4. Đề kiểm tra học kì 1 – Đề số 04

Đề bài

Câu 1 :

Nếu đồng thời giảm điện trở của dây dẫn, cường độ dòng điện và thời gian dòng điện chạy qua dây dẫn đi một nửa thì nhiệt lượng tỏa ra trên dây sẽ thay đổi như thế nào?

  • A.

    Giảm đi 2 lần

  • B.

    Giảm đi 4 lần

  • C.

    Giảm đi 8 lần

  • D.

    Giảm đi 16 lần

Câu 2 :

Cho đoạn mạch gồm điện trở \({R_1}\) mắc nối tiếp với điện trở \({R_2}\) mắc vào mạch điện. Gọi \(I,{I_1},{I_2}\) lần lượt là cường độ dòng điện của toàn mạch, cường độ dòng điện qua \({R_1},{R_2}\). Biểu thức nào sau đây đúng?

  • A.

    \(I = {I_1} = {I_2}\)

  • B.

    \(I = {I_1} + {I_2}\)

  • C.

    \(I \ne {I_1} = {I_2}\)

  • D.

    \({I_1} \ne {I_2}\)

Câu 3 :

Ampe kế điện từ loại đơn giản gồm một ống dây D và một tấm sắt S đặt gần một đầu ống dây. Tấm sắt S gắn liền với kim chỉ thị K có thể quay quanh trục O. Khi có dòng điện đi qua ống dây thì kim điện kế:

  • A.

    Kim chỉ thị không dao động

  • B.

     Không xác định được kim chỉ thị có bị lệch hay đứng yên không dao động

  • C.

     Kim chỉ thị dao động và chỉ giá trị của dòng điện qua tấm sắt S

  • D.

    Kim chỉ thị bị kéo lệch và chỉ giá trị của dòng điện qua dây D trên bảng chỉ thị

Câu 4 :

Đặt một hiệu điện thế \({U_{AB}}\) vào hai đầu đoạn mạch gồm hai điện trở \({R_1}\) và \({R_2}\) mắc song song. Hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở tương ứng là \({U_1},{U_2}\). Hệ thức nào sau đây là đúng?

  • A.

    \({R_{AB}} = {R_1} + {R_2}\)

  • B.

    \({I_{AB}} = {I_1} = {I_2}\)

  • C.

    \(\frac{{{I_1}}}{{{I_2}}} = \frac{{{R_2}}}{{{R_1}}}\)

  • D.

    \({U_{AB}} = {U_1} + {U_2}\)

Câu 5 :

Tại một điểm trên bàn làm việc, người ta thử đi thử lại vẫn thấy kim nam châm luôn nằm dọc theo một hướng xác định không trùng với hướng Bắc – Nam. Kết luận nào sau đây là đúng?

  • A.

    Miền xung quanh nơi đặt kim nam châm tồn tại từ trường khác từ trường Trái Đất

  • B.

    Miền xung quanh nơi đặt kim nam châm tồn tại từ trường trùng với từ trường Trái Đất

  • C.

    Miền xung quanh nơi đặt kim nam châm không tồn tại từ trường

  • D.

    Không xác định được miền xung quanh nam châm nơi đặt kim nam châm có tồn tại từ trường hay không

Câu 6 :

Quy tắc nắm tay phải được phát biểu:

  • A.

    Nắm tay phải, rồi đặt sao cho bốn ngón tay hướng theo chiều của đường sức từ trong lòng ống dây thì ngón tay cái choãi ra chỉ chiều dòng điện chạy qua các vòng dây.

  • B.

    Nắm tay phải, rồi đặt sao cho bốn ngón tay hướng theo chiều dòng điện chạy qua các vòng dây thì ngón tay cái choãi ra chỉ chiều của đường sức từ trong lòng ống dây.

  • C.

    Nắm tay phải, rồi đặt sao cho ngón tay cái hướng theo chiều dòng điện chạy qua các vòng dây thì ngón tay còn lại  chỉ chiều của đường sức từ trong lòng ống dây.

  • D.

    Nắm tay phải, rồi đặt sao cho bốn ngón tay hướng theo chiều dòng điện chạy qua các vòng dây thì ngón tay cái khom lại theo bốn ngón tay chỉ chiều của đường sức từ trong lòng ống dây.

Câu 7 :

Một nam châm vĩnh cửu có đặc tính nào dưới đây?

  • A.

    Khi bị cọ xát thì hút các vật nhe

  • B.

    Khi bị nung nóng thì có thể hút các vụn sắt

  • C.

    Có thể hút các vật bằng sắt

  • D.

    Một đầu có thể hút, còn đầu kia thì đẩy các vụn sắt

Câu 8 :

Động cơ điện là dụng cụ biến đổi:

  • A.

    Nhiệt năng thành điện năng.

  • B.

    Điện năng thành cơ năng.

  • C.

    Cơ năng thành điện năng.

  • D.

    Điện năng thành nhiệt năng.

Câu 9 :

Sử dụng hiệu điện thế nào dưới đây có thể gây nguy hiệm đối với cơ thể người?

  • A.

