4. Phân tích Thư lại Dụ Vương Tông

Đề bài

Câu 1 :

Tác phẩm nào sau đây KHÔNG PHẢI của Nguyễn Trãi?

  • A.

    Dư địa chí.

  • B.

    Lam Sơn thực lục.

  • C.

    Bạch Vân am thi tập.

  • D.

    Chí Linh sơn phú

Câu 2 :

Từ nào được nhắc lại nhiều lần trong đoạn 1?

  • A.

    Dùng binh.

  • B.

    Thay đổi.

  • C.

    Thời thế.

  • D.

    Khoảnh khắc.

Câu 3 :

Tác giả nhắc đến những chuyện xưa nhằm mục đích gì?

  • A.

    Vạch ra những tội ác của giặc.

  • B.

    Cho Vương Thông hiểu được sự thất bại tất yếu của quân Minh trên đất Đại Việt.

  • C.

    Phân tích tình hình khó khăn của nhà Minh.

  • D.

    A và B đúng.

Câu 4 :

Ý nào sau đây không đúng khi nói về lý do giặc tất yếu phải thua?

  • A.

    Yếu tố nội tại.

  • B.

    Yếu tố về thiên thời.

  • C.

    Yếu tố về nhân hòa.

  • D.

    Yếu tố về địa lợi.

Câu 5 :

Mục đích của bức thư là gì?

  • A.

    Tố cáo tội ác của giặc.

  • B.

    Thực hiện chiến lược “mưu phạt tâm công”.

  • C.

    Phân tích tình hình khó khăn của nhà Minh.

  • D.

    Công bố với toàn dân.

Câu 6 :

Đối tượng bức thư hướng đến là ai?

  • A.

    Vương Thông.

  • B.

    Quân sĩ nhà Minh ở Đại Việt.

  • C.

    Toàn thể nhân dân.

  • D.

    A và B đúng.

Câu 7 :

Việc tác giả chọn hình thức nghị luận là một bức thư có tác dụng gì?

  • A.

     Tác động được cả tư tưởng và tình cảm của đối phương.

  • B.

    Trình bày được hết ý kiến của bản thân.

  • C.

    Hình thức dễ theo dõi.

  • D.

    Là hình thức phổ biến thởi bấy giờ.

Câu 8 :

Tại sao việc nói đến mệnh trời lại cần thiết trong bức thư này?

  • A.

    “Mệnh trời” là điều không ai được đi ngược.

  • B.

    Vương Thông là người có thể thuyết phục, chắc chắn sẽ hiểu rõ tư tưởng thiên mệnh của Nho giáo.

  • C.

    Nhắc đến “mệnh trời” cho thấy sự tất yếu, thuận tự nhiên của việc quân Minh phải thua trận, đồng thời thuyết phục được Vương Thông ra hàng.

  • D.

    Tất cả các đáp án trên.

Câu 9 :

Yếu tố nào tạo nên tính chất đanh thép trong đoạn 3?

  • A.

    Giọng văn mạnh mẽ, dứt khoát.

  • B.

    Có những lý lẽ, bằng chứng xác đáng.

  • C.

    Dùng các biện pháp nghệ thuật.

  • D.

    A và B đúng.

Câu 10 :

Trong phần 4, tác giả đã gợi ra cho Vương Thông lựa chọn nào?

  • A.

    Ra hàng.

  • B.

    Ra hàng, chém lấy đầu Phương Chính, Mã Kỳ đem nộp.

  • C.

    Gọi viện binh đến.

  • D.

    Đáp án khác.

Câu 11 :

Từ việc gợi ra cho Vương Thông sự lựa chọn đã cho thấy cách ứng xử của Nguyễn Trãi, Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn như thế nào?

  • A.

    Ứng xử nhân nhượng.

  • B.

    Ứng xử khắt khe.

  • C.

    Ứng xử trượng phu nhưng cũng rất quyết đoán.

  • D.

    Ứng xử khéo léo, linh hoạt.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Tác phẩm nào sau đây KHÔNG PHẢI của Nguyễn Trãi?

  • A.

    Dư địa chí.

  • B.

    Lam Sơn thực lục.

  • C.

    Bạch Vân am thi tập.

  • D.

