4. Tác phẩm Lại đọc "Chữ người tử tù" của Nguyễn Tuân

Đề bài

Câu 1 :

Nhà phê bình Nguyễn Đăng Mạnh quê quán tại:

  • A.
    Phú Thọ
  • B.
    Hà Nội
  • C.
    Tuyên Quang
  • D.
    Nghệ An

Câu 2 :

Ý nào sau đây đúng khi nói về tác giả Nguyễn Đăng Mạnh?

  • A.
    Khi Cách mạng tháng Tám nổ ra, trường ông học sơ tán lên Phú Thọ, rồi trường bị giải tán.
  • B.
    Ông theo học trường trung cấp sư phạm ở Tuyên Quang và bước vào nghề giáo.
  • C.
    Năm 1960, Nguyễn Đăng Mạnh được giữ lại trường Đại học Sư phạm Hà Nội làm cán bộ giảng dạy.
  • D.
    Tất cả các đáp án trên

Câu 3 :

Nguyễn Đăng Mạnh được phong tặng danh hiệu:

  • A.
    Nhà giáo Nhân dân
  • B.
    Nghệ sĩ Ưu tú
  • C.
    Nghệ sĩ Nhân dân
  • D.
    Nhà giáo Ưu tú

Câu 4 :

Người viết đã nêu vấn đề gì qua đoạn đầu văn bản?

  • A.
    Mô típ nhân vật người nông dân
  • B.
    Thế giới tâm hồn của nhà văn
  • C.
    Thế giới nhân vật của các nhà văn
  • D.
    Thiên nhiên trong văn đàn Việt Nam

Câu 5 :

Vì sao tác giả lại cho rằng Chữ người tử tù là “sự chiến thắng của ánh sáng với bóng tối”?

  • A.
    Vì cuối cùng, Huấn Cao – người mắc tội – vẫn bị xử tử
  • B.
    Vì đó là sự chiến thắng của cái đẹp, cái thiện lương với cái nhơ nhuốc, xấu xa.
  • C.
    Vì Huấn Cao đã hiểu được tấm lòng của quản ngục và đồng ý cho chữ
  • D.
    Tất cả các đáp án trên

Câu 6 :

Theo tác giả, người “vô úy” là:

  • A.
    Những người hèn nhát, hay run sợ trước kẻ mạnh hơn
  • B.
    Những người vô tư, không suy nghĩ nhiều
  • C.
    Những người có tinh thần gang thép, không sợ trước những lực lượng thù địch
  • D.
    Những người bạo lực, hung hăng

Câu 7 :

Người viết đã phân tích, làm rõ thêm khía cạnh gì ở các nhân vật trong Chữ người tử tù?

  • A.
    Ham mê quyền lực
  • B.
    Kính sợ cái tài, cái đẹp và thiện lương
  • C.
    Hèn nhát
  • D.
    Tất cả các đáp án trên

Câu 8 :

Văn bản trên cho thấy người viết muốn làm sáng tỏ điểm đặc sắc nào về nội dung của truyện ngắn Chữ người tử tù?

  • A.
    Muốn nhấn mạnh thông điệp về sự chiến thắng của cái đẹp, cái thiện với cái ác.
  • B.
    Cho thấy quan niệm thẩm mĩ của Nguyễn Tuân về cái đẹp của con người
  • C.
    Cho thấy quan niệm thẩm mĩ của Nguyễn Tuân về cái đẹp của nghệ thuật.
  • D.
    Tất cả các đáp án trên

Câu 9 :

Văn bản trên cho thấy người viết muốn làm sáng tỏ điểm đặc sắc nào về nghệ thuật của truyện ngắn Chữ người tử tù?

  • A.
    Nghệ thuật xây dựng cốt truyện cùng tình huống truyện
  • B.
    Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật đặc sắc của tác giả.
  • C.
    Sử dụng triệt để các hình ảnh đối lập để làm sáng tỏ quan niệm thẩm mĩ của mình.
  • D.
    Tất cả các đáp án trên

Câu 10 :

Trong phần 2, người viết đã nêu ra luận điểm nào để làm nổi bật vẻ đẹp của các nhân vật trong truyện Chữ người tử tù, nhất là việc “biết sợ” “cái tài, cái đẹp và thiên tính tốt đẹp của con người (thiên lương)”?

