) bất kì

+ Kẻ trục phụ song song với \(SI\)

+ Qua \(F’\)  kẻ đường vuông góc với trục chính, cắt trục phụ tại tiêu điểm phụ \({F_p}’\)

+ Tia tới song song với trục phụ thì tia ló qua tiêu điểm phụ nên tia ló qua \(I\) và \({F_p}’\), tia ló này cắt trục chính tại \(S’\). \(S’\) là ảnh cần xác định.

Câu 28 :

Một thấu kính phân kì có tiêu cự \(25cm\). Khoảng cách giữa hai tiêu điểm \(F\) và \(F’\)  là:

  • A.

    \(12,5cm\)

  • B.

    \(25cm\)

  • C.

    \(37,5cm\)

  • D.

    \(50cm\)

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Ta có:

\(F,F’\) là tiêu điểm nằm về hai phía của thấu kính, cách đều quang tâm

Khoảng cách từ quang tâm đến mỗi tiêu điểm \(OF = OF’ = f\) gọi là tiêu cự của thấu kính

=> Khoảng cách: \(FF’ = 2f = 2.25 = 50cm\)

Câu 29 :

Đặt ngón tay trước một thấu kính, rồi đặt mắt sau thấu kính ta thấy một ảnh lớn hơn chính ngón tay đó cùng chiều với ngón tay đó. Ảnh đó là ảnh thật hay ảnh ảo?. Thấu kính là hội tụ hay phân kì?

  • A.

    Ảnh đó là ảnh thật, thấu kính đó là thấu kính hội tụ.

  • B.

    Ảnh đó là ảnh ảo, thấu kính đó là thấu kính hội tụ

  • C.

    Ảnh đó là ảnh thật, thấu kính đó là thấu kính phân kì.

  • D.

    Ảnh đó là ảnh ảo, thấu kính đó là thấu kính phân kì.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

– Ta thấy thấu kính hội tụ cho:

+ ảnh ảo lớn hơn vật cùng chiều với vật

+ ảnh thật lớn hơn vật ngược chiều với vật

– Thấu kính phân kì luôn cho ảnh ảo nhỏ hơn vật

Theo dữ kiện bài toán thì ảnh lớn hơn vật và cùng chiều với vật nên thấu kính đó là thấu kính hội tụ và ảnh đó là ảnh ảo

Câu 30 :

Treo một thanh nam châm bằng một sợi dây mềm rồi thả cho nam châm đu đưa quanh vị trí cân bằng \(OA\) (hình vẽ). Dòng điện cảm ứng xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín \(B\) là:

  • A.
    Dòng điện xoay chiều           
  • B.
    Dòng điện có chiều không đổi
  • C.
    Không xuất hiện dòng điện trong cuộn dây.
  • D.
    Không xác định được.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Điều kiện để xuất hiện dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín là số đường sức từ xuyên qua tiết diện \(S\) của cuộn dây biến thiên. Muốn dòng điện cảm ứng đó là dòng xoay chiều thì số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây luân phiên tăng giảm.

Lời giải chi tiết :

Là dòng điện xoay chiều vì số đường sức từ xuyên qua tiết diện \(S\) của cuộn dây luân phiên tăng giảm.

Khi thanh nam châm tiến lại gần vị trí cân bằng \(OA\) thì số đường sức từ gửi qua cuộn dây \(B\) sẽ tăng. Tiếp đến thanh nam châm tiến ra xa vị trí cân bằng \(OA,\) số lượng đường sức từ gửi qua cuộn dây \(B\) sẽ giảm.

\( \Rightarrow \) Số đường sức từ xuyên qua tiết diện \(S\) của cuộn dây \(B\) luân phiên tăng giảm nêm dòng điện cảm ứng xuất hiện trong cuộn dây là dòng xoay chiều.

TẢI APP ĐỂ XEM OFFLINE