2. Chủ đề 2. Các cấp độ tổ chức của thế giới sống

Cấp độ tổ chức sống nào trong những cấp độ sau là cấp độ nhỏ nhất?

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

2.1

Cấp độ tổ chức sống nào trong những cấp độ sau là cấp độ nhỏ nhất?

A. Quần thể              B. Quần xã – Hệ sinh thái               C. Sinh quyển               D. Cơ thể

Phương pháp giải:

– Cấp độ tổ chức của thế giới sống là vị trí của một tổ chức sống trong thế giới sống được xác định bằng số lượng và chức năng nhất định các yếu tố cấu thành tổ chức đó.

– Các cấp độ cơ bản của thế giới sống gồm: tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã – hệ sinh thái. Sinh Quyển được xem là cấp độ tổ chức cao nhất và lớn nhất của hệ thống sống.

– Các cấp độ tổ chức sống có đặc điểm chung là: tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc, hệ thống mở và tự điều chỉnh, thế giới sống liên tục tiến hóa.

– Quan hệ giữa các cấp tổ chức sống được thể hiện trong quan hệ thứ bậc về cấu trúc và chức năng. Các cấp độ tổ chức sống thể hiện mối liên quan bộ phận và tổng thể, trong đó cấp độ tổ chức lớn hơn được hình thành từ cấp độ tổ chức nhỏ hơn liền kề.


Lời giải chi tiết:

Chọn đáp án D.

2.2

Đàn voi sống trong một khu rừng thuộc cấp độ tổ chức sống nào dưới đây?

A. Cá thể                 B. Quần thể                   C. Quần xã – Hệ sinh thái             D. Sinh quyển

Phương pháp giải:

– Cấp độ tổ chức của thế giới sống là vị trí của một tổ chức sống trong thế giới sống được xác định bằng số lượng và chức năng nhất định các yếu tố cấu thành tổ chức đó.

– Các cấp độ cơ bản của thế giới sống gồm: tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã – hệ sinh thái. Sinh Quyển được xem là cấp độ tổ chức cao nhất và lớn nhất của hệ thống sống.

– Các cấp độ tổ chức sống có đặc điểm chung là: tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc, hệ thống mở và tự điều chỉnh, thế giới sống liên tục tiến hóa.

– Quan hệ giữa các cấp tổ chức sống được thể hiện trong quan hệ thứ bậc về cấu trúc và chức năng. Các cấp độ tổ chức sống thể hiện mối liên quan bộ phận và tổng thể, trong đó cấp độ tổ chức lớn hơn được hình thành từ cấp độ tổ chức nhỏ hơn liền kề.


Lời giải chi tiết:

Chọn đáp án B. 

2.3

Cấp độ tổ chức sống có vai trò là đơn vị cấp tạo và chức năng cơ sở của mọi sinh vật là

A. mô                    B. tế bào                    C. cơ quan                    D. cơ thể

Phương pháp giải:

– Cấp độ tổ chức của thế giới sống là vị trí của một tổ chức sống trong thế giới sống được xác định bằng số lượng và chức năng nhất định các yếu tố cấu thành tổ chức đó.

– Các cấp độ cơ bản của thế giới sống gồm: tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã – hệ sinh thái. Sinh Quyển được xem là cấp độ tổ chức cao nhất và lớn nhất của hệ thống sống.

– Các cấp độ tổ chức sống có đặc điểm chung là: tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc, hệ thống mở và tự điều chỉnh, thế giới sống liên tục tiến hóa.

– Quan hệ giữa các cấp tổ chức sống được thể hiện trong quan hệ thứ bậc về cấu trúc và chức năng. Các cấp độ tổ chức sống thể hiện mối liên quan bộ phận và tổng thể, trong đó cấp độ tổ chức lớn hơn được hình thành từ cấp độ tổ chức nhỏ hơn liền kề.


Lời giải chi tiết:

Chọn đáp án B.

2.4

Tại sao tế bào được xem là cấp độ tổ chức cơ sở của thế giới sống?

Phương pháp giải:

– Cấp độ tổ chức của thế giới sống là vị trí của một tổ chức sống trong thế giới sống được xác định bằng số lượng và chức năng nhất định các yếu tố cấu thành tổ chức đó.

– Các cấp độ cơ bản của thế giới sống gồm: tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã – hệ sinh thái. Sinh Quyển được xem là cấp độ tổ chức cao nhất và lớn nhất của hệ thống sống.

– Các cấp độ tổ chức sống có đặc điểm chung là: tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc, hệ thống mở và tự điều chỉnh, thế giới sống liên tục tiến hóa.

