4. Đề kiểm tra giữa học kì 2 – Đề số 4

Đề kiểm tra giữa học kì 2 Ngữ văn 12 – Đề số 4 được biên soạn theo hình thức tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp

Đề bài

PHẦN I: ĐỌC HIỂU

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

     Người Nhật Bản rất thích ăn cá, nhưng chỉ thích ăn cá tươi và cực ghét cá ươn.

    Sau thời gian dài khai thác, biển gần bờ đã không còn cá nữa. Để giải quyết nhu cầu, người Nhật quyết định đóng tàu to hơn và chuyển sang đánh bắt xa bờ. Tuy nhiên, vấn đề lại nảy sinh: Đánh cá càng xa bờ thì lại càng tốn nhiều thời gian để mang cá về – có khi mất vài ngày và cá không còn tươi nữa.

     Các công ty đánh bắt cá của Nhật Bản thử cách lắp đặt tủ đông trên tàu đánh cá. Tủ đông làm đông cá ngay tại chỗ, từ đó giúp tàu có thể đi xa hơn và kéo dài thời gian đánh bắt lâu hơn. Tuy nhiên, vị cá đông lạnh không thể ngon như cá tươi sống, cá đông lạnh được bán với giá chẳng bao nhiêu.

    Một lần nữa, các công ty Nhật lại tìm cách giải quyết vấn đề. Họ đưa các bể nuôi lên tàu rồi bắt cá nhốt vào bể.

   Sau một thời gian dồn lắc chật chội, lũ cá dù mệt lử nhưng vẫn còn sống. Cá lại được bán ra cho người tiêu dùng. Nhưng người Nhật lại phát hiện sự khác biệt: vị cá không được tươi ngon, có lẽ là do bị nhốt quá lâu trong bể.

     Các công ty Nhật đã làm thế nào để giải quyết, bài toán khó này?

Họ thả thêm một con cá mập nhỏ vào bể trên tàu. Cá mập chén một số cá trong đó – là những con cá yếu đuối, chậm chạp, số cá còn lại vẫn sống khoẻ và thịt vẫn rất thơm ngon khi vào đến bờ, bởi chúng luôn phải “hoạt động” để tránh cá mập. Và người tiêu dùng Nhật rất chuộng loại cá này.

(Trích: Từ câu chuyện người Nhật thích ăn cá tươi, theo http://www.giadinhvietnam.com)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng.

Câu 2: Theo anh/chị, qua câu chuyện này, mục đích chính của người viết là gì?

Câu 3: Những cách làm đó (để được ăn cá tươi) cho anh/chị hiểu điều gì về người Nhật Bản?

PHẦN II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2.0 điểm)

       Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về một thông điệp mà anh/chị tiếp nhận được từ phần đọc hiểu.

Câu 2 (5,0 điểm)

Có ý kiến cho rằng: Tô Hoài là nhà văn có tài miêu tả tâm lý nhân vật sâu sắc, tinh tế.

Anh/chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên bằng việc phân tích diễn biến tâm lý nhân vật Mị trong cảnh đêm tình mùa xuân (Ngữ văn 12, tập 2, NXB Giáo dục)

Lời giải chi tiết

PHẦN I: ĐỌC HIỂU

Câu 1:

PTBĐ: Tự sự

Câu 2:

– Mục đích chính của người viết: Học sinh có thể nêu một trong hai mục đích chính của người viết như sau:

+ Ca ngợi trí thông minh, sáng tạo và sự kiên trì của người Nhật, họ luôn có trách nhiệm cao trong công việc.

+ Động viên, khích lệ mọi người sáng tạo và kiên trì trong công việc.

Câu 3:

– Những cách làm đó cho thấy người Nhật rất chủ động, thông minh, sáng tạo và kiên trì,…

PHẦN II: LÀM VĂN

Câu 1:

– Học sinh viết một câu mở đoạn, nhiều câu thân đoạn và một câu kết đoạn về một thông điệp tiếp nhận được từ đoạn trích ở phần Đọc – hiểu, thể hiện quan điểm về thông điệp ấy bằng các thao tác giải thích, chứng minh, bình luận, bác bỏ hoặc kết hợp các thao tác này, lý lẽ và dẫn chứng hợp lý, thuyết phục.

Câu 2:

* Giới thiệu tác giả, tác phẩm và dẫn dắt vấn đề cần nghị luận

* Phân tích diễn biến tâm lý của nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân

Không khí đặc biệt của mùa xuân ở Hồng Ngài năm ấy là nguyên nhân chính khiến tâm hồn vốn đã chai sạn của Mị bỗng nhiên thức tỉnh. Không khí Tết được Tô Hoài miêu tả: thời tiết, âm thanh rộn rã, màu sắc. Đặc biệt âm thanh của tiếng sáo gọi bạn tình đã đánh thức kỉ niệm trong lòng Mị.

– Đã bao mùa xuân trôi qua, Mị không nghe tiếng sáo rủ bạn đi chơi. Bao năm qua Mị câm lặng, “lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa”, nhưng mùa xuân này lòng Mị đã cất lên tiếng hát – tiếng hát tình yêu của tuổi thanh xuân.

– Mị đã thức tỉnh. Mị uống rượu. Những kỉ niệm đẹp đẽ thời con gái xa xôi đang sống lại trong lòng Mị.

– Đúng lúc ấy, A Sử về. Hắn trói Mị vào cột. Mị bị A Sử trói đứng, Mị vẫn không cảm nhận được điều đó “hơi rượu còn nồng nàn, Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi, những đám chơi”.

– Mị vùng bước đi, nhưng tay chân đau không cựa được. Mị không nghe tiếng sáo nữa mà chỉ nghe tiếng chân ngựa đạp vào vách. “Mị thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa”. Đó là những giây phút Mị phải đối mặt với bi kịch cuộc sống hiện tại.

– Cả đêm ấy Mị phải trói đứng như thế. Đêm ấy, Mị lúc mê lúc tỉnh cho đến khi trời tang tảng sáng rồi không biết sáng từ bao giờ.

* Đánh giá chung:

– Đêm tình mùa xuân là một đêm có ý nghĩa với Mị. Đó là đêm cô thực sự sống cho riêng mình sau nhiều đêm Mị sống như cái xác không hồn. Đó là đêm Mị dám vượt lên uy quyền, bạo lực để sống theo tiếng gọi của trái tim.

– Những trang viết diễn tả diễn biến tâm lý nhân vật và hành động của nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân rất sâu sắc và tinh tế. Điều đó thể hiện tài năng nghệ thuật của nhà văn Tô Hoài. Viết về điều này, nhà văn khẳng định: cái xấu, cái ác của bọn thống trị như những lớp tro tàn che lấp ngọn lửa của sức sống tiềm tàng trong tâm hồn người lao động, chứ nó không thể dập tắt được ngọn lửa bất diệt ấy.

Sachgiaihay.com

TẢI APP ĐỂ XEM OFFLINE

Đề thi học kì 1 của các trường có lời giải – Mới nhất

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN