2. Bài 2: Điện trở

Đề bài

Câu 1 :

 Hệ số nhiệt điện trở α của kim loại phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?

  • A.
    Khoảng nhiệt độ và chế độ gia công của vật liệu đó.
  • B.
    Độ sạch của kim loại và chế độ gia công của vật liệu đó.
  • C.
    Độ sạch của kim loại.
  • D.
    Khoảng nhiệt độ, độ sạch của kim loại và chế độ gia công của vật liệu đó.

Câu 2 :

 Điện trở suất ρ của kim loại phụ thuộc nhiệt độ t theo công thức nào dưới đây?

  • A.
    \(\rho  = {\rho _0}(1 – \alpha (t – {t_0}))\)
  • B.
    \(\rho  = {\rho _0} – \alpha (t – {t_0})\)
  • C.
    \(\rho  = {\rho _0}(1 + \alpha (t – {t_0}))\)
  • D.
    \(\rho  = {\rho _0} + \alpha (t – {t_0})\)

Câu 3 :

. Đặt vào hai đầu một điện trở R = 20 Ω một hiệu điện thế U = 2V trong khoảng thời gian t = 20 s. Lượng điện tích di chuyển qua điện trở là

  • A.
    q = 4 C
  • B.
    q = 1 C
  • C.
    q = 2 C
  • D.
    q = 5 mC.

Câu 4 :

 Khi xảy ra hiện tượng siêu dẫn thì

  • A.
    điện trở suất của kim loại giảm.
  • B.
    điện trở suất của kim loại tăng.
  • C.
    điện trở suất không thay đổi.
  • D.
    điện trở suất tăng rồi lại giảm.

Câu 5 :

 Một sợi dây đồng có điện trở R1 ở 500C, hệ số nhiệt điện trở a = 4,3.10-3K-1. Điện trở của sợi dây đó ở 1000 C là 90 W. Tính điện trở của sợi dây đồng ở 500 C?

  • A.
    33 W.               
  • B.
    75,6 W.              
  • C.
    170 W.                           
  • D.
    89 W.

Câu 6 :

 Khi tiết diện của khối kim loại đồng chất, tiết diện đều tăng 2 lần thì điện trở của khối kim loại

  • A.
    tăng 2 lần.            
  • B.
    tăng 4 lần.
  • C.
    giảm 2 lần.            
  • D.
    giảm 4 lần.

Câu 7 :

 Điện trở suất của kim loại phụ thuộc vào yếu tố nào?

  • A.
    Nhiệt độ của kim loại.
  • B.
    Kích thước của vật dẫn kim loại.
  • C.
    Bản chất của kim loại.
  • D.
    Nhiệt độ và bản chất của vật dẫn kim loại.

Câu 8 :

 Câu nào dưới đây cho biết kim loại dẫn điện tốt?

  • A.
    Khoảng cách giữa các ion nút mạng trong kim loại rất lớn.
  • B.
    Mật độ electron tự do trong kim loại rất lớn.
  • C.
    Mật độ các ion tự do lớn.
  • D.
    Giá trị điện tích chứa trong mỗi electron tự do của kim loại lớn hơn ở các chất khác.

Câu 9 :

. Đường đặc tuyến Vôn – Ampe biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện qua một điện trở vào hiệu điện thế hai đầu vật dẫn là đường

  • A.
    cong hình elip
  • B.
    thẳng
  • C.
    hyperbol
  • D.
    parabol.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

 Hệ số nhiệt điện trở α của kim loại phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?

  • A.
    Khoảng nhiệt độ và chế độ gia công của vật liệu đó.
  • B.
    Độ sạch của kim loại và chế độ gia công của vật liệu đó.
  • C.
    Độ sạch của kim loại.
  • D.
    Khoảng nhiệt độ, độ sạch của kim loại và chế độ gia công của vật liệu đó.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Hệ số nhiệt điện trở không những phụ thuộc vào nhiệt độ, mà còn phụ thuộc vào cả độ sạch và chế độ gia công của vật liệu đó.

Đáp án D

Câu 2 :

 Điện trở suất ρ của kim loại phụ thuộc nhiệt độ t theo công thức nào dưới đây?