  • A.
    Ánh sáng chói lóa của con người tài đức vẹn toàn trong ngục tù tăm tối, toàn kẻ tiểu nhân
  • B.
    Tinh thần cứng rắn, gan góc của những người mang nhân cách cao thượng
  • C.
    Thái độ của Huấn Cao với người quản ngục
  • D.
    Tất cả các đáp án trên

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Nhà phê bình Nguyễn Đăng Mạnh quê quán tại:

  • A.
    Phú Thọ
  • B.
    Hà Nội
  • C.
    Tuyên Quang
  • D.
    Nghệ An

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Tìm kiếm thông tin trên sách, báo, internet,…

Nhớ lại thông tin về quê quán của Nguyễn Đăng Mạnh

Lời giải chi tiết :

Nguyễn Đăng Mạnh sinh năm 1930 ở Nam Định, quê quán tại Gia Lâm, Hà Nội. Ông mất vào năm 2018.

Câu 2 :

Ý nào sau đây đúng khi nói về tác giả Nguyễn Đăng Mạnh?

  • A.
    Khi Cách mạng tháng Tám nổ ra, trường ông học sơ tán lên Phú Thọ, rồi trường bị giải tán.
  • B.
    Ông theo học trường trung cấp sư phạm ở Tuyên Quang và bước vào nghề giáo.
  • C.
    Năm 1960, Nguyễn Đăng Mạnh được giữ lại trường Đại học Sư phạm Hà Nội làm cán bộ giảng dạy.
  • D.
    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Tìm kiếm thông tin trên sách, báo, internet,…

Nhớ lại thông tin về tiểu sử của Nguyễn Đăng Mạnh

Lời giải chi tiết :

+ Nguyễn Đăng Mạnh sinh năm 1930 ở Nam Định, quê quán tại Gia Lâm, Hà Nội. Ông mất vào năm 2018.

+ Thiếu thời, ông theo học ở trường Chu Văn An, Hà Nội. Khi Cách mạng tháng Tám nổ ra, trường ông học sơ tán lên Phú Thọ, rồi trường bị giải tán. Ông theo học trường trung cấp sư phạm ở Tuyên Quang và bước vào nghề giáo.

+ Năm 1960, Nguyễn Đăng Mạnh được giữ lại trường Đại học Sư phạm Hà Nội làm cán bộ giảng dạy. Từ đó ông bắt đầu viết nghiên cứu và trở thành nhà nghiên cứu phê bình.

+ Ông từng làm chủ nhiệm bộ môn Văn học Việt Nam hiện đại, khoa Ngữ văn, trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

Câu 3 :

Nguyễn Đăng Mạnh được phong tặng danh hiệu:

  • A.
    Nhà giáo Nhân dân
  • B.
    Nghệ sĩ Ưu tú
  • C.
    Nghệ sĩ Nhân dân
  • D.
    Nhà giáo Ưu tú

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Tìm kiếm thông tin trên sách, báo, internet,…

Nhớ lại thông tin về tiểu sử của Nguyễn Đăng Mạnh

Lời giải chi tiết :

Nguyễn Đăng Mạnh được coi là nhà nghiên cứu đầu ngành về văn học Việt Nam hiện đại và được phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân.

Câu 4 :

Người viết đã nêu vấn đề gì qua đoạn đầu văn bản?

  • A.
    Mô típ nhân vật người nông dân
  • B.
    Thế giới tâm hồn của nhà văn
  • C.
    Thế giới nhân vật của các nhà văn
  • D.
    Thiên nhiên trong văn đàn Việt Nam

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Đọc kĩ đoạn 1, đưa ra vấn đề chính được nêu ra

Lời giải chi tiết :

Vấn đề: Thế giới nhân vật của các nhà văn.

Câu 5 :

Vì sao tác giả lại cho rằng Chữ người tử tù là “sự chiến thắng của ánh sáng với bóng tối”?

  • A.
    Vì cuối cùng, Huấn Cao – người mắc tội – vẫn bị xử tử
  • B.
    Vì đó là sự chiến thắng của cái đẹp, cái thiện lương với cái nhơ nhuốc, xấu xa.
  • C.
    Vì Huấn Cao đã hiểu được tấm lòng của quản ngục và đồng ý cho chữ
  • D.
    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Đọc kĩ đoạn 2, tìm ra câu văn thể hiện lý do của ý kiến.

Lời giải chi tiết :

Vì đó là sự chiến thắng của cái đẹp, cái thiện lương với cái nhơ nhuốc, xấu xa.