    \(6V\)

  • B.

    \(12V\)

  • C.

    \(39V\)

  • D.

    \(220V\)

Câu 10 :

Điện trở của dây dẫn nhất định có mối quan hệ phụ thuộc nào dưới đây?

  • A.

    Tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn

  • B.

    Tỉ lệ nghịch với cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn

  • C.

    Không phụ thuộc vào hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn

  • D.

    Giảm khi cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn giảm

Câu 11 :

Biểu thức nào sau đây xác định điện trở của dây dẫn?

  • A.

    \(R = S{\rho }{l}\)

     
     

  • B.

    \(R = \frac{{lS}}{\rho }\)

  • C.

    \(R = \rho \frac{l}{S}\)

  • D.

    \(R = S\frac{\rho }{l}\)

Câu 12 :

Một bếp điện có điện trở R được mắc vào hiệu điện thế U thì dòng điện qua nó có cường độ I. Khi đó công suất của bếp là P. Biểu thức nào sau đây xác định P không đúng?

  • A.

    \(P = {U^2}R\)

  • B.

    $P = \frac{{{U^2}}}{R}$

  • C.

    \(P = {I^2}R\)

  • D.

    \(P = UI\)

Câu 13 :

Dùng những dụng cụ nào sau đây ta có thể làm thí nghiệm cho ta dòng điện cảm ứng liên tục:

  • A.

    Một nam châm và một ống dây dẫn kín

  • B.

    Một nam châm, một ampe kế và một vôn kế

  • C.

    Một ống dây dẫn kín, một nam châm và một bộ phận làm cho cuộn dây dẫn hoặc nam châm quay liên tục

  • D.

    Một ống dây dẫn kín, một ampe kế và một bộ phận làm cho cuộn dây dẫn hoặc nam châm quay liên tục

Câu 14 :

Từ phổ là hình ảnh cụ thể về:

  • A.

    các đường sức điện

  • B.

    các đường sức từ

  • C.

    cường độ điện trường

  • D.

    cảm ứng từ

Câu 15 :

Điện trở của dây dẫn không phụ thuộc vào yếu tố dưới đây?

  • A.

    Vật liệu làm dây dẫn

  • B.

    Khối lượng của dây dẫn

  • C.

    Chiều dài của dây dẫn

  • D.

    Tiết diện của dây dẫn

Câu 16 :

Hiệu điện thế trong mạch điện có sơ đồ dưới được giữ không đổi. Khi dịch chuyển con chạy của biến trở dần về đầu N thì số chỉ của ampe kế sẽ thay đổi như thế nào?

  • A.

    Giảm dần đi

  • B.

    Tăng dần lên

  • C.

    Không thay đổi

  • D.

    Lúc đầu giảm dần, sau đó tăng dần lên

Câu 17 :

Dụng cụ nào sau đây khi hoạt động nó chuyển hóa điện năng thành cơ năng ?

  • A.

    Bàn ủi điện và máy giặt.

  • B.

    Máy khoan điện và mỏ hàn điện.

  • C.

    Quạt máy và nồi cơm điện.

  • D.

    Quạt máy và máy giặt.

Câu 18 :

Cho mạch điện gồm 3 điện trở mắc nối tiếp nhau . Biết \({R_1} = 5\Omega ,{R_2} = 20\Omega ,{R_3}\). Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch \(U = 50V\) thì cường độ dòng điện trong mạch là \(1A\). Tính điện trở R3?

  • A.

    \(15\Omega \)

  • B.

    \(5\Omega \)

  • C.

    \(20\Omega \)

  • D.

    \(25\Omega \)

Câu 19 :

Có 2 điện trở Rvà R2 (với R= R2 = r).Gọi Rnt và Rss lần lượt là điện trở tương đương của chúng khi được mắc nối tiếp và mắc song song. Kết quả nào sau đây là đúng

  • A.
    Rnt = 2.Rss
  • B.
    Rnt = 4.Rss
  • C.
    Rss = 2Rnt
  • D.
    Rss = 4Rnt
Câu 20 :

Hiệu điện thế U trong mạch điện có sơ đồ như hình vẽ được giữ không đổi. Khi dịch chuyển con chạy của biến trở tiến dần về đầu N thì số chỉ của ampe kế sẽ thay đổi như thế nào?

  • A.
    Giảm dần đi     
  • B.
    Tăng dần lên.
  • C.
    Không thay đổi. 
  • D.
    Lúc đầu giảm dần đi, sau đó tăng dần lên.
Câu 21 :

Bóng  đèn có điện trở \(8\Omega \) và cường độ dòng điện định mức là \(2A\). Tính công suất định mức của bóng đèn?

  • A.

    32W 

  • B.

    16W

  • C.

    4W

  • D.

    0,5W

Câu 22 :

Một bàn là được sử dụng với hiệu điện thế định mức là $220V$ trong $15$ phút thì tiêu thụ một lượng điện năng là $720kJ$. Điện trở của bàn là có giá trị là:

  • A.

    \(60,5\Omega \)

  • B.

    \(1\Omega \)

  • C.