– Quan hệ giữa các cấp tổ chức sống được thể hiện trong quan hệ thứ bậc về cấu trúc và chức năng. Các cấp độ tổ chức sống thể hiện mối liên quan bộ phận và tổng thể, trong đó cấp độ tổ chức lớn hơn được hình thành từ cấp độ tổ chức nhỏ hơn liền kề.


Lời giải chi tiết:

Tiêu chí đánh giá một cấp tổ chức sống nào đó là cấp độ cơ sở hay không phải căn cứ vào đặc điểm nổi trội của cấp tổ chức đó trong thế giới sống như trao đổi chất và năng lượng, sinh sản, sinh trưởng và phát triển, cảm ứng, khả năng tự điều chỉnh và cân bằng nội môi. Trong các đặc tính đó, khả năng tự điều chỉnh và cân bằng nội môi được xem là đặc tính quyết định nhất, đảm bảo tính bền vững và ổn định tương đối của hệ thống. Xét các tiêu chí này vào đặc điểm của tế bào để trả lời câu hỏi.


2.5

Dựa vào sơ đồ dưới đây hãy chỉ ra các đặc điểm nổi trội của mỗi cấp tổ chức đó.

Phương pháp giải:

– Cấp độ tổ chức của thế giới sống là vị trí của một tổ chức sống trong thế giới sống được xác định bằng số lượng và chức năng nhất định các yếu tố cấu thành tổ chức đó.

– Các cấp độ cơ bản của thế giới sống gồm: tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã – hệ sinh thái. Sinh Quyển được xem là cấp độ tổ chức cao nhất và lớn nhất của hệ thống sống.

– Các cấp độ tổ chức sống có đặc điểm chung là: tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc, hệ thống mở và tự điều chỉnh, thế giới sống liên tục tiến hóa.

– Quan hệ giữa các cấp tổ chức sống được thể hiện trong quan hệ thứ bậc về cấu trúc và chức năng. Các cấp độ tổ chức sống thể hiện mối liên quan bộ phận và tổng thể, trong đó cấp độ tổ chức lớn hơn được hình thành từ cấp độ tổ chức nhỏ hơn liền kề.


Lời giải chi tiết:

Cấp tế bào: Đơn vị cấu trúc cơ sở của thế giới sống. Trao đổi chất và năng lượng giữa tế bào và môi trường, sinh trưởng và phát triển của tế bào, phân chia tế bào, khả năng cảm ứng, khả năng tự điều chỉnh và cân bằng môi trường tế bào là kết quả tương tác giữa các bào quan do nhân tế bào điều khiển.

Cấp cơ thể: Cơ thể có tất cả các đặc điểm trên. Ngoài ra còn có sự tương tác giữa các tế bào trong từng mô, sự tương tác giữa các mô trong từng hệ cơ quan, sự tương tác giữa các hệ cơ quan trong cơ thể tạo nên sự thống nhất giữa cơ thể và môi trường.

Cấp quần thể: Có tất cả các đặc điểm trên. Ngoài ra còn có sự tương tác giữa các cá thể trong quần thể (quan hệ cùng loài), sự tương tác giữa quần thể với môi trường tạo nên trạng thái cân bằng của quần thể.

Cấp quần xã: Có tất cả các đặc điểm trên. Ngoài ra còn có sự tương tác giữa các quần thể trong quần xã tạo nên chuỗi, lưới thức ăn (quan hệ khác loài), sự tương tác giữa quần xã với môi trường tạo nên trạng thái cân bằng của quần xã.


2.6

Lập bảng phân biệt các cấp tổ chức của thế giới sống: tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã.

Phương pháp giải:

– Cấp độ tổ chức của thế giới sống là vị trí của một tổ chức sống trong thế giới sống được xác định bằng số lượng và chức năng nhất định các yếu tố cấu thành tổ chức đó.

– Các cấp độ cơ bản của thế giới sống gồm: tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã – hệ sinh thái. Sinh Quyển được xem là cấp độ tổ chức cao nhất và lớn nhất của hệ thống sống.

– Các cấp độ tổ chức sống có đặc điểm chung là: tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc, hệ thống mở và tự điều chỉnh, thế giới sống liên tục tiến hóa.

– Quan hệ giữa các cấp tổ chức sống được thể hiện trong quan hệ thứ bậc về cấu trúc và chức năng. Các cấp độ tổ chức sống thể hiện mối liên quan bộ phận và tổng thể, trong đó cấp độ tổ chức lớn hơn được hình thành từ cấp độ tổ chức nhỏ hơn liền kề.


Lời giải chi tiết:

TẢI APP ĐỂ XEM OFFLINE