  • A.
    \(\rho  = {\rho _0}(1 – \alpha (t – {t_0}))\)
  • B.
    \(\rho  = {\rho _0} – \alpha (t – {t_0})\)
  • C.
    \(\rho  = {\rho _0}(1 + \alpha (t – {t_0}))\)
  • D.
    \(\rho  = {\rho _0} + \alpha (t – {t_0})\)

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Điện trở suất của kim loại phụ thuộc vào nhiệt độ: ρ = ρ0(1 + α(t – t0)) Trong đó:

α: hệ số nhiệt điện trở (K-1).

ρ: điện trở suất của vật liệu tại nhiệt độ t0.

Đáp án C

Câu 3 :

. Đặt vào hai đầu một điện trở R = 20 Ω một hiệu điện thế U = 2V trong khoảng thời gian t = 20 s. Lượng điện tích di chuyển qua điện trở là

  • A.
    q = 4 C
  • B.
    q = 1 C
  • C.
    q = 2 C
  • D.
    q = 5 mC.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Áp dụng định luật Ôm cho đoạn mạch: \(I = \frac{U}{R} = \frac{2}{{20}} = 0,1\) (A).

Lượng điện tích di chuyển qua điện trở trong 20 s là q = I.t = 0,1.20 = 2 C.

Đáp án C.

Câu 4 :

 Khi xảy ra hiện tượng siêu dẫn thì

  • A.
    điện trở suất của kim loại giảm.
  • B.
    điện trở suất của kim loại tăng.
  • C.
    điện trở suất không thay đổi.
  • D.
    điện trở suất tăng rồi lại giảm.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

là hiện tượng điện trở suất của vật liệu giảm đột ngột xuống bằng 0 khi khi nhiệt độ của vật liệu giảm xuống thấp hơn một giá trị Tc nhất định. Giá trị Tc này phụ thuộc vào bản thân vật liệu.

Đáp án A

Câu 5 :

 Một sợi dây đồng có điện trở R1 ở 500C, hệ số nhiệt điện trở a = 4,3.10-3K-1. Điện trở của sợi dây đó ở 1000 C là 90 W. Tính điện trở của sợi dây đồng ở 500 C?

  • A.
    33 W.               
  • B.
    75,6 W.              
  • C.
    170 W.                           
  • D.
    89 W.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Đáp án B

Câu 6 :

 Khi tiết diện của khối kim loại đồng chất, tiết diện đều tăng 2 lần thì điện trở của khối kim loại

  • A.
    tăng 2 lần.            
  • B.
    tăng 4 lần.
  • C.
    giảm 2 lần.            
  • D.
    giảm 4 lần.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Công thức liên hệ giữa điện trở và điện trở suất của khối kim loại: \(R = \rho \frac{l}{S}\). Khi tiết diện S của khối kim loại đồng chất, tiết diện đều tăng 2 lần thì điện trở của khối kim loại giảm 2 lần.

Đáp án C

Câu 7 :

 Điện trở suất của kim loại phụ thuộc vào yếu tố nào?

  • A.
    Nhiệt độ của kim loại.
  • B.
    Kích thước của vật dẫn kim loại.
  • C.
    Bản chất của kim loại.
  • D.
    Nhiệt độ và bản chất của vật dẫn kim loại.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Điện trở suất của kim loại phụ thuộc vào nhiệt độ và bản chất của vật dẫn kim loại.

Đáp án D

Câu 8 :

 Câu nào dưới đây cho biết kim loại dẫn điện tốt?

  • A.
    Khoảng cách giữa các ion nút mạng trong kim loại rất lớn.
  • B.
    Mật độ electron tự do trong kim loại rất lớn.
  • C.
    Mật độ các ion tự do lớn.
  • D.
    Giá trị điện tích chứa trong mỗi electron tự do của kim loại lớn hơn ở các chất khác.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Vật dẫn điện là vật có chứa nhiều điện tích tự do. Theo thuyết electron về tính dẫn điện của kim loại: mật độ hạt tải điện trong kim loại là các electron tự do rất cao nên kim loại dẫn điện rất tốt.

Đáp án B

Câu 9 :

. Đường đặc tuyến Vôn – Ampe biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện qua một điện trở vào hiệu điện thế hai đầu vật dẫn là đường

  • A.
    cong hình elip
  • B.
    thẳng
  • C.
    hyperbol
  • D.
    parabol.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Đường đặc tuyến Vôn – Ampe biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện qua một điện trở vào hiệu điện thế hai đầu vật dẫn là đường thẳng vì \(I = \frac{U}{R}\)

Đáp án B.

TẢI APP ĐỂ XEM OFFLINE