7. Bài 14: Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên trang 43

Giải câu 1, 2, 3, 4, 5, 6 bài 14: Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên trang 43, 44, 45, 46 VBT Đạo Đức 5. Bài 2: Đánh dấu cộng vào ô trống trước các ý kiến em cho là đúng

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Bài 1

Em hãy xếp các từ ngữ (đất trồng, rừng, cát, ven biển, than đá, dầu mỏ, gió, ánh sáng mặt trời, ánh sáng điện, vườn cà phê, hồ nước tự nhiên, thác nước nhân tạo, nước ngầm, xi măng, đá vôi, nước máy) vào các cột trong bảng dưới đây cho phù hợp.

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ và hoàn thành bài tập.

Lời giải chi tiết:

Bài 2

Đánh dấu + vào ô trống trước các ý kiến em cho là đúng.

□ a) Tài nguyên thiên nhiên là rất quý và chỉ có hạn.

□ b) Nguồn nước là vô hạn nên không cần phải sử dụng tiết kiệm.

□ c) Hủy hoại tài nguyên thiên nhiên là vi phạm pháp luật.

□ d) Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên là trách nhiệm chung của tất cả mọi người.

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ và hoàn thành bài tập.

Lời giải chi tiết:

Đánh dấu cộng và ô a, c, d

Bài 3

Em hãy chọn một trong các từ ngữ sau (hợp lí, thiên nhiên, phát triển, bền vững) để điền vào chỗ trống trong câu sau cho phù hợp.

   – Biết sử dụng …….. tài nguyên ………… là điều kiện để ……… môi trường ……….


Phương pháp giải:

Em đọc kĩ và hoàn thành bài tập.

Lời giải chi tiết:

   – Biết sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên là điều kiện để phát triển môi trường bền vững.

Bài 4

Em hãy xếp các từ ngữ (không khai thác nước ngầm bừa bãi; đốt rẫy làm cháy rừng; phá rừng đầu nguồn; săn bắt các loài thú quý hiếm; sử dụng tiết kiệm điện, nước, giấy viết; xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, các vườn quốc gia) vào các cột trong bảng dưới đây cho phù hợp.


Phương pháp giải:

Em đọc kĩ rồi chủ động hoàn thành bài tập.

Lời giải chi tiết:

Bài 5

Xử lí tình huống:

  Em sẽ làm gì nếu ở các tình huống sau:

  a) Buổi sáng đi học, em nhìn thấy có nhiều xác cá chết nổi lên mặt sông?

  b) Em cùng các bạn đi rừng kiếm củi, nhìn thấy mấy người lạ đang lén lút chặt cây gỗ quý?

  c) Em nhìn thấy một bạn nhỏ định vứt xác súc vật chết xuống hồ?

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ các tình huống rồi chọn các xử lí phù hợp

Lời giải chi tiết:

   a) Em sẽ bảo với cha mẹ, người lớn để nhờ họ báo với chính quyền là sông đang bị nhiễm độc.

   b) Em sẽ báo cáo cho bác kiểm lâm ngay lập tức rằng có người đang phá rừng.

   c) Em sẽ đến ngăn bạn đó không nên vứt xác súc vật chết xuống hồ bởi sẽ làm ô nhiễm hồ, nên cần hỏa táng hoặc vứt ra bãi rác.

Bài 6

Em hãy cùng các bạn trong nhóm lập một dự án nhỏ để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên ở quê hương.

Tên dự án: ……………

   Mục tiêu dự án: ……………

   Địa điểm thực hiện: ………….

   Thời gian thực hiện: ………..

   Từ ngày ………. tháng ……. năm …….. đến ngày ………. tháng ………. năm ………..

   Danh sách nhóm thực hiện:

   1. Nhóm tổ chức kế hoạch.

   2. Nhóm hậu cần.

   3. Nhóm dọn dẹp ở hồ

   4. Nhóm dọn dẹp ở bờ hồ

   Các nguồn lực hiện có: nhân lực, tài lực.

   KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CỤ THỂ


Phương pháp giải:

Em chủ động hoàn thành bài tập.

Lời giải chi tiết:

Tên dự án: BẢO VỆ HỒ TÂY

   Mục tiêu dự án: làm sạch, đẹp hồ Tây và bờ hồ.

   Địa điểm thực hiện: hồ Tây.

   Thời gian thực hiện: 1 tháng

   Từ ngày 20 tháng 5 năm 2017 đến ngày 20 tháng 6 năm 2017

   Danh sách nhóm thực hiện:

   1. Nhóm tổ chức kế hoạch.

   2. Nhóm hậu cần.

   3. Nhóm dọn dẹp ở hồ

   4. Nhóm dọn dẹp ở bờ hồ

   Các nguồn lực hiện có: nhân lực, tài lực.

   KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CỤ THỂ

Xem lại lí thuyết tại đây:

Sachgiaihay.com

TẢI APP ĐỂ XEM OFFLINE