3. Đề thi giữa kì 1 – Đề số 3

Ở trạng thái cơ bản cấu hình electron nguyên tử nào sau đây là của phi kim? Có bao nhiêu electron tối đa ở lớp thứ 3 (lớp M) ? Số electron tối đa trong phân lớp d là

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Đề bài

I. Trắc nghiệm (5 điểm)

Câu 1:  Có bao nhiêu electron tối đa ở lớp thứ 3 (lớp M) ?

A.  4.                                   B.  16.                                

C.   32                                 D. 18.

Câu 2: Ở trạng thái cơ bản cấu hình electron nguyên tử nào sau đây là của phi kim?

A.  1s2 2s2 2p6 3s2.                                                          B.  1s2 2s2 2p6.

C.  1s2 2s2 2p6 3s2 3p6.                                                    D.  1s2 2s2 2p6 3s2 3p5.

Câu 3: Số electron tối đa trong phân lớp d là

A.   14e.                              B.   10e.                             

C.   6e.                                D.   2e.

Câu 4:  Hạt nhân được cấu tạo bởi hầu hết các hạt

A.  nơtron và electron.                                                   B.   Proton.

C.   electron và proton.                                                  D.   proton và nơtron.       

Câu 5: Nguyên tố nào sau đây thuộc khối nguyên tố s?

A.  O (Z = 8).                                                                  B.  K (Z = 19).                   

C.  Zn (Z = 30).                                                              D.  Cl (Z = 17).

Câu 6: Cấu hình electron của Ca (Z=20) là

A.  1s2 2s2 2p5 3s2 3p6 .                                      B.   1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s1.        

C.   ­1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d2.                                D.   1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2.        

Câu 7: Số hiệu nguyên tử của nguyên tố Na bằng 11, trong một nguyên tử Na có bao nhiêu electron?

A.  23.                                                                             B.  22                                 

C.  12                                                                              D.  11

Câu 8:  Chu kì là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng

A. số lớp electron

B. số electron hóa trị

C. số proton

D. số điện tích hạt nhân

Câu 9:  Nhóm A bao gồm các

A.  nguyên tố s và nguyên tố p.                      B.  nguyên tố p.  

C.  nguyên tố d và nguyên tố f.                      D.  nguyên tố s.  

      Câu 10:  Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt bằng 82, hạt mang điện nhiều hơn hạt không mang điện là 22 hạt. Số proton và số khối của nguyên tử X là

A.  Z = 16, A = 32.                                         B.  Z = 26, A = 56. 

C.  Z = 19, A = 39.                                         D.  Z = 20, A = 40.

Câu 11: Tổng số hạt p, n, e trong một nguyên tử \({}_{13}^{27}Al\) là

A.  40.                                 B.  26.                                

C.  53.                                 D.  54.

Câu 12:  Nguyên tử khối trung bình của clo là 35,5. Clo trong tự nhiên có hai đồng vị là 35Cl và 37Cl. Phần trăm về khối lượng của \({}_{17}^{37}\)Cl chứa trong axit peclric HClO4

           (Cho nguyên tử khối của H = 1; O = 16)

A. 9,404%                    B. 8,95%                      C. 9,67%                         D. 9,204%

Câu 13:  Nguyên tử F có 9 proton, 9 electron và 10 notron. Số khối của nguyên tử F là

A.  19.                                 B.  10.                                 C.  28.                                 D.  9.

             Câu 14: Nguyên tử khối trung bình của brom là 79,91. Brom có hai đồng vị \({}_{35}^{79}Br\)chiếm 54,5%. Vậy số khối của đồng vị thứ 2 là  

A. 81,5.                B. 82.                         C. 80.                                   D. 81                       

Câu 15: Vị trí của nguyên tố có cấu hình electron nguyên tử 1s² 2s²2p63s²3p5 trong bảng tuần hoàn là

A.  ô thứ 17, chu kì 2, nhóm VIIA.                               B.  ô thứ 16, chu kì 3, nhóm VIIA.

C.  ô thứ 17, chu kì 3, nhóm VIIA.                               D.  ô thứ 12, chu kì 2, nhóm VIIA.

II. Tự luận (5 điểm)

Câu 1: (2,0 điểm). Cho nguyên tử Nitrogen (Z = 7).

a) Xác định số proton và số electron của nguyên tử.

b) Xác định vị trí của Nitrogen trong Bảng tuần hoàn.

c) Nguyên tố Nitơ trong thiên nhiên là hỗn hợp gồm hai đồng vị là  \({}_7^{14}{\rm{N}}\) (99,63%) và  \({}_7^{15}{\rm{N}}\) (0,37%). Tính nguyên tử khối trung bình của Nitơ.

Câu 2. (1,0 điểm) Cho biết cấu hình electron của nguyên tử M có phân mức năng lượng cao nhất là 3p1

a) Viết cấu hình electron đầy đủ của các nguyên tử M.

b) M là nguyên tố kim loại, phi kim hay khí hiếm? Vì sao?

Câu 3 (2,0 điểm) Hòa tan 4,8 gam một kim loại R thuộc nhóm IIA bằng một lượng HCl dư, thu được 2,688 lít khí hiđro (đktc). Xác định tên kim loại R.

