8. Ôn tập trang 32

Lập bảng tóm tắt hệ thống nhân vật, người kể chuyện và điểm nhìn chính của các văn bản truyện đã đọc trong bài học. Nêu nhận xét của bạn về một nhân vật trong văn bản Chiều sương (Bùi Hiển) hoặc Muối của rừng (Nguyễn Huy Thiệp)

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Câu 1 (trang 32, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Lập bảng tóm tắt hệ thống nhân vật, người kể chuyện và điểm nhìn chính của các văn bản truyện đã đọc trong bài học.

Phương pháp giải:

Từ nội dung của các văn bản truyện, chỉ ra hệ thống nhân vật, người kể chuyện và điểm nhìn chính của các văn bản.

Lời giải chi tiết:

Văn bản

Hệ thống nhân vật

Người kể chuyện

Điểm nhìn chính

Chiều sương

Chàng trai, lão Nhiệm Bình, ngư dân tàu ông Phó Nhụy và Xin Kính

Tác giả Bùi Hiển

– Đoạn đầu: nhân vật “chàng trai”

– Phần sau: Nhân vật “lão Nhiệm Bình”

Muối của rừng

Ông Diểu và gia đình nhà khỉ: khỉ đực, khỉ cái, khỉ con

Tác giả Nguyễn Huy Thiệp

Người kể chuyện – Ngôi kể thứ ba

 

Câu 2

Câu 2 (trang 32, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Nêu nhận xét của bạn về một nhân vật trong văn bản Chiều sương (Bùi Hiển) hoặc Muối của rừng (Nguyễn Huy Thiệp)

Phương pháp giải:

Lựa chọn và đưa ra nhận xét của bản thân về một nhân vật gây ấn tượng cho mình trong văn bản Chiều sương (Bùi Hiển) hoặc Muối của rừng (Nguyễn Huy Thiệp)

Lời giải chi tiết:

 Trong văn bản Muối của rừng (Nguyễn Huy Thiệp), em có những ấn tượng sâu sắc với nhân vật ông Diểu.  Nhân vật này hiện lên trong mắt người đọc qua ngòi bút tài ba của Nguyễn Huy Thiệp là đại diện cho thế giới văn minh loài người. Ở đầu truyện, ông Diểu cũng giống những tên buôn gỗ lậu, những tập đoàn tiền tỉ chiếm đất xây resort, hay những tay buôn lậu ngà voi, mật gấu. Giống là bởi ông cũng nhìn thiên nhiên như một thứ phông nền để trục lợi và thỏa mãn bản thân. Ông bắn thú không để lấy thức ăn, mà để giải trí nhân dịp “thằng con học ở nước ngoài gửi về biếu ông khẩu súng hai nòng.” Ông vào rừng, lấy thiên nhiên làm niềm khuây khỏa “tất cả những trò nhố nhăng đê tiện hàng ngày”. Ông không coi thiên nhiên là thiên nhiên, mà soi chiếu thiên nhiên từ lăng kính con người. Ông trút lên chú khỉ tội nghiệp những hằn học mà ông mang từ xã hội vào trong rừng.

Việc ông Diểu có thể tự tin cầm súng vào rừng bắn khỉ thể hiện tâm thế đối đầu trực diện với thiên nhiên. Nhưng với hành động tha mạng khỉ, nhân vật Diểu cho người đọc thấy rằng chúng ta còn một sự lựa chọn khác trong cách đối xử với thiên nhiên. Sự cứu rỗi bắt đầu từ sự thay đổi trong thái độ và góc nhìn với miền hoang dã.

Có thể nói, nhân vật Diểu tới cuối tác phẩm đã hoàn thành một hành trình. Ông ra đi với súng, với nai nịt, quần áo ấm, mũ lông, giày cao cổ. Ông bước vào rừng, đi tìm bạo lực với tâm thế của kẻ thống trị nắm trong tay hành trang văn hóa, và trần truồng rời đi như một người rừng chưa từng biết tới thế giới sự văn minh tạo dựng của con người.

Hình ảnh ông Diểu trần truồng đi trong mưa xuân ẩm ướt giữa sắc hoa tử huyền chính là câu trả lời của Nguyễn Huy Thiệp về các thảm họa môi trường: từ bỏ vị thế bá quyền là cách duy nhất để hòa hợp với tự nhiên.

Câu 3

Câu 3 (trang 32, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Tìm ví dụ minh họa cho hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường: đảo trật tự từ ngữ, mở rộng khả năng kết hợp của từ và tách biệt.

Phương pháp giải:

Dựa vào những hiểu biết của bản thân về khái niệm, đặc điểm của các hiện tượng phá vỡ những quy tắc thông thường để đưa ra ví dụ minh họa.

Lời giải chi tiết:

 Ví dụ minh họa cho hiện tượng phá vỡ những quy tắc thông thường:

– Đảo trật tự từ: 

“Đẹp vô cùng, Tổ quốc ta ơi!

