Giải mục 1 trang 67, 68 SGK Toán 8 tập 1 – Cánh diều

Trong bài toán mở đầu, y có phải là đa thức bậc nhất của biến x hay không?

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

HĐ1

Video hướng dẫn giải

Trong bài toán mở đầu, y có phải là đa thức bậc nhất của biến x hay không?

Phương pháp giải:

Dựa vào khái niệm đa thức

Lời giải chi tiết:

Trong bài toán mở đầu, y có là đa thức bậc nhất của biến x

LT1

Video hướng dẫn giải

Vui lòng nhập mật khẩu để tiếp tục

test123

Trong các hàm số sau, hàm số nào là hàm số bậc nhất? Đối với những hàm số bậc nhất đó, xác định a, b lần lượt là hệ số của x, hệ số tự do.

a) \(y =  – 3{\rm{x + 6}}\)

b) \(y =  – x + 4\)

c) \(y = \dfrac{3}{x} + 2\)

d) \(y = 2\)

Phương pháp giải:

Hàm số có dạng y = ax + b (\(a \ne 0\)) là hàm số bậc nhất

Lời giải chi tiết:

a) Hàm số \(y =  – 3{\rm{x + 6}}\)là hàm số bậc nhất và có a = -3; b = 6

b) Hàm số \(y =  – x + 4\) là hàm số bậc nhất và có a = -1; b = 4

c) Hàm số \(y = \dfrac{3}{x} + 2\) không phải là hàm số bậc nhất

d) Hàm số \(y = 2\) không phải là hàm số bậc nhất

LT2

Video hướng dẫn giải

Cho hàm số \(y =  – 2{\rm{x}} + 4\). Tìm giá trị của y tương ứng với mỗi giá trị sau của x: x = 0; x = 2; x = 4.

Phương pháp giải:

Thay các giá trị của x đã cho vào công thức y = -2x + 4.

Lời giải chi tiết:

Thay lần lượt x = 0; x = 2; x = 4 vào công thức \(y =  – 2{\rm{x}} + 4\)ta tính được các giá trị của y tương ứng trong bảng sau:

x

0

2

4

y = -2x + 4

4

0

-4

TẢI APP ĐỂ XEM OFFLINE