    \(27,5\Omega \)

  • D.

    \(16,8\Omega \)

Câu 23 :

Có 1 thanh nam châm bị gãy tại chính giữa của thanh. Lúc này 1 nửa thanh nam châm sẽ như thế nào

  • A.
    Chỉ còn cực Bắc
  • B.
    Chỉ còn cực Nam
  • C.
    Chỉ còn 1 trong 2 cực
  • D.
    Vẫn còn 2 từ cực Bắc và Nam
Câu 24 :

Hiện tượng nào sau đây không liên quan đến tác dụng của từ trường

  • A.
    Chim xù lông vào mùa đông 
  • B.
    Con người đã sử dụng la bàn để xác định phương hướng
  • C.
    Di chuyển của chim bồ câu
  • D.
    Chụp cộng hưởng từ trong y học
Câu 25 :

Cách nào để làm tăng lực từ của nam châm điện?

  • A.
    Dùng dây dẫn to cuốn ít vòng
  • B.
    Dùng dây dẫn nhỏ cuốn nhiều vòng
  • C.
    Tăng số vòng dây dẫn và giảm hiệu điện thế đặt vào hai đầu ống dây
  • D.
    Tăng đường kính và chiều dài của ống dây
Câu 26 :

Hãy chỉ ra hình vẽ nào không đúng?

  • A.
    Hình d 
  • B.
    Hình b         
  • C.
    Hình a 
  • D.
    Hình c
Câu 27 :

Một dây dẫn có dòng điện chạy qua theo chiều như hình vẽ:

Tên các cực của nam châm là:

  • A.
  • B.
  • C.

    Không đủ dữ kiện để xác định tên các cực của nam châm

  • D.

    Không xác định được

Câu 28 :

Cho thanh nam châm nằm ngang quay quanh một trục thẳng đứng. Đèn LED mắc với hai đầu cuộn dây không sáng trong trường hợp

  • A.
    ống dây được đặt nằm ngang ở bên trái và đồng trục với nam châm.
  • B.
    ống dây được đặt thẳng đứng bên cạnh nam châm.
  • C.
    ống dây được đặt nằm ngang ở bên phải và đồng trục với nam châm.
  • D.
    ống dây được đặt nằm ngang trước một đầu của nam châm.
Câu 29 :

Một dụng cụ để phát hiện dòng điện (một loại điện kế) có cấu tạo được mô tả như hình sau:

Dụng cụ này gồm một ống dây B, trong lòng B có một thanh nam châm A nằm thăng bằng, vuông góc với trục ống dây và có thể quay quanh một trục OO’ đặt giữa thanh, vuông góc với mặt phẳng trang giấy. Nếu dòng điện qua ống dây B có chiều được đánh dâu như hình vẽ thì kim chỉ thị sẽ:

  • A.

    Quay sang bên phải

  • B.

    Quay sang bên trái

  • C.

    Đứng yên

  • D.

    Dao động xung quanh vị trí cân bằng

Câu 30 :

Trên bóng đèn có ghi 220V – 75W. Khi hiệu điện thế trên mạng điện bị sụt 10% thì công suất của đèn bị sụt bao nhiêu phần trăm.

  • A.
    10%
  • B.
    29%
  • C.
    15%
  • D.
    19%

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Nếu đồng thời giảm điện trở của dây dẫn, cường độ dòng điện và thời gian dòng điện chạy qua dây dẫn đi một nửa thì nhiệt lượng tỏa ra trên dây sẽ thay đổi như thế nào?

  • A.

    Giảm đi 2 lần

  • B.

    Giảm đi 4 lần

  • C.

    Giảm đi 8 lần

  • D.

    Giảm đi 16 lần

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Sử dụng công thức tính nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn: \(Q = {I^2}Rt\)

Lời giải chi tiết :

Ta có: Nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn: \(Q = {I^2}Rt\)

=> Khi đồng thời giảm điện trở của dây dẫn, cường độ dòng điện và thời gian dòng điện chạy qua dây dẫn đi một nửa: \(I’ = \dfrac{I}{2},R’ = \dfrac{R}{2},t’ = \dfrac{t}{2}\) 

Nhiệt lượng tỏa ra trên dây khi đó: \(Q’ = I{‘^2}R’t’ = \dfrac{{{I^2}}}{4}.\dfrac{R}{2}\dfrac{t}{2} = \dfrac{{{I^2}Rt}}{{16}}\)

=> Nhiệt lượng sẽ giảm đi 16 lần

Câu 2 :

Cho đoạn mạch gồm điện trở \({R_1}\) mắc nối tiếp với điện trở \({R_2}\) mắc vào mạch điện. Gọi \(I,{I_1},{I_2}\) lần lượt là cường độ dòng điện của toàn mạch, cường độ dòng điện qua \({R_1},{R_2}\). Biểu thức nào sau đây đúng?

  • A.

    \(I = {I_1} = {I_2}\)

  • B.

    \(I = {I_1} + {I_2}\)

  • C.

    \(I \ne {I_1} = {I_2}\)

  • D.

