Đọc hiểu – Đề số 13 – THPT

Giải bài tập Đọc hiểu – Đề số 13, đề đọc hiểu dành cho học sinh lớp 10, 11, 12 và thi THPT Quốc gia

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

VB1

1/ Văn bản 1:

(1) Đưa những cuốn sách về với quê hương mình, với mái trường cũ thân thương của mình, để các em nhỏ sẽ không còn “khát” sách đọc. Đó là công việc thiện nguyện của những người tham gia chương trình “Sách hóa nông thôn Việt Nam”, đang chung tay đeo đuổi mục tiêu để 10 triệu trẻ em nông thôn có quyền đọc sách và có sách đọc như trẻ em thành phố.

(2) Anh Nguyễn Quang Thạch, người khởi xướng chương trình hiện đang trong quá trình đi bộ xuyên Việt từ Hà Nội vào TP Hồ Chí Minh. Chuyến đi được khởi hành từ ngày mồng 1 Tết Ất Mùi và dự kiến sẽ hoàn thành vào trung tuần tháng 6-2015. Anh là cử nhân tiếng Anh, đã từng trải qua nhiều vị trí ở cơ quan nhà nước và từng làm việc cho một số tổ chức quốc tế. Chuyến đi bộ xuyên Việt của anh lần này là mong muốn kêu gọi cộng đồng chung tay nhân rộng tủ sách trong trường học, dòng họ… để đạt con số 300 nghìn tủ sách được xây dựng trên toàn quốc vào năm 2017, giúp hơn 10 triệu học sinh nông thôn có sách đọc.

(…) (3) Chương trình Sách hóa nông thôn Việt Nam ra đời theo mong muốn của anh là nhằm giải quyết vấn đề thiếu sách ở nông thôn mà theo anh là để nâng cao dân trí, xây dựng tinh thần chia sẻ trách nhiệm xã hội trong cộng đồng. Tâm nguyện của anh là tạo ra một hệ thống thư viện mi-ni rộng khắp cả nước để mọi người dân thôn quê có thể tiếp cận tri thức. Chương trình Sách hóa nông thôn Việt Nam đến nay đã thực hiện thành công năm loại tủ sách, với hơn 3.800 tủ sách được xây dựng, giúp hơn 200 nghìn người dân nông thôn, đặc biệt là 100 nghìn học sinh nông thôn có cơ hội đọc 40 đầu sách/năm.”

(Đưa sách về làng, Nhân dân cuối tuần, 26/04/2015)

Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản. 

Câu 2. Đoạn (2) giới thiệu những thông tin gì về hành động “đi bộ xuyên Việt” của anh Nguyễn Quang Thạch? 

Câu 3. Từ nội dung văn bản, hãy nêu mục tiêu và kết quả đạt được của chương trình “Sách hóa nông thôn Việt Nam”. 

Câu 4. Theo số liệu của Bộ Văn hóa – Thể thao – Du lịch: hiện nay, trung bình người Việt đọc 0,8 cuốn sách/năm. Từ thực trạng này, anh/chị hãy nhận xét ngắn gọn về anh Nguyễn Quang Thạch và chương trình “Sách hóa nông thôn Việt Nam” do anh khởi xướng. Trả lời trong khoảng 5-7 dòng. 

Lời giải chi tiết:

Câu 1. Phong cách ngôn ngữ báo chí

Câu 2. Hành động đi bộ xuyên Việt của anh Nguyễn Quang Thạch:

– Về hành trình: từ Hà Nội vào TP Hồ Chí Minh

– Về thời gian: khởi hành từ ngày mồng 1 Tết Ất Mùi và dự kiến sẽ hoàn thành vào trung tuần tháng 6-2015.

– Về mục đích: kêu gọi cộng đồng chung tay nhân rộng tủ sách trong trường học, dòng họ… để đạt con số 300 nghìn tủ sách được xây dựng trên toàn quốc vào năm 2017, giúp hơn 10 triệu học sinh nông thôn có sách đọc.

Câu 3.

– Mục tiêu: 10 triệu trẻ em nông thôn có quyền đọc sách và có sách đọc như trẻ em thành phố.

