8. Tác phẩm Tình ca ban mai

Đề bài

Câu 1 :

Bài thơ Tình ca ban mai của tác giả:

  • A.
    Xuân Quỳnh
  • B.
    Chế Lan Viên
  • C.
    Nguyễn Khoa Điềm
  • D.
    Nguyễn Đình Thi

Câu 2 :

Bài thơ Tình ca ban mai được rút trong tập thơ nào?

  • A.
    Hoa ngày thường – Chim báo bão
  • B.
    Ánh sáng và phù sa
  • C.
    Chế Lan Viên toàn tập
  • D.
    Đối thoại mới

Câu 3 :

Trong bốn khổ thơ đầu, có những từ ngữ chỉ thời gian nào?

  • A.
    Chiều, mai, bình minh, khuya, ban mai
  • B.
    Chiều, mai, trưa, khuya, ban mai
  • C.
    Chiều, tối, trưa, khuya, ban mai
  • D.
    Chiều, hoàng hôn, trưa, khuya, ban mai

Câu 4 :

Hình ảnh nào được lặp lại trong các dòng thơ số 8 và 16?

  • A.
    Nắng
  • B.
    Sao vàng
  • C.
    Rừng non
  • D.
    Chim

Câu 5 :

Nội dung của bốn khổ thơ đầu là gì?

  • A.
    Em đến mang lại sức sống mãnh liệt cho thiên nhiên đất trời, em về làm cho chim vườn bay hết, em ở khiến trời cũng trong xanh hơn.
  • B.
    Bức tranh thiên nhiên cuộc sống ở khổ thơ này đã lấy cái phủ định để khẳng định, bổ sung, củng cố thêm vững vàng cho bài thơ.
  • C.
    Miêu tả sự hạnh phúc khi em về
  • D.
    Tất cả đáp án trên

Câu 6 :

Nội dung của bốn khổ thơ sau là?

  • A.
    Thể hiện tầm quan trọng của nhân vật trữ tình em
  • B.
    Bức tranh thiên nhiên
  • C.
    Miêu tả sự hạnh phúc khi em về
  • D.
    Đáp án khác

Câu 7 :

“Em như chiều đi,

Gọi chim vườn bay hết”

Câu thơ trên có nghĩa là:

  • A.
    Sự vận động không phải là của riêng em nữa mà đã nhuốm cả sang cảnh vật.
  • B.
    Sự sống như đang mất dần, đang bị tàn lụi bởi em là quầng sáng duy nhất có thể tạo nên sự sống.
  • C.
    Em bước đi “đánh cắp” trong lòng anh niềm yêu và nỗi nhớ da diết.
  • D.
    Tất cả các đáp án trên

Câu 8 :

“Em về, tựa mai về,

Rừng non xanh lộc biếc”

Câu thơ thể hiện cảm xúc gì của tác giả?

  • A.
    Sự lo lắng tột cùng
  • B.
    Nỗi buồn trào dâng
  • C.
    Niềm vui sướng trào dâng
  • D.
    Tất cả đáp án trên

Câu 9 :

“Tình em như sao khuya

Rải hạt vàng chi chít”

Câu thơ trên sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

  • A.
    So sánh
  • B.
    Ẩn dụ
  • C.
    Hoán dụ
  • D.
    Nhân hóa

Câu 10 :

Nội dung của bài thơ Tình ca ban mai là?

  • A.
    Khắc họa nổi bật là những giai điệu vui tươi, ngọt ngào của bản tình ca về tình yêu
  • B.
    Là tình yêu của tuổi trẻ đầy rực rỡ, nồng cháy của một trái tim yêu thương, tha thiết và tin tưởng vào tình yêu của mình.
  • C.
    Là nỗi đồng cảm sâu sắc của nhà thơ với thế hệ trẻ khao khát tình yêu.
  • D.
    Tất cả các đáp án trên

Câu 11 :

Giá trị nghệ thuật của bài thơ là?