    \({I_1} \ne {I_2}\)

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Ta có, trong đoạn mạch mắc nối tiếp thì:

Cường độ dòng điện có giá trị như nhau tại mọi điểm: \(I = {I_1} = {I_2} =  \ldots  = {I_n}\)          

Câu 3 :

Ampe kế điện từ loại đơn giản gồm một ống dây D và một tấm sắt S đặt gần một đầu ống dây. Tấm sắt S gắn liền với kim chỉ thị K có thể quay quanh trục O. Khi có dòng điện đi qua ống dây thì kim điện kế:

  • A.

    Kim chỉ thị không dao động

  • B.

     Không xác định được kim chỉ thị có bị lệch hay đứng yên không dao động

  • C.

     Kim chỉ thị dao động và chỉ giá trị của dòng điện qua tấm sắt S

  • D.

    Kim chỉ thị bị kéo lệch và chỉ giá trị của dòng điện qua dây D trên bảng chỉ thị

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Khi có dòng điện chạy vào ống dây D sẽ sinh ra một từ trường tác dụng lực từ hút tấm sắt S về phía ống dây D. Kim điện kế khi đó bị kéo lệch và chỉ giá trị của dòng điện qua dây D trên bảng chị thị

Câu 4 :

Đặt một hiệu điện thế \({U_{AB}}\) vào hai đầu đoạn mạch gồm hai điện trở \({R_1}\) và \({R_2}\) mắc song song. Hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở tương ứng là \({U_1},{U_2}\). Hệ thức nào sau đây là đúng?

  • A.

    \({R_{AB}} = {R_1} + {R_2}\)

  • B.

    \({I_{AB}} = {I_1} = {I_2}\)

  • C.

    \(\frac{{{I_1}}}{{{I_2}}} = \frac{{{R_2}}}{{{R_1}}}\)

  • D.

    \({U_{AB}} = {U_1} + {U_2}\)

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

A – sai vì: \(\frac{1}{{{R_{AB}}}} = \frac{1}{{{R_1}}} + \frac{1}{{{R_2}}}\)

B – sai vì: \({I_{A{\bf{B}}}} = {I_1} + {I_2}\)

C – đúng

D – sai \({U_{AB}} = {U_1} = {U_2}\)

Câu 5 :

Tại một điểm trên bàn làm việc, người ta thử đi thử lại vẫn thấy kim nam châm luôn nằm dọc theo một hướng xác định không trùng với hướng Bắc – Nam. Kết luận nào sau đây là đúng?

  • A.

    Miền xung quanh nơi đặt kim nam châm tồn tại từ trường khác từ trường Trái Đất

  • B.

    Miền xung quanh nơi đặt kim nam châm tồn tại từ trường trùng với từ trường Trái Đất

  • C.

    Miền xung quanh nơi đặt kim nam châm không tồn tại từ trường

  • D.

    Không xác định được miền xung quanh nam châm nơi đặt kim nam châm có tồn tại từ trường hay không

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Tại một điểm trên bàn làm việc, người ta thử đi thử lại vẫn thấy kim nam châm luôn nằm dọc theo một hướng xác định không trùng với hướng Bắc – Nam =>Miền xung quanh nơi đặt kim nam châm tồn tại từ trường khác từ trường Trái Đất

 

Câu 6 :

Quy tắc nắm tay phải được phát biểu:

  • A.

    Nắm tay phải, rồi đặt sao cho bốn ngón tay hướng theo chiều của đường sức từ trong lòng ống dây thì ngón tay cái choãi ra chỉ chiều dòng điện chạy qua các vòng dây.

  • B.

    Nắm tay phải, rồi đặt sao cho bốn ngón tay hướng theo chiều dòng điện chạy qua các vòng dây thì ngón tay cái choãi ra chỉ chiều của đường sức từ trong lòng ống dây.

  • C.

    Nắm tay phải, rồi đặt sao cho ngón tay cái hướng theo chiều dòng điện chạy qua các vòng dây thì ngón tay còn lại  chỉ chiều của đường sức từ trong lòng ống dây.

  • D.

    Nắm tay phải, rồi đặt sao cho bốn ngón tay hướng theo chiều dòng điện chạy qua các vòng dây thì ngón tay cái khom lại theo bốn ngón tay chỉ chiều của đường sức từ trong lòng ống dây.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Quy tắc nắm tay phải:

Nắm tay phải, rồi đặt sao cho bốn ngón tay hướng theo chiều dòng điện chạy qua các vòng dây thì ngón tay cái choãi ra chỉ chiều của đường sức từ trong lòng ống dây.

Câu 7 :

Một nam châm vĩnh cửu có đặc tính nào dưới đây?

  • A.

    Khi bị cọ xát thì hút các vật nhe

  • B.

    Khi bị nung nóng thì có thể hút các vụn sắt

  • C.

    Có thể hút các vật bằng sắt

  • D.

    Một đầu có thể hút, còn đầu kia thì đẩy các vụn sắt

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Một trong những đặc điểm của nam châm là: hút sắt hoặc bị sắt hút ( ngoài ra còn hút niken, côban, gađolini,…)

Câu 8 :

Động cơ điện là dụng cụ biến đổi:

  • A.