Rừng cọ đồi chè, đồng xanh ngào ngạt

Nắng chói sông Lô, hò ô tiếng hát

Chuyến phà dào dạt bến nước Bình Ca…”

“Trong đầm gì đẹp bằng sen,

Lá xanh bông trắng lai chen nhi vàng.

Nhị vàng, bông trắng, lá xanh

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.”

– Mở rộng khả năng kết hợp của từ: “Sóng vùng lên, cuốn réo, đuổi dồn nhau, va vào nhau tóe bọt, ngụp xuống, trào lên, đã lấy một sức mạnh hỗn độn và bất ngờ trong gió vừa cuồng lộng thổi” – “Nhưng rồi chiếc thuyền, rất khỏe, lại hếch cái mũi ướt sướt mướt, chờ mảng nước khác”.

– Hiện tượng tách biệt: “Xe sắp  rẽ  sang  phố khác.  Tôi ngoái  lại  nhìn.  Ngôi  nhà  trầm  mặc đứng. Cổ kính, rêu phong.”

Câu 4

Câu 4 (trang 32, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Bạn rút ra được những lưu ý gì khi viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học.

Phương pháp giải:

Từ kinh nghiệm viết bài của bản thân, rút ra những lưu ý khi viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học.

Lời giải chi tiết:

– Cần đáp ứng đầy đủ những yêu cầu mà một bài văn nghị luận cần có.

– Nêu tác giả, tác phẩm văn học và vấn đề xã hội dự định chọn để viết bài văn nghị luận

– Các lí lẽ, dẫn chứng phù hợp, đầy đủ, mang tính xác thực cao, thuyết phục, hấp dẫn người đọc.

– Có thể đưa thêm một số chi tiết chứa yếu tố thuyết minh, miêu tả, tự sự

Câu 5

Câu 5 (trang 32, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Khi trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học, bạn cần lưu ý những điều gì?

Phương pháp giải:

Từ bài viết và bài nói về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học, đưa ra những lưu ý bản thân rút ra được.

Lời giải chi tiết:

– Nêu đúng và đủ tên tác giả, tác phẩm văn học đã chọn để rút ra vấn đề xã hội.

– Vấn đề xã hội được nêu cần rõ ràng, ngắn gọn, súc tích

– Khi nêu về vấn đề xã hội cần phải giải thích và chỉ rõ những biểu hiện, vai trò vấn đề xã hội ấy với con người và xã hội.

– Những lí lẽ, dẫn chứng cần rõ ràng, phù hợp, chính xác, mang tính xác thực cao. Đồng thời cần ngắn gọn, súc tích và dễ hiểu để tiếp cận được mọi đối tượng người đọc.

– Nội dung cần phù hợp, đạt tiêu chuẩn của một văn bản nghị luận. Không lan man, dài dòng, gây khó hiểu.

Câu 6

Câu 6 (trang 32, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Theo bạn, vì sao chúng ta cần chung sống hòa hợp với thiên nhiên và chung sống bằng cách nào?

Phương pháp giải:

Dựa vào nội dung và những thông điệp rút ra được từ văn bản Chiều sương (Bùi Hiển) và Muối của rừng (Nguyễn Huy Thiệp),…để đưa ra lý do cần chung sống hòa hợp với thiên nhiên và cách thức để chung sống.

Lời giải chi tiết:

– Chúng ta cần chung sống hòa hợp với thiên nhiên vì: thiên nhiên luôn mang lại nhiều lợi ích cho con người và động, thực vật trên toàn trái đất này. Thiên nhiên là cái nôi sản sinh ra sự sống, cũng là nơi kết thúc của sự sống. Thiên nhiên chính là một người bạn, người mẹ thân thiết, gần gũi với con người. Chúng ảnh hưởng, tác động rất nhiều lên đời sống của con người chúng ta. Và tất cả chúng đều có những vai trò khác nhau đối với đời sống của con người.

– Con người chung sống với thiên nhiên bằng cách:

+ Nâng cao nhận thức của bản thân và mọi người xung quanh để cùng hiểu biết về môi trường xung quanh mình, từ đó ý thức bảo vệ thiên nhiên dần dần được hình thành và phát triển.

+ Mỗi nhà nên phân loại rác, đối với những rác thải như chai nhựa, giấy, túi nilon… gom lại bán phế liệu để tái sử dụng, vừa góp phần tiết kiệm được nguồn tài nguyên thiên nhiên, vừa bảo vệ môi trường sinh thái.

+ Cần thường xuyên tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng

 + Mặt khác, không nên bẻ cành, ngắt phá cây xanh; lên án, phê phán những trường hợp không biết giữ gìn và bảo vệ cây xanh nơi công cộng.

TẢI APP ĐỂ XEM OFFLINE

Soạn Văn 11 Chân trời sáng tạo tập 1

Soạn Văn 11 Chân trời sáng tạo tập 2