    Chí Linh sơn phú

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Nhớ lại những thông tin về tác giả.

Lời giải chi tiết :

Tác phẩm không phải của Nguyễn Trãi là: Bạch Vân am thi tập (của Nguyễn Bỉnh Khiêm).

Câu 2 :

Từ nào được nhắc lại nhiều lần trong đoạn 1?

  • A.

    Dùng binh.

  • B.

    Thay đổi.

  • C.

    Thời thế.

  • D.

    Khoảnh khắc.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

– Đọc kĩ đoạn 1.

– Chú ý đến từ được nhắc lại nhiều lần.

Lời giải chi tiết :

– Từ được nhắc lại nhiều lần trong đoạn 1 là: thời thế.

Câu 3 :

Tác giả nhắc đến những chuyện xưa nhằm mục đích gì?

  • A.

    Vạch ra những tội ác của giặc.

  • B.

    Cho Vương Thông hiểu được sự thất bại tất yếu của quân Minh trên đất Đại Việt.

  • C.

    Phân tích tình hình khó khăn của nhà Minh.

  • D.

    A và B đúng.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

– Đọc kĩ đoạn 2.

– Chú ý chi tiết Nguyễn Trãi nhắc lại những chuyện xưa.

Lời giải chi tiết :

Việc tác giả nhắc đến những chuyện xưa nhằm “ôn cố nhi tri tân” (ôn chuyện cũ mà hiểu ngày nay), cho Vương Thông hiểu được sự thất bại tất yếu của quân Minh trên đất Đại Việt.

Câu 4 :

Ý nào sau đây không đúng khi nói về lý do giặc tất yếu phải thua?

  • A.

    Yếu tố nội tại.

  • B.

    Yếu tố về thiên thời.

  • C.

    Yếu tố về nhân hòa.

  • D.

    Yếu tố về địa lợi.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

– Đọc đoạn 3.

– Đánh dấu những nguyên nhân tác giả cho rằng quân giặc tất yếu phải thua.

Lời giải chi tiết :

Các nguyên nhân tác giả cho rằng quân giặc tất yếu phải thua.

– Yếu tố về thiên thời: Nước lũ mùa hạ chảy tràn, cầu sàn, rào lũy sụp lở, củi cỏ thiếu thốn, ngựa chết quân ốm.

– Yếu tố về địa lợi: “Nước xa không cứu được lửa gần”, viện binh có đến thì cũng muôn phần phải thua, viện binh thua, bọn Vương Thông tất bị bắt.

– Yếu tố về nhân hòa:

+ Không được lòng dân do luôn luôn động binh dao, liên tiếp bày đánh dẹp.

+ Gian thần chuyên chính, bạo chúa giữ ngôi, người cốt nhục hại nhau, chốn cung đình sinh biến.

Câu 5 :

Mục đích của bức thư là gì?

  • A.

    Tố cáo tội ác của giặc.

  • B.

    Thực hiện chiến lược “mưu phạt tâm công”.

  • C.

    Phân tích tình hình khó khăn của nhà Minh.

  • D.

    Công bố với toàn dân.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

– Đọc kĩ văn bản.

– Rút ra mục đích của việc viết bức thư.

Lời giải chi tiết :

Mục đích của bức thư: khiêu khích hoặc dụ hàng, nhằm thực hiện chiến lược “mưu phạt tâm công”.

Câu 6 :

Đối tượng bức thư hướng đến là ai?

  • A.

    Vương Thông.

  • B.

    Quân sĩ nhà Minh ở Đại Việt.

  • C.

    Toàn thể nhân dân.

  • D.

    A và B đúng.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

– Đọc kĩ văn bản.

– Chú ý đến đối tượng bức thư muốn hướng đến.

Lời giải chi tiết :

Đối tượng: Vương Thông và quân sĩ nhà Minh ở Đại Việt.

Câu 7 :

Việc tác giả chọn hình thức nghị luận là một bức thư có tác dụng gì?

  • A.

     Tác động được cả tư tưởng và tình cảm của đối phương.

  • B.

    Trình bày được hết ý kiến của bản thân.

  • C.

    Hình thức dễ theo dõi.

  • D.

    Là hình thức phổ biến thởi bấy giờ.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

– Đọc kĩ văn bản.