    Nhiệt năng thành điện năng.

  • B.

    Điện năng thành cơ năng.

  • C.

    Cơ năng thành điện năng.

  • D.

    Điện năng thành nhiệt năng.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Khi động cơ điện một chiều hoạt động, điện năng được chuyển hóa thành cơ năng.

Câu 9 :

Sử dụng hiệu điện thế nào dưới đây có thể gây nguy hiệm đối với cơ thể người?

  • A.

    \(6V\)

  • B.

    \(12V\)

  • C.

    \(39V\)

  • D.

    \(220V\)

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Hiệu điện thế có thể gây nguy hiểm đối với cơ thể người là \(220V\)

Câu 10 :

Điện trở của dây dẫn nhất định có mối quan hệ phụ thuộc nào dưới đây?

  • A.

    Tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn

  • B.

    Tỉ lệ nghịch với cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn

  • C.

    Không phụ thuộc vào hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn

  • D.

    Giảm khi cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn giảm

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Vận dụng biểu thức tính điện trở: \(R = \rho \dfrac{l}{S}\)

Lời giải chi tiết :

Ta có: điện trở của dây dẫn được xác định: \(R = \rho \dfrac{l}{S}\)

Điện trở, \(R\) là xác định với mỗi dây dẫn nó không phụ thuộc vào hiệu điện thế hay cường độ dòng điện

Biểu thức rút ra từ định luật Ôm: \(R = \dfrac{U}{I}\) chỉ là biểu thức tính toán về mặt toán học

Câu 11 :

Biểu thức nào sau đây xác định điện trở của dây dẫn?

  • A.

    \(R = S{\rho }{l}\)

     
     

  • B.

    \(R = \frac{{lS}}{\rho }\)

  • C.

    \(R = \rho \frac{l}{S}\)

  • D.

    \(R = S\frac{\rho }{l}\)

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Biểu thức xác định điện trở của dây dẫn: \(R = \rho \frac{l}{S}\)

Trong đó:

+ \(l\): chiều dài dây \(\left( m \right)\)

+ \(S\): tiết diện của dây \(\left( {{m^2}} \right)\)

+ \(\rho \): điện trở suất \(\left( {\Omega m} \right)\)

+ \(R\): điện trở \(\left( \Omega  \right)\)

Câu 12 :

Một bếp điện có điện trở R được mắc vào hiệu điện thế U thì dòng điện qua nó có cường độ I. Khi đó công suất của bếp là P. Biểu thức nào sau đây xác định P không đúng?

  • A.

    \(P = {U^2}R\)

  • B.

    $P = \frac{{{U^2}}}{R}$

  • C.

    \(P = {I^2}R\)

  • D.

    \(P = UI\)

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+ Vận dụng biểu thức tính công suất: \(P = UI\)

+ Sử dụng biểu thức định luật Ôm: \(I = \frac{U}{R}\)

Lời giải chi tiết :

Ta có công suất của bếp: \(P = UI\)

Mặt khác: \(I = \frac{U}{R}\)

Ta suy ra: \(P = UI = \frac{{{U^2}}}{R} = {I^2}R\) 

Câu 13 :

Dùng những dụng cụ nào sau đây ta có thể làm thí nghiệm cho ta dòng điện cảm ứng liên tục:

  • A.

    Một nam châm và một ống dây dẫn kín

  • B.

    Một nam châm, một ampe kế và một vôn kế

  • C.

    Một ống dây dẫn kín, một nam châm và một bộ phận làm cho cuộn dây dẫn hoặc nam châm quay liên tục

  • D.

    Một ống dây dẫn kín, một ampe kế và một bộ phận làm cho cuộn dây dẫn hoặc nam châm quay liên tục

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Để có dòng điện cảm ứng liên tục =>Cần có sự biến đổi số đường sức từ xuyên qua tiết diện cuộn dây liên tục

=> Các dụng cụ cần để có thể làm thí nghiệm cho ta dòng điện cảm ứng liên tục là: một nam châm, một ống dây dẫn kín và một bộ phận làm cho cuộn dây dẫn hoặc nam châm quay liên tục

Câu 14 :

Từ phổ là hình ảnh cụ thể về:

  • A.

    các đường sức điện

  • B.

    các đường sức từ

  • C.

    cường độ điện trường

  • D.

    cảm ứng từ

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Từ phổ là hình ảnh cụ thể về các đường sức từ

Câu 15 :

Điện trở của dây dẫn không phụ thuộc vào yếu tố dưới đây?

  • A.

    Vật liệu làm dây dẫn

  • B.

    Khối lượng của dây dẫn

  • C.

    Chiều dài của dây dẫn

  • D.

    Tiết diện của dây dẫn

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Sử dụng biểu thức tính điện trở của dây dẫn: \(R = \rho \frac{l}{S}\)

Lời giải chi tiết :

Ta có: \(R = \rho \frac{l}{S}\)

=> Điện trở của dây dẫn không phụ thuộc vào khối lượng của dây dẫn

Câu 16 :

Hiệu điện thế trong mạch điện có sơ đồ dưới được giữ không đổi. Khi dịch chuyển con chạy của biến trở dần về đầu N thì số chỉ của ampe kế sẽ thay đổi như thế nào?