——– Hết ——–

Đáp án

I. Trắc nghiệm:

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

D

D

B

D

B

D

D

A

A

B

A

D

A

D

C

 

Giải chi tiết:

Câu 1:

Lớp thứ 3 (n = 3) có 3 phân lớp 3s, 3p, 3d

Phân lớp s chứa tối đa 2e

Phân lớp p chứa tối đa 6e

Phân lớp d chứa tối đa 10e

-> Lớp thứ 3 chứa tối đa 2 + 6 + 10 = 18e

→ Đáp án D

Câu 2:

Phi kim có 5, 6, 7 electron lớp ngoài cùng

Ở đáp án D, có 5 electron lớp ngoài cùng

-> Đáp án D

Câu 3:

Phân lớp d chứa tối đa 10e

→ Đáp án B

Câu 4:

Hạt nhân được cấu tạo bởi 2 loại hạt là proton và neutron

→ Đáp án D

Câu 5:

Nguyên tố s là nguyên tố có electron cuối cùng điền vào phân lớp s

Cấu hình electron của K: (Ar)4s1

-> Đáp án B

Câu 6:

Ca (Z = 20) → số electron = 20

Cấu hình e của Ca: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2

→ Đáp án D

Câu 7:

Số hiệu nguyên tử (Z) = E = P = 11

→ Đáp án D

Câu 8:

Chu kì là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron

→ Đáp án A

Câu 9:

Nhóm A bao gồm các nguyên tố s và nguyên tố p

→ Đáp án A

Câu 10:

Gọi P, N, E lần lượt là số proton, neutron và electron của X

Tổng số hạt trong nguyên tử nguyên tố X là 82

→ P + N + E =82                   (1)

Hạt mang điện nhiều hơn hạt không mang điện là 22

→ P + E – N = 22                  (2)

Mà  P = E                               (3)

Từ (1), (2) và (3), giải hệ phương trình => P = E = 26 và N = 30

→ A = P + N = 26 + 30 = 56

→ Đáp án B

Câu 11:

\({}_{13}^{27}Al\)→ Z = P = E =13 và A = 27

N = A – Z = 27 – 13 = 14

→ Tổng số hạt của Al : 2P + N = 2.13 + 14 = 40

→ Đáp án A

Câu 12 :

Gọi x là số phần trăm đồng vị 35Cl

→ % Đồng vị 37Cl là 100-x

Ta có CT tính nguyên tử khối trung bình :

\(\begin{array}{l}\overline {{A_{Cl}}}  = \frac{{35.x + 37(100 – x)}}{{100}} = 35.5\\ =  > x = 75\% \end{array}\)

Phần trăm đồng vị 35Cl là 75%

Phần trăm đồng vị 37Cl là 25%

Phần trăm khối lượng của 37Cl tron HClO4 là :

\(\% {m_{{}^{37}Cl}} = \frac{{37.0,25}}{{1 + 35,5 + 16.4}}.100 = 9,204\% \)

→ Đáp án D

Câu 13 :

Số khối A = P + N = 9 + 10 = 19

→ Đáp án A

Câu 14 :

Gọi số khối của đồng vị thứ 2 là x

\(\begin{array}{l}\overline {{A_{Br}}}  = \frac{{79.54,5 + x.45,5}}{{100}} = 79,91\\ =  > x = 81\end{array}\) 

→ Đáp án D

Câu 15 :

Cấu hình electron : 1s² 2s²2p63s²3p5

→ số electron = Z = 17

→ Nguyên tử ở ô số 17

Nguyên tử có 3 lớp electron -> thuộc chu kì 3

Số electron hóa trị = số e lớp ngoài cùng = 7 -> STT nhóm là VII

Electron cuối cùng điền vào phân lớp p => nguyên tố p -> nguyên tố nhóm A

-> Vị trí : ô số 17, chu kì 3, nhóm VIIA

→ Đáp án C

II. Tự luận

Câu 1 :

a) Z = 7

-> P = E = Z = 7

b) Cấu hình electron của Nitrogen : 1s22s22p3

– N có Z = 7 -> ô thứ 7

–  N có 2 lớp electron -> chu kì 2

– số electron hóa trị = số electron ngoài cùng + e phân lớp d (chưa bão hòa) = 5

-> STT nhóm = 7

– electron cuối cùng điền vào phân lớp p -> nguyên tố p -> nhóm A

→ Vị trí của Nitrogen : ô thứ 7, chu kì 2, nhómVIIA

c) \({\overline A _N} = \frac{{14.99,63 + 15.0,37}}{{100}} = 14,73\)

Câu 2 :

a) M có phân mức năng lượng cao nhất là 3p1

-> M có cấu hình electron : 1s22s22p63s23p1

b) M có 3 electron lớp ngoài cùng

-> M là nguyên tố kim loại

Câu 3 :

PTHH :            R + 2HCl → RCl2 + H2

\({n_{{H_2}}} = \frac{{2,688}}{{22,4}} = 0,12\)(mol)

Theo PTHH : nR = nkhí H2 = 0,12 (mol)

→ \(\frac{{4.8}}{{{M_R}}} = 0,12 =  > {M_R} = 40\)

→ R là nguyên tố Calcium (Ca)

TẢI APP ĐỂ XEM OFFLINE