  • A.
    Sử dụng thể thơ 5 chữ độc đáo
  • B.
    Ngôn ngữ thơ giàu nhạc điệu và tinh tế
  • C.
    Ngòi bút uyên bác và tạo được cái riêng
  • D.
    Tất cả đáp án trên

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Bài thơ Tình ca ban mai của tác giả:

  • A.
    Xuân Quỳnh
  • B.
    Chế Lan Viên
  • C.
    Nguyễn Khoa Điềm
  • D.
    Nguyễn Đình Thi

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Nhớ lại tác giả của bài thơ

Lời giải chi tiết :

Bài thơ Tình ca ban mai của tác giả Chế Lan Viên

Câu 2 :

Bài thơ Tình ca ban mai được rút trong tập thơ nào?

  • A.
    Hoa ngày thường – Chim báo bão
  • B.
    Ánh sáng và phù sa
  • C.
    Chế Lan Viên toàn tập
  • D.
    Đối thoại mới

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Tìm kiến trong sách, báo, internet,…

Nhớ lại xuất xứ bài thơ

Lời giải chi tiết :

Bài thơ “Tình ca ban mai” rút trong tập thơ Chế Lan Viên toàn tập.

Câu 3 :

Trong bốn khổ thơ đầu, có những từ ngữ chỉ thời gian nào?

  • A.
    Chiều, mai, bình minh, khuya, ban mai
  • B.
    Chiều, mai, trưa, khuya, ban mai
  • C.
    Chiều, tối, trưa, khuya, ban mai
  • D.
    Chiều, hoàng hôn, trưa, khuya, ban mai

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Đọc kĩ 4 khổ thơ đầu tìm ra các từ ngữ chỉ thời gian.

Lời giải chi tiết :

– Từ ngữ chỉ thời gian: chiều, mai, trưa, khuya, ban mai.

→ Rất nhiều các từ ngữ chỉ thời gian, những khoảng thời gian khác nhau trong một ngày.

Câu 4 :

Hình ảnh nào được lặp lại trong các dòng thơ số 8 và 16?

  • A.
    Nắng
  • B.
    Sao vàng
  • C.
    Rừng non
  • D.
    Chim

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Đọc kĩ dòng thơ 8 và 16 để chỉ ra được hình ảnh lặp lại.

Lời giải chi tiết :

– Dòng thơ số 8: Rải hạt vàng chi chít

– Dòng thơ số 16: Mọc sao vàng chi chít

→ Hình ảnh lặp lại: sao vàng mọc chi chít.

Câu 5 :

Nội dung của bốn khổ thơ đầu là gì?

  • A.
    Em đến mang lại sức sống mãnh liệt cho thiên nhiên đất trời, em về làm cho chim vườn bay hết, em ở khiến trời cũng trong xanh hơn.
  • B.
    Bức tranh thiên nhiên cuộc sống ở khổ thơ này đã lấy cái phủ định để khẳng định, bổ sung, củng cố thêm vững vàng cho bài thơ.
  • C.
    Miêu tả sự hạnh phúc khi em về
  • D.
    Tất cả đáp án trên

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Đọc kĩ 4 khổ thơ đầu và rút ra giá trị nội dung

Lời giải chi tiết :

Bốn khổ thơ đầu: Đã thể hiện tầm quan trọng của nhân vật trữ tình em. Em đến mang lại sức sống mãnh liệt cho thiên nhiên đất trời, em về làm cho chim vườn bay hết, em ở khiến trời cũng trong xanh hơn.

Câu 6 :

Nội dung của bốn khổ thơ sau là?

  • A.
    Thể hiện tầm quan trọng của nhân vật trữ tình em
  • B.
    Bức tranh thiên nhiên
  • C.
    Miêu tả sự hạnh phúc khi em về
  • D.
    Đáp án khác

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Đọc kĩ 4 câu thơ đầu và rút ra giá trị nội dung

Lời giải chi tiết :

4 khổ thơ sau là bức tranh thiên nhiên cuộc sống, 4 khổ thơ ấy đã lấy cái phủ định để khẳng định, bổ sung, củng cố thêm vững vàng cho bài thơ

Câu 7 :

“Em như chiều đi,

Gọi chim vườn bay hết”

Câu thơ trên có nghĩa là:

  • A.
    Sự vận động không phải là của riêng em nữa mà đã nhuốm cả sang cảnh vật.
  • B.
    Sự sống như đang mất dần, đang bị tàn lụi bởi em là quầng sáng duy nhất có thể tạo nên sự sống.
  • C.
    Em bước đi “đánh cắp” trong lòng anh niềm yêu và nỗi nhớ da diết.
  • D.
    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Đọc kĩ hai câu thơ và phân tích

Lời giải chi tiết :

Sự vận động không phải là của riêng em nữa mà đã nhuốm cả sang cảnh vật. Em đi “như chiều đi” để “chim vườn bay hết”. Sự sống như đang mất dần, đang bị tàn lụi bởi em là quầng sáng duy nhất có thể tạo nên sự sống. Em bước đi “đánh cắp” trong lòng anh niềm yêu và nỗi nhớ da diết. Câu chữ như khắc khoải và như đong đầy niềm thương nhớ.

Câu 8 :

“Em về, tựa mai về,

Rừng non xanh lộc biếc”

Câu thơ thể hiện cảm xúc gì của tác giả?

  • A.
    Sự lo lắng tột cùng
  • B.
    Nỗi buồn trào dâng
  • C.
    Niềm vui sướng trào dâng
  • D.
    Tất cả đáp án trên

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Đọc kĩ hai câu thơ

Phân tích cảm xúc của tác giả

Lời giải chi tiết :

Khi có em niềm vui ào vào trong lòng anh rợn ngợp và sự sống thì đang vươn đầy trên cảnh vật. Không còn là niềm khắc khoải, không còn là nỗi buồn tê tái; bao nhiêu nỗi nhớ trong anh kết lại thành niềm vui, niềm sung sướng dâng tràn.

Câu 9 :

“Tình em như sao khuya

Rải hạt vàng chi chít”

Câu thơ trên sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

  • A.
    So sánh
  • B.
    Ẩn dụ
  • C.
    Hoán dụ
  • D.
    Nhân hóa

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Đọc kĩ câu thơ và nhớ lại dấu hiện nhận biết các biện pháp nghệ thuật

Lời giải chi tiết :

Câu thơ sử dụng biện pháp so sánh “tình em” với “sao khuya”

Câu 10 :

Nội dung của bài thơ Tình ca ban mai là?

  • A.
    Khắc họa nổi bật là những giai điệu vui tươi, ngọt ngào của bản tình ca về tình yêu
  • B.
    Là tình yêu của tuổi trẻ đầy rực rỡ, nồng cháy của một trái tim yêu thương, tha thiết và tin tưởng vào tình yêu của mình.
  • C.
    Là nỗi đồng cảm sâu sắc của nhà thơ với thế hệ trẻ khao khát tình yêu.
  • D.
    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Đọc kĩ bài thơ, rút ra giá trị nội dung

Lời giải chi tiết :

Bài thơ Tình ca ban mai của Chế Lan Viên khắc họa nổi bật là những giai điệu vui tươi, ngọt ngào của bản tình ca về tình yêu, những âm điệu du dương, nhẹ nhàng và đằm thắm, đó là tình yêu của tuổi trẻ đầy rực rỡ, nồng cháy của một trái tim yêu thương, tha thiết và tin tưởng vào tình yêu của mình.

Cái “tôi” trong bài là nỗi đồng cảm sâu sắc của nhà thơ với thế hệ trẻ khao khát tình yêu. Chỉ với vài dòng thơ, Chế Lan Viên đã ngân lên cho đời những tiếng rung dịu dàng, đầy sâu lắng.

Câu 11 :

Giá trị nghệ thuật của bài thơ là?

  • A.
    Sử dụng thể thơ 5 chữ độc đáo
  • B.
    Ngôn ngữ thơ giàu nhạc điệu và tinh tế
  • C.
    Ngòi bút uyên bác và tạo được cái riêng
  • D.
    Tất cả đáp án trên

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Đọc kĩ bài thơ và rút ra giá trị nghệ thuật

Lời giải chi tiết :

– Sử dụng thể thơ 5 chữ độc đáo

– Ngôn ngữ thơ giàu nhạc điệu và tinh tế

– Ngòi bút uyên bác và tạo được cái riêng

TẢI APP ĐỂ XEM OFFLINE