– Nêu tác dụng của việc sử dụng hình thức là bức thư.

Lời giải chi tiết :

Việc tác giả chọn cách nghị luận dưới hình thức một bức thư có tác dụng tác động được cả tư tưởng và tình cảm của đối phương. Từ đó gây được chuyển biến trong tư tưởng, tình cảm, thái độ của đối phương.

Câu 8 :

Tại sao việc nói đến mệnh trời lại cần thiết trong bức thư này?

  • A.

    “Mệnh trời” là điều không ai được đi ngược.

  • B.

    Vương Thông là người có thể thuyết phục, chắc chắn sẽ hiểu rõ tư tưởng thiên mệnh của Nho giáo.

  • C.

    Nhắc đến “mệnh trời” cho thấy sự tất yếu, thuận tự nhiên của việc quân Minh phải thua trận, đồng thời thuyết phục được Vương Thông ra hàng.

  • D.

    Tất cả các đáp án trên.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

– Đọc kĩ phần 2.

– Chú ý đoạn văn tác giả vạch rõ sự giả trá, gian dối của quân Minh và cho rằng như thế là trái với “mệnh trời”.

Lời giải chi tiết :

– Việc nói đến “mệnh trời” lại cần thiết trong bức thư này vì:

+ “mệnh trời” là điều không ai được đi ngược.

+ Vương Thông là người có thể thuyết phục, chắc chắn sẽ hiểu rõ tư tưởng thiên mệnh của Nho giáo.

+ Nhắc đến “mệnh trời” cho thấy sự tất yếu, thuận tự nhiên của việc quân Minh phải thua trận, đồng thời thuyết phục được Vương Thông ra hàng.

Câu 9 :

Yếu tố nào tạo nên tính chất đanh thép trong đoạn 3?

  • A.

    Giọng văn mạnh mẽ, dứt khoát.

  • B.

    Có những lý lẽ, bằng chứng xác đáng.

  • C.

    Dùng các biện pháp nghệ thuật.

  • D.

    A và B đúng.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

– Đọc kĩ đoạn văn phần 3.

– Rút ra kết luận về những yếu tố tạo ra tính chất đanh thép trong phần 3.

Lời giải chi tiết :

Giọng văn mạnh mẽ, dứt khoát; dẫn ra các lí lẽ, bằng chứng xác đáng đã tạo nên tính chất đanh thép, quyết đoán trong phần này.

Câu 10 :

Trong phần 4, tác giả đã gợi ra cho Vương Thông lựa chọn nào?

  • A.

    Ra hàng.

  • B.

    Ra hàng, chém lấy đầu Phương Chính, Mã Kỳ đem nộp.

  • C.

    Gọi viện binh đến.

  • D.

    Đáp án khác.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

– Đọc kĩ phần 4.

– Chú ý những lựa chọn tác giả đưa ra dành cho Vương Thông.

Lời giải chi tiết :

Trong phần 4, tác giả đã gợi ra cho Vương Thông những lựa chọn:

– Ra hàng, chém lấy đầu Phương Chính, Mã Kỳ đem nộp và được quân dân Đại Việt cho về nước đường hoàng, giữ lễ.

– Nếu không nghe theo giải pháp mà tác giả đưa ra, thì nghĩa quân Lam Sơn sẽ quyết một trận được thua, mà trận chiến ấy phần thua chắc chắn dành cho quân Minh.

Câu 11 :

Từ việc gợi ra cho Vương Thông sự lựa chọn đã cho thấy cách ứng xử của Nguyễn Trãi, Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn như thế nào?

  • A.

    Ứng xử nhân nhượng.

  • B.

    Ứng xử khắt khe.

  • C.

    Ứng xử trượng phu nhưng cũng rất quyết đoán.

  • D.

    Ứng xử khéo léo, linh hoạt.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

– Đọc kĩ phần 4.

– Đánh dấu những lựa chọn tác giả đưa ra dành cho Vương Thông.

– Nhận xét cách ứng xử ấy.

Lời giải chi tiết :

Cách ứng xử của Nguyễn Trãi, Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn khá trượng phu, vẫn tạo cơ hội cho Vương Thông nếu họ biết điều.

TẢI APP ĐỂ XEM OFFLINE