– Kết quả đạt được của chương trình “Sách hóa nông thôn Việt Nam”: thực hiện thành công năm loại tủ sách, với hơn 3.800 tủ sách được xây dựng, giúp hơn 200 nghìn người dân nông thôn, đặc biệt là 100 nghìn học sinh nông thôn có cơ hội đọc 40 đầu sách/năm

Câu 4. Cần nêu được quan điểm của bản thân về anh Nguyễn Quang Thạch và ý nghĩa của chương trình “Sách hóa nông thôn Việt Nam”. Câu trả lời phải chặt chẽ, có sức thuyết phục.

– Anh Nguyễn Quang Thạch: là một người có tâm huyết với cộng đồng, có lí tưởng sống đẹp, biết chăm lo cho sự phát triển của thế hệ trẻ, đặc biệt là trẻ em nông thôn.

– Chương trình “Sách hóa nông thôn Việt Nam”: là một chương trình thiết thực, ý nghĩa, giúp cho mỗi người có nhận thức đúng hơn về sách và quan tâm nhiều hơn đến việc đọc sách.

Vui lòng nhập mật khẩu để tiếp tục

test321

VB2

Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời câu hỏi từ Câu 5 đến Câu 8:

Tôi đứng lặng giữa cuộc đời nghiêng ngả

Để một lần nhớ lại mái trường xưa

Lời dạy ngày xưa có tiếng thoi đưa

Có bóng nắng in dòng sông xanh thắm.


Thoáng quên mất giữa tháng ngày ngọt đắng

Trưởng thành này có bóng dáng hôm qua

Nhớ được điều gì được dạy những ngày xa

Áp dụng – chắc nhờ cội nguồn đã có.


Nước mắt thành công hoà nỗi đau đen đỏ

Bậc thềm nào dìu dắt những bước đi

Bài học đời đã học được những gì

Có nhắc bóng người đương thời năm cũ


Vun xới cơn mơ bằng trái tim ấp ủ

Để cây đời có tán lá xum xuê

Bóng mát dừng chân là một chốn quê

Nơi ơn tạ là mái trường nuôi lớn


Xin phút tĩnh tâm giữa muôn điều hời hợt

Cảm tạ mái trường ơn nghĩa thầy cô.

(Lời cảm tạ– sưu tầm)

Câu 5. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính trong đoạn thơ trên?

Câu 6. Nêu rõ phép tu từ được sử dụng trong câu thơ Thoáng quên mất giữa tháng ngày ngọt đắng.

Câu 7. Nêu nội dung chính của bài thơ trên. 

Câu 8. Anh chị hiểu hai dòng thơ: “Vun xới cơn mơ bằng trái tim ấp ủ/ Để cây đời có tán lá xum xuê” như thế nào? Từ ý thơ này, hãy viết một đoạn văn ngắn nêu vai trò của mái trường và thầy cô đối với cuộc đời của mỗi người. trả lời trong 5-10 dòng. 

Lời giải chi tiết:

Câu 5. Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ: biểu cảm.

Câu 6. Câu thơ Thoáng quên mất giữa tháng ngày ngọt đắng sử dụng phép tu từ ẩn dụ: ngọt đắng: chỉ những thăng trầm, buồn vui trong cuộc đời.

Câu 7. Nội dung chính của đoạn thơ trên:

Đoạn thơ ghi lại tâm trạng, suy nghĩ của một người học trò khi đã rời xa mái trường với tình cảm yêu thương, trân trọng và lòng biết ơn sâu sắc. Càng trưởng thành, càng nếm trải những thăng trầm, buồn vui trong cuộc sống, mỗi người lại càng thấm thía hơn tấm lòng bao dung, yêu thương và công lao của thầy cô, mái trường.

Câu 8. Hai dòng thơ: “Vun xới cơn mơ bằng trái tim ấp ủ/ Để cây đời có tán lá xum xuê” thể hiện công lao to lớn của thầy cô đối với học trò: chăm chút, thắp sáng ước mơ, niềm tin cho học trò bằng cả trái tim yêu thương để từ đây, các em bước ra đời vững vàng, cứng cáp, sẵn sàng cống hiến cho cuộc đời.

Đoạn văn cần nêu được vai trò của thầy cô và mái trường đối với cuộc đời mỗi người: giúp mỗi người hoàn thiện bản thân về trí tuệ, tâm hồn.

TẢI APP ĐỂ XEM OFFLINE