Câu 6 :

Theo tác giả, người “vô úy” là:

  • A.
    Những người hèn nhát, hay run sợ trước kẻ mạnh hơn
  • B.
    Những người vô tư, không suy nghĩ nhiều
  • C.
    Những người có tinh thần gang thép, không sợ trước những lực lượng thù địch
  • D.
    Những người bạo lực, hung hăng

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Đọc kĩ đoạn 2

Lời giải chi tiết :

“Vô úy”: cái không biết sợ trước những lực lượng thù địch

Câu 7 :

Người viết đã phân tích, làm rõ thêm khía cạnh gì ở các nhân vật trong Chữ người tử tù?

  • A.
    Ham mê quyền lực
  • B.
    Kính sợ cái tài, cái đẹp và thiện lương
  • C.
    Hèn nhát
  • D.
    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Đọc kĩ đoạn 2, tìm ra những biểu hiện khác ngoài việc không sợ điều gì ở các nhân vật.

Lời giải chi tiết :

Những nhân vật không sợ bất cứ những thế lực những quyền lực giáng xuống khi biết họ cố tình làm sai nhiệm vụ. Nhưng Nguyễn Tuân đã dạy chúng ta muốn nên người phải biết kính sợ cái tài, cái đẹp và thiện lương trong mỗi con người. Nếu con người mà không sợ điều đó mà còn lăng mạ, giày xéo, e sợ tiền tài, quyền thế thì là những kẻ hèn nhát yếu kém đáng bị ghét bỏ.

Câu 8 :

Văn bản trên cho thấy người viết muốn làm sáng tỏ điểm đặc sắc nào về nội dung của truyện ngắn Chữ người tử tù?

  • A.
    Muốn nhấn mạnh thông điệp về sự chiến thắng của cái đẹp, cái thiện với cái ác.
  • B.
    Cho thấy quan niệm thẩm mĩ của Nguyễn Tuân về cái đẹp của con người
  • C.
    Cho thấy quan niệm thẩm mĩ của Nguyễn Tuân về cái đẹp của nghệ thuật.
  • D.
    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Đọc kĩ toàn bài, chỉ ra nội dung của truyện ngắn.

Lời giải chi tiết :

– Giá trị nội dung:

+ Muốn nhấn mạnh thông điệp về sự chiến thắng của cái đẹp, cái thiện với cái ác.

+ Cho thấy quan niệm thẩm mĩ của Nguyễn Tuân về cái đẹp của con người và nghệ thuật.

Câu 9 :

Văn bản trên cho thấy người viết muốn làm sáng tỏ điểm đặc sắc nào về nghệ thuật của truyện ngắn Chữ người tử tù?

  • A.
    Nghệ thuật xây dựng cốt truyện cùng tình huống truyện
  • B.
    Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật đặc sắc của tác giả.
  • C.
    Sử dụng triệt để các hình ảnh đối lập để làm sáng tỏ quan niệm thẩm mĩ của mình.
  • D.
    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Đọc kĩ toàn bài, chỉ ra nghệ thuật của truyện ngắn.

Lời giải chi tiết :

– Nghệ thuật:

+  Nghệ thuật xây dựng cốt truyện cùng tình huống truyện và hình tượng nhân vật đặc sắc của tác giả.

+ Sử dụng triệt để các hình ảnh đối lập để làm sáng tỏ quan niệm thẩm mĩ của mình.

Câu 10 :

Trong phần 2, người viết đã nêu ra luận điểm nào để làm nổi bật vẻ đẹp của các nhân vật trong truyện Chữ người tử tù, nhất là việc “biết sợ” “cái tài, cái đẹp và thiên tính tốt đẹp của con người (thiên lương)”?

  • A.
    Ánh sáng chói lóa của con người tài đức vẹn toàn trong ngục tù tăm tối, toàn kẻ tiểu nhân
  • B.
    Tinh thần cứng rắn, gan góc của những người mang nhân cách cao thượng
  • C.
    Thái độ của Huấn Cao với người quản ngục
  • D.
    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Đọc kĩ toàn bài, chỉ ra các lập luận để làm rõ luận điểm vẻ đẹp của các nhân vật.

Lời giải chi tiết :

Luận điểm 1: Ánh sáng chói lóa của con người tài đức vẹn toàn trong ngục tù tăm tối, toàn kẻ tiểu nhân

Luận điểm 2: Tinh thần cứng rắn, gan góc của những người mang nhân cách cao thượng

Luận điểm 3: Thái độ của Huấn Cao với người quản ngục.

TẢI APP ĐỂ XEM OFFLINE