Giải bài 36,37,38,39,40 SBT Sinh học 12 trang 82,83

Giải bài 36,37,38,39,40 Sách bài tập Sinh học 12 trang 82,83. Đột biến, nhất là đột biến gen được xem là nguồn nguyên liệu chủ yếu của quá trình tiến hoá là vì

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 36

36. Đột biến, nhất là đột biến gen được xem là nguồn nguyên liệu chủ yếu của quá trình tiến hoá là vì

A. đột biến gen ít phổ biến hơn, ảnh hưởng đến sức sống và sinh sản của sinh vật nhiều hơn so với đột biến NST.

B. giá trị thích nghi của đột biến gen thường thay đổi khi tổ hợp gen thay đổi.

C. giá trị thích nghi của đột biến gen thường thay đổi khi điều kiện sống thay đổi.

D. đột biến gen phổ biến hơn, ít ảnh hưởng đến sức sống và sinh sản của sinh vật hơn so với đột biến NST.

Phương pháp giải:

Xem lí thuyết Các nhân tố tiến hóa

Lời giải chi tiết:

Đột biến: là nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hoá, làm cho mỗi tính trạng của loài đều có một phổ biến dị phong phú. 

Chọn D

Câu 37

37. Loài lúa mì trồng hiện nay (Triticum aestivum có bộ NST 6n = 42) được hình thành trên cơ sở

A. sự cách li địa lí giữa dạng lúa mì châu Âu và lúa mì châu Mĩ.

B. là kết quả của quá trình lai xa khác loài.

C. là kết quả của quá trình tự đa bội 2n thành 4n của loài lúa mì

D. là kết quả của quá trình lai xa và đa bội hoá.

Phương pháp giải:

Xem lí thuyết Quá trình hình thành loài (tiếp theo)

Lời giải chi tiết:

Loài lúa mì trồng hiện nay (Triticum aestivum có bộ NST 6n = 42) được hình thành trên cơ sở là kết quả của quá trình lai xa và đa bội hoá.

Chọn D

Vui lòng nhập mật khẩu để tiếp tục

test123

Câu 38

38. Sau 20 thế hệ chịu tác động của thuốc trừ sâu, tỉ lệ cá thể mang gen kháng thuốc trong quần thể sâu có thể tăng lên gấp 500 lần, do đó để hạn chế tác hại cho môi trường, người ta cần nghiên cứu theo hướng

A. chuyển gen gây bệnh cho sâu

B. chuyển gen kháng sâu bệnh cho cây trồng,

C. hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu sinh học

D. nuôi nhiều chim ăn sâu.

Phương pháp giải:

Xem lí thuyết Quá trình hình thành loài (tiếp theo)

Lời giải chi tiết:

Người ta cần nghiên cứu theo hướng chuyển gen kháng sâu bệnh cho cây trồng nhằm tạo ra giống cây mới kháng sâu bệnh

Chọn B

Câu 39

39. Phát biểu nào dưới đây về quần thể là không đúng ?

A. Quần thể là một tập hợp ngẫu nhiên và nhất thời của các cá thể sinh vật cùng loài.

B. Quần thể tự phối tự nhiên là một tập hợp cá thể cùng loài, cùng kiểu gen, thích nghi với một điều kiện môi trường nhất định.

C. Quần thể ngẫu phối có cấu trúc ổn định về một số gen đặc trưng.

D. Về mặt di truyền học, quần thể được làm hai loại : quần thể giao phối và quần thể tự phối.

Phương pháp giải:

Xem khái niệm quần thể

Lời giải chi tiết:

Quần thể là tập hợp các cá thể sinh vật cùng một loài, cùng sống trong một không gian xác định, vào thời điểm nhất định, có lịch sử phát triển chung và cách ly với quần thể cùng loài khác.

Chọn A

Câu 40

40. Giao phối lừa đực với ngựa cái sinh ra con la dai sức và leo núi giỏi, giao phối lừa cái với ngựa đực sinh ra con bác-đô thấp hơn con la và có móng nhỏ giống lừa. Sự khác nhau giữa con la và con bác-đô là do

A. con lai thường giống mẹ

B. di truyền ngoài nhân.

C. lai xa khác loài

D. số lượng bộ NST khác nhau.

Phương pháp giải:

Theo Di truyền học hiện đại, ADN còn nằm ở ngoài nhiễm sắc thể (như trong ti thể, lục lạp) và ngoài ADN còn có vật chất khác (như ARN virut nhiễm vào) cũng mang thông tin di truyền, nên nói theo cách khác và đủ hơn thì: các vật chất có khả năng tự nhân đôi ở ngoài nhiễm sắc thể, mà được truyền cho thế hệ sau, từ đó gây ra các tính trạng do chúng quy định được biểu hiện, thì gọi là di truyền ngoài nhiễm sắc thể. Quá trình này hoàn toàn không tuân theo các quy luật của học thuyết di truyền nhiễm sắc thể như quy luật Mendel…

Lời giải chi tiết:

Sự khác nhau giữa con la và con bác-đô là do di truyền ngoài nhân… Một số gen nằm ngoài nhân và di truyền theo dòng mẹ.

Chọn B

 Sachgiaihay.com

TẢI APP ĐỂ XEM OFFLINE