  • A.

    Giảm dần đi

  • B.

    Tăng dần lên

  • C.

    Không thay đổi

  • D.

    Lúc đầu giảm dần, sau đó tăng dần lên

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+ Vận dụng lí thuyết về biến trở

+ Vận dụng biểu thức định luật Ôm: \(I = \frac{U}{R}\)

Lời giải chi tiết :

Khi dịch chuyển con chạy của biến trở dần về đầu N thì điện trở của mạch sẽ tăng lên, mà hiệu điện thế không đổi

=>  Số chỉ ampe kế \({I_A}\) sẽ giảm dần đi

Câu 17 :

Dụng cụ nào sau đây khi hoạt động nó chuyển hóa điện năng thành cơ năng ?

  • A.

    Bàn ủi điện và máy giặt.

  • B.

    Máy khoan điện và mỏ hàn điện.

  • C.

    Quạt máy và nồi cơm điện.

  • D.

    Quạt máy và máy giặt.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Ta có sự chuyển hóa năng lượng của các dụng cụ:

– Điện năng \( \to \) nhiệt năng: Bàn ủi, mỏ hàn điện, nồi cơm điện

– Điện năng \( \to \) cơ năng : Máy khoan điện, quạt máy, máy giặt

Câu 18 :

Cho mạch điện gồm 3 điện trở mắc nối tiếp nhau . Biết \({R_1} = 5\Omega ,{R_2} = 20\Omega ,{R_3}\). Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch \(U = 50V\) thì cường độ dòng điện trong mạch là \(1A\). Tính điện trở R3?

  • A.

    \(15\Omega \)

  • B.

    \(5\Omega \)

  • C.

    \(20\Omega \)

  • D.

    \(25\Omega \)

Đáp án : D

Phương pháp giải :

+ Áp dụng biểu thức tính điện trở: \(R = \frac{U}{I}\)

+ Áp dụng biểu thức tính điện trở tương đương của đoạn mạch mắc nối tiếp: \({{\rm{R}}_{t{\rm{d}}}} = {R_1} + {R_2} + {R_3}\)

Lời giải chi tiết :

+ Điện trở tương đương \({R_{123}}\) của đoạn mạch là \({R_{123}} = \frac{U}{I} = \frac{{50}}{1} = 50\Omega \)

+ Mà \({R_{123}} = {R_1} + {R_2} + {R_3}\) cho nên \({R_3} = {R_{123}}-\left( {{R_1} + {R_2}} \right) = 50-\left( {5 + 20} \right) = 25\Omega \)

Câu 19 :

Có 2 điện trở Rvà R2 (với R= R2 = r).Gọi Rnt và Rss lần lượt là điện trở tương đương của chúng khi được mắc nối tiếp và mắc song song. Kết quả nào sau đây là đúng

  • A.
    Rnt = 2.Rss
  • B.
    Rnt = 4.Rss
  • C.
    Rss = 2Rnt
  • D.
    Rss = 4Rnt

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Công thức tính điện trở tương đương của đoạn mạch nối tiếp và song song: \(\left\{ \begin{array}{l}{R_{nt}} = {R_1} + {R_2}\\\frac{1}{{{R_{ss}}}} = \frac{1}{{{R_1}}} + \frac{1}{{{R_2}}}\end{array} \right.\)

Lời giải chi tiết :

Ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}{R_{nt}} = {R_1} + {R_2} = r + r = 2r\\\frac{1}{{{R_{ss}}}} = \frac{1}{{{R_1}}} + \frac{1}{{{R_2}}} = \frac{1}{r} + \frac{1}{r}\end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}{R_{nt}} = 2r\\{R_{ss}} = \frac{r}{2}\end{array} \right. \Rightarrow {R_{nt}} = 4{R_{ss}}\)

Câu 20 :

Hiệu điện thế U trong mạch điện có sơ đồ như hình vẽ được giữ không đổi. Khi dịch chuyển con chạy của biến trở tiến dần về đầu N thì số chỉ của ampe kế sẽ thay đổi như thế nào?

  • A.
    Giảm dần đi     
  • B.
    Tăng dần lên.
  • C.
    Không thay đổi. 
  • D.
    Lúc đầu giảm dần đi, sau đó tăng dần lên.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Công thức tính điện trở: \(R = \dfrac{{\rho l}}{S}\)

Định luật Ôm: \(I = \dfrac{U}{R}\)

Đèn sáng mạnh lên khi cường độ dòng điện chạy qua đèn tăng và ngược lại.

Lời giải chi tiết :

Mạch gồm: \({R_b}\,\,nt\,{R_D}\)

Điện trở của biến trở: \({R_b} = \dfrac{{\rho l}}{S}\)

Chiều dòng điện đi từ cực (+) qua dây dẫn, thiết bị điện rồi về cực (-) của nguồn điện. Khi con chạy tiến dần về đầu N chiều dài của biến trở tăng dần làm cho điện trở của dây dẫn tăng dần, kéo theo điện trở tương đương của toàn mạch tăng dần.

Cường độ dòng điện chạy qua đèn là: \({I_D} = {I_b} = \dfrac{U}{{{R_b}\, + {R_D}}}\)

U không đổi, điện trở tương đương của toàn mạch tăng thì số chỉ của ampe kế sẽ giảm dần đi.

Câu 21 :

Bóng  đèn có điện trở \(8\Omega \) và cường độ dòng điện định mức là \(2A\). Tính công suất định mức của bóng đèn?

  • A.

    32W 

  • B.

    16W

  • C.

    4W

  • D.

    0,5W

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Vận dụng biểu thức công xuất tính cường độ dòng điện: \(P = UI = \frac{{{U^2}}}{R} = {I^2}R\)

Lời giải chi tiết :

Công suất định mức của bóng đèn: \(P = {I^2}R = {2^2}.8 = 32W\)

Câu 22 :

Một bàn là được sử dụng với hiệu điện thế định mức là $220V$ trong $15$ phút thì tiêu thụ một lượng điện năng là $720kJ$. Điện trở của bàn là có giá trị là:

  • A.

    \(60,5\Omega \)

  • B.

    \(1\Omega \)

  • C.

    \(27,5\Omega \)

  • D.

    \(16,8\Omega \)

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+ Sử dụng biểu thức: \(A = Pt\)

+ Vận dụng biểu thức tính công suất để suy ra điện trở: \(P = \dfrac{{{U^2}}}{R}\)

Lời giải chi tiết :

Ta có:

+ \(A = Pt\)  => Công suất của bàn là là: \(P = \dfrac{A}{t} = \dfrac{{{{720.10}^3}}}{{15.60}} = 800{\rm{W}}\)

+ Mặt khác: \(P = \dfrac{{{U^2}}}{R} \to R = \dfrac{{{U^2}}}{P} = \dfrac{{{{220}^2}}}{{800}} = 60,5\Omega \)

Câu 23 :

Có 1 thanh nam châm bị gãy tại chính giữa của thanh. Lúc này 1 nửa thanh nam châm sẽ như thế nào

  • A.
    Chỉ còn cực Bắc
  • B.
    Chỉ còn cực Nam
  • C.
    Chỉ còn 1 trong 2 cực
  • D.
    Vẫn còn 2 từ cực Bắc và Nam

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Từ 1 thanh nam châm ban đầu, nếu thanh bị vỡ làm nhiều mảnh thì mỗi mảnh nhỏ sẽ trở thành một nam châm mới. Tức là nó sẽ tự phân bố lại và tạo thành hai từ cực mới.

Lời giải chi tiết :

Có 1 thanh nam châm bị gãy tại chính giữa của thanh. Lúc này 1 nửa thanh nam châm vẫn còn 2 từ cực Bắc và Nam

Chọn D.

Câu 24 :

Hiện tượng nào sau đây không liên quan đến tác dụng của từ trường

  • A.
    Chim xù lông vào mùa đông 
  • B.
    Con người đã sử dụng la bàn để xác định phương hướng
  • C.
    Di chuyển của chim bồ câu
  • D.
    Chụp cộng hưởng từ trong y học

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+ Không khí là chất dẫn nhiệt kém.

+ Sử dụng lí thuyết về từ trường.

Lời giải chi tiết :

Hiện tượng chim xù lông vào mùa đông liên quan đến hiện tượng dẫn nhiệt của chất khí.

Câu 25 :

Cách nào để làm tăng lực từ của nam châm điện?

  • A.
    Dùng dây dẫn to cuốn ít vòng
  • B.
    Dùng dây dẫn nhỏ cuốn nhiều vòng
  • C.
    Tăng số vòng dây dẫn và giảm hiệu điện thế đặt vào hai đầu ống dây
  • D.
    Tăng đường kính và chiều dài của ống dây

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Phương pháp:

Có thể làm tăng lực từ của nam châm điện tác dụng lên một vật bằng cách tăng cường độ dòng điện chạy qua các vòng dây hoặc tăng số vòng của ống dây.

Lời giải chi tiết :

Cách giải:

Các cách để tăng lực từ của nam châm điện:

+ Giữ nguyên số vòng dây quấn và tăng cường độ dòng điện

+ Giữ nguyên cường độ dòng điện và tăng số vòng dây quấn

+ Tăng cả cường độ dòng điện và số vòng dây quấn.

→ Tăng số vòng dây quấn bằng cách dùng dây dẫn nhỏ quấn thành nhiều vòng làm tăng được lực từ của nam châm điện

Câu 26 :

Hãy chỉ ra hình vẽ nào không đúng?

  • A.
    Hình d 
  • B.
    Hình b         
  • C.
    Hình a 
  • D.
    Hình c

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+ Quy tắc bàn tay trái: Đặt bàn tay trái sao cho các đường sức từ hướng vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến ngón tay giữa hướng theo chiều dòng điện thì ngón tay cái choãi ra 900 chỉ chiều của lực điện từ.

