9. Bài 53. Protein

Đề bài

Câu 1 :

Đun nóng protein trong dung dịch axit hoặc bazơ đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được sản phẩm là

  • A.

    Este và nước.       

  • B.

    Hỗn hợp amino axit.

  • C.

    Chất bay hơi có mùi khét.

  • D.

    Các axit béo.

Câu 2 :

Các phân tử protein đều phải có chứa nguyên tố

  • A.

    Cacbon, hiđro.             

  • B.

    Cacbon, oxi.

  • C.

    Cacbon, hiđro, oxi.

  • D.

    Cacbon, hiđro, oxi, nitơ.

Câu 3 :

Protein được tạo từ

  • A.

    Các amino axit.             

  • B.

    Các axit amin.

  • C.

    Các axit hữu cơ.

  • D.

    Các axit axetic.

Câu 4 :

Chọn nhận xét đúng

  • A.

    Protein có khối lượng phân tử lớn và cấu tạo đơn giản.

  • B.

    Protein có khối lượng phân tử lớn và do nhiều phân tử amino axit giống nhau tạo nên.

  • C.

    Protein có khối lượng phân tử rất lớn và cấu tạo cực kì phức tạp do nhiều loại amino axit tạo nên.

  • D.

    Protein có khối lượng phân tử lớn do nhiều phân tử axit axetic tạo nên.

Câu 5 :

Một số protein tan được trong nước tạo thành dung dịch keo, khi đun nóng hoặc cho thêm hóa chất vào dung dịch này thường xảy ra kết tủa protein. Hiện tượng đó gọi là

  • A.

    sự oxi hóa.     

  • B.

    sự khử.        

  • C.

    sự cháy. 

  • D.

    sự đông tụ

Câu 6 :

Cho chanh vào sữa bò xảy ra hiện tượng

  • A.

    Kết tủa.

  • B.

    Đông tụ.    

  • C.

    Sủi bọt khí.  

  • D.

    Không có hiện tượng

Câu 7 :

Để phân biệt vải dệt bằng tơ tằm và vải dệt bằng sợi bông, chúng ta có thể

  • A.

    gia nhiệt để thực hiện phản ứng đông tụ.

  • B.

    đốt và ngửi, nếu có mùi khét là vải bằng tơ tằm.

  • C.

    dùng quỳ tím.

  • D.

    dùng phản ứng thủy phân.

Câu 8 :

Đốt cháy chất hữu cơ X (X là một trong số các chất tinh bột, saccarozơ, glucozơ, protein) thấy sản phẩm tạo ra là CO2, H2O và N2. Vậy X có thể là

  • A.

    tinh bột.         

  • B.

    saccarozơ.   

  • C.

    glucozơ.    

  • D.

    protein.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Đun nóng protein trong dung dịch axit hoặc bazơ đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được sản phẩm là

  • A.

    Este và nước.       

  • B.

    Hỗn hợp amino axit.

  • C.

    Chất bay hơi có mùi khét.

  • D.

    Các axit béo.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Do protein bị thủy phân trong dung dịch axit, dung dịch bazơ hoặc nhờ xúc tác của enzim sinh ra các amino axit

=> Đun nóng protein với dung dịch axit, dung dịch bazơ đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn ta thu được sản phẩm là hỗn hợp các amino axit.

Câu 2 :

Các phân tử protein đều phải có chứa nguyên tố

  • A.

    Cacbon, hiđro.             

  • B.

    Cacbon, oxi.

  • C.

    Cacbon, hiđro, oxi.

  • D.

    Cacbon, hiđro, oxi, nitơ.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Các phân tử protein đều phải có chứa nguyên tố: Cacbon, hiđro, oxi, nitơ.

Câu 3 :

Protein được tạo từ

  • A.

    Các amino axit.             

  • B.

    Các axit amin.

  • C.

    Các axit hữu cơ.

  • D.

    Các axit axetic.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Protein được tạo từ các amino axit.

Câu 4 :

Chọn nhận xét đúng

  • A.

    Protein có khối lượng phân tử lớn và cấu tạo đơn giản.

  • B.

    Protein có khối lượng phân tử lớn và do nhiều phân tử amino axit giống nhau tạo nên.

  • C.

    Protein có khối lượng phân tử rất lớn và cấu tạo cực kì phức tạp do nhiều loại amino axit tạo nên.

  • D.

    Protein có khối lượng phân tử lớn do nhiều phân tử axit axetic tạo nên.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Nhận xét đúng là: Protein có khối lượng phân tử rất lớn và cấu tạo cực kì phức tạp do nhiều loại amino axit tạo nên.

Câu 5 :

Một số protein tan được trong nước tạo thành dung dịch keo, khi đun nóng hoặc cho thêm hóa chất vào dung dịch này thường xảy ra kết tủa protein. Hiện tượng đó gọi là

  • A.

    sự oxi hóa.     

  • B.

    sự khử.        

  • C.

    sự cháy. 

  • D.

    sự đông tụ

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Một số protein tan được trong nước tạo thành dung dịch keo, khi đun nóng hoặc cho thêm hóa chất vào dung dịch này thường xảy ra kết tủa protein. Hiện tượng đó gọi là sự đông tụ.

Câu 6 :

Cho chanh vào sữa bò xảy ra hiện tượng

  • A.

    Kết tủa.

  • B.

    Đông tụ.    

  • C.

    Sủi bọt khí.  

  • D.

    Không có hiện tượng

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Cho chanh vào sữa bò xảy ra hiện tượng đông tụ. Vì trong sữa bò có nhiều protein, mà protein bị đông tụ trong axit.

Câu 7 :

Để phân biệt vải dệt bằng tơ tằm và vải dệt bằng sợi bông, chúng ta có thể

  • A.

    gia nhiệt để thực hiện phản ứng đông tụ.

  • B.

    đốt và ngửi, nếu có mùi khét là vải bằng tơ tằm.

  • C.

    dùng quỳ tím.

  • D.

    dùng phản ứng thủy phân.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Để phân biệt vải dệt bằng tơ tằm và vải dệt bằng sợi bông, chúng ta có thể đốt và ngửi, nếu có mùi khét (giống mùi tóc cháy) là vải bằng tơ tằm, vải bằng bông đốt không có mùi khét (giống mùi đốt gỗ) vì bông làm từ xenlulozơ còn vải tơ tằm làm từ protein.

Câu 8 :

Đốt cháy chất hữu cơ X (X là một trong số các chất tinh bột, saccarozơ, glucozơ, protein) thấy sản phẩm tạo ra là CO2, H2O và N2. Vậy X có thể là

  • A.

    tinh bột.         

  • B.

    saccarozơ.   

  • C.

    glucozơ.    

  • D.

    protein.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Đốt cháy chất hữu cơ X (X là một trong số các chất tinh bột, saccarozơ, glucozơ, protein) thấy sản phẩm tạo ra là CO2, H2O và N2 => X chứa C, H, O và N

=> X là protein

TẢI APP ĐỂ XEM OFFLINE