Câu 7 trang 16 SGK Đại số và Giải tích 11 Nâng cao

Xét tính chẵn – lẻ của mỗi hàm số sau :

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Xét tính chẵn – lẻ của mỗi hàm số sau :

a.  \(y = \cos \left( {x – {\pi \over 4}} \right)\)

b.  \(y = \tan \left| x \right|\) 

c.  \(y = \tan x – \sin 2x.\)

LG a

\(y = \cos \left( {x – {\pi \over 4}} \right)\)

Lời giải chi tiết:

Ta có:

\(\eqalign{
& f\left( x \right) = \cos \left( {x – {\pi \over 4}} \right)\cr&f\left( {{\pi \over 4}} \right) = 1,f\left( { – {\pi \over 4}} \right) = 0 \cr 
& f\left( { – {\pi \over 4}} \right) \ne f\left( {{\pi \over 4}} \right)\cr& \text{và }f\left( { – {\pi \over 4}} \right) \ne – f\left( {{\pi \over 4}} \right) \cr} \)

Nên \(y = \cos \left( {x – {\pi \over 4}} \right)\) không phải là hàm số chẵn cũng không phải là hàm số lẻ.

Vui lòng nhập mật khẩu để tiếp tục

test123

LG b

\(y = \tan \left| x \right|\) 

Lời giải chi tiết:

\(f(x) = \tan|x|\).

Tập xác định \(D =\mathbb R \backslash  \left\{ {{\pi \over 2} + k\pi ,k \in \mathbb Z} \right\}\)

\(x \in D ⇒ -x \in D\) và \(f(-x) = \tan |-x| = \tan |x| = f(x)\)

Do đó \(y = \tan |x|\) là hàm số chẵn.

LG c

\(y = \tan x – \sin 2x.\)

Lời giải chi tiết:

\(f(x) = \tan x – \sin 2x\).

Tập xác định \(D =\mathbb R \backslash \left\{ {{\pi \over 2} + k\pi ,k \in\mathbb Z} \right\}\)

\(x \in D ⇒ -x \in D\) và \(f(-x) = \tan(-x) – \sin(-2x)\)

\(= -\tan x + \sin 2x = -(\tan x – \sin 2x)\)

\(= -f(x)\)

Do đó \(y = \tan x – \sin 2x\) là hàm số lẻ.

Sachgiaihay.com

TẢI APP ĐỂ XEM OFFLINE

ĐẠI SỐ VÀ GIẢI TÍCH – TOÁN 11 NÂNG CAO