+ Kí hiệu: \( \oplus \) trước → sau; \( \odot \) sau → trước.

Lời giải chi tiết :

Áp dụng quy tắc bàn tay trái ta có các hình đúng là: Hình a, b, c

Hình sai là Hình d.

Câu 27 :

Một dây dẫn có dòng điện chạy qua theo chiều như hình vẽ:

Tên các cực của nam châm là:

  • A.
  • B.
  • C.

    Không đủ dữ kiện để xác định tên các cực của nam châm

  • D.

    Không xác định được

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+ Vận dụng quy tắc bàn tay trái

Quy tắc bàn tay trái:Đặt bàn tay trái sao cho các đường sức từ hướng vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến tay giữa hướng theo chiều dòng điện thì ngón tay cái choãi ra 900 chỉ chiều của lực điện từ.

+ Sử dụng tính chất của đường sức từ: vào Nam – ra Bắc

Lời giải chi tiết :

Ta có: Quy tắc bàn tay trái:Đặt bàn tay trái sao cho các đường sức từ hướng vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến tay giữa hướng theo chiều dòng điện thì ngón tay cái choãi ra 900 chỉ chiều của lực điện từ.

Vận dụng quy tắc bàn tay trái, ta suy ra các đường sức từ có chiều từ dưới lên => tên các cực của nam châm như sau:

Câu 28 :

Cho thanh nam châm nằm ngang quay quanh một trục thẳng đứng. Đèn LED mắc với hai đầu cuộn dây không sáng trong trường hợp

  • A.
    ống dây được đặt nằm ngang ở bên trái và đồng trục với nam châm.
  • B.
    ống dây được đặt thẳng đứng bên cạnh nam châm.
  • C.
    ống dây được đặt nằm ngang ở bên phải và đồng trục với nam châm.
  • D.
    ống dây được đặt nằm ngang trước một đầu của nam châm.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+ Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín khi ta đưa một cực nam châm lại gần hay ra xa một đầu cuộn dây đó hoặc ngược lại.

+ Dòng điện xuất hiện trong khi đóng mạch điện (ngắt mạch điện) của nam châm điện.

+ Khi cho nam châm quay quanh một trục thẳng đứng thì trong cuộn dây kín xuất hiện dòng điện cảm ứng.

Lời giải chi tiết :

Khi cho nam châm quay quanh một trục thẳng đứng thì đèn LED sáng, trong cuộn dây kín xuất hiện dòng điện.

\( \Rightarrow \) Cho thanh nam châm nằm ngang quay quanh một trục thẳng đứng. Đèn LED mắc với hai đầu cuộn dây không sáng trong trường hợp ống dây được đặt thẳng đứng bên cạnh nam châm.

Câu 29 :

Một dụng cụ để phát hiện dòng điện (một loại điện kế) có cấu tạo được mô tả như hình sau:

Dụng cụ này gồm một ống dây B, trong lòng B có một thanh nam châm A nằm thăng bằng, vuông góc với trục ống dây và có thể quay quanh một trục OO’ đặt giữa thanh, vuông góc với mặt phẳng trang giấy. Nếu dòng điện qua ống dây B có chiều được đánh dâu như hình vẽ thì kim chỉ thị sẽ:

  • A.

    Quay sang bên phải

  • B.

    Quay sang bên trái

  • C.

    Đứng yên

  • D.

    Dao động xung quanh vị trí cân bằng

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+ Vận dụng tính chất của đường sức từ khi có dòng điện chạy qua cuộn dây

+ Vận dụng quy tắc nắm tay phải

Lời giải chi tiết :

Nếu dòng điện qua ống dây B có chiều được đánh dấu như hình thì đường sức từ trong ống dây hướng thẳng đứng lên trên.

Cực Bắc của nam châm luôn quay theo chiều đường sức từ của từ trường ngoài nên bị đẩy lên

=> Kim chỉ thị quay sang bên phải

Câu 30 :

Trên bóng đèn có ghi 220V – 75W. Khi hiệu điện thế trên mạng điện bị sụt 10% thì công suất của đèn bị sụt bao nhiêu phần trăm.

  • A.
    10%
  • B.
    29%
  • C.
    15%
  • D.
    19%

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Phương pháp:

Công thức tính công suất: \(P = \frac{{{U^2}}}{R}\)

Lời giải chi tiết :

Cách giải:

Điện trở của đèn:  \(R = \frac{{{U^2}}}{P} = \frac{{{{220}^2}}}{{75}} = 645,3\Omega \)

Khi hiệu điện thế trên mạng điện bị sụt 10% thì còn lại 90%: U’ = 0,9.U = 0,9.220 = 198V

Công suất của đèn lúc đó: \(P’ = \frac{{U{‘^2}}}{R} = \frac{{{{198}^2}}}{{645,3}} = 60,75W\)

Độ sụt của công suất là: \(\frac{{P – P’}}{P}.100\%  = \frac{{75 – 60,75}}{{75}}.100\%  = 19\% \)

TẢI APP ĐỂ XEM OFFLINE