1. Đề khảo sát chất lượng đầu năm lớp 9 môn Lí – Đề số 1

Đề bài

Câu 1 :

Chọn câu đúng trong các câu sau:

  • A.

    Nhiệt lượng mà vật nhận được hay tỏa ra phụ thuộc vào khối lượng

  • B.

    Nhiệt lượng mà vật nhận được hay tỏa ra phụ thuộc vào độ tăng nhiệt độ của vật

  • C.

    Nhiệt lượng mà vật nhận được hay tỏa ra phụ thuộc vào nhiệt dung riêng của chất làm nên vật

  • D.

    Tất cả đều đúng

Câu 2 :

Trường hợp nào sau đây áp suất khí quyển nhỏ nhất

  • A.

    Tại đỉnh núi

  • B.

    Tại chân núi

  • C.

    Tại đáy hầm mỏ

  • D.

    Trên bãi biển

Câu 3 :

Trong các trường hợp dưới đây trường hợp nào ma sát có ích?

  • A.

    Ma sát làm mòn lốp xe

  • B.

    Ma sát làm ô tô qua được chỗ lầy.

  • C.

    Ma sát sinh ra giữa trục xe và bánh xe

  • D.

    Ma sát sinh ra khi vật trượt trên mặt sàn.

Câu 4 :

Một con chim mẹ tha mồi về cho con. Chim mẹ chuyển động so với..(1)…nhưng lại đứng yên so với..(2)….

  • A.

    Chim con/con mồi

  • B.

    Con mồi/chim con

  • C.

    Chim con/ tổ

  • D.

    Tổ/chim con

Câu 5 :

Chọn câu đúng nhất:

  • A.

    Các yếu tố của vecto lực là phương, chiều.

  • B.

    Các yếu tố của vecto lực là điểm đặt, phương, chiều.

  • C.

    Các yếu tố của vecto lực là điểm đặt, phương, độ lớn.

  • D.

    Các yếu tố của vecto lực là điểm đặt, phương, chiều và độ lớn.

Câu 6 :

Thế nào là hai lực cân bằng?

  • A.

    Hai lực cùng cường độ, có phương trên cùng một đường thẳng, ngược chiều và cùng tác dụng vào một vật.

  • B.

    Hai lực cùng cường độ, có phương trên cùng một đường thẳng, cùng chiều và cùng tác dụng vào một vật.

  • C.

    Hai lực cùng cường độ, có phương trên cùng một đường thẳng và ngược chiều.

  • D.

    Hai lực cùng cường độ, cùng phương, cùng  chiều và cùng tác dụng vào một vật.

Câu 7 :

Chọn đáp án đúng nhất: Máy cơ đơn giản là:

  • A.

    Ròng rọc

  • B.

    Đòn bẩy

  • C.

    Mặt phẳng nghiêng

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Câu 8 :

Biểu thức nào sau đây xác định nhiệt lượng tỏa ra khi nhiên liệu bị đốt cháy:

  • A.

    \(Q = \frac{q}{m}\)

  • B.

    \(Q = \frac{m}{q}\)

  • C.

    \(Q = qm\)

  • D.

    \(Q = {q^m}\)

Câu 9 :

………. được cấu tạo từ các hạt nhỏ riêng biệt gọi là các nguyên tử, phân tử. Chọn câu trả lời đúng:

  • A.

    Nguyên tử.

  • B.

    Phân tử.

  • C.

    Vật.

  • D.

    Chất.

Câu 10 :

Khi lực đẩy Ác-si-mét nhỏ hơn trọng lượng thì:

  • A.

    Vật chìm xuống

  • B.

    Vật nổi lên

  • C.

    Vật lơ lửng trong chất lỏng

  • D.

    Vật chìm xuống đáy chất lỏng

Câu 11 :

Phát biểu nào sau đây chính xác nhất khi nói về sự chuyển hóa cơ năng?

  • A.

    Thế năng có thể chuyến hóa thành cơ năng

  • B.

    Động năng không thể chuyển hóa thành cơ năng

  • C.

    Động năng và thế năng có thể chuyển hóa qua lại lẫn nhau, nhưng cơ năng được bảo toàn

  • D.

    Động năng chỉ có thể chuyển hóa thành thế năng

Câu 12 :

Trong các hiện tượng nào sau đây, hiện tượng liên quan đến dẫn nhiệt là:

  • A.

    Dùng một que sắt dài đưa một đầu vào bếp than đang cháy đỏ, một lúc sau cầm đầu còn lại ta thấy nóng tay.

  • B.

    Nhúng một đầu chiếc thìa bằng bạc vào một cốc nước sôi tay ta có cảm giác nóng lên.

  • C.

    Khi đun nước trong ấm, nước sẽ nóng dần lên nếu ta sờ ngón tay vào nước thì tay sẽ ấm lên.

  • D.

    Các trường hợp nêu trên đều liên quan đến hiện tượng dẫn nhiệt.

Câu 13 :

Một lực tác dụng lên một vật đang chuyển động không sinh công khi

  • A.

    Lực và chuyển động cùng phương nhưng ngược chiều.

  • B.

    Lực và chuyển động cùng phương, cùng chiều nhưng lực cân bằng với một lực khác.

  • C.

    Lực và chuyển động có phương vuông góc với nhau.

  • D.

    Cả ba trường hợp trên lực đều không sinh công.

Câu 14 :

Trong các công thức biểu diễn mối quan hệ giữa S, v, t sau đây công thức nào đúng.

  • A.

    \(S = v/t\).

  • B.

    \(t = v/S\).

  • C.

    \(t = S/v\).

  • D.

    \(S = t /v\).

Câu 15 :

Thế năng đàn hồi phụ thuộc vào những yếu tố nào ?

  • A.

    Khối lượng

  • B.

    Độ biến dạng của vật đàn hồi

  • C.

    Khối lượng và chất làm vật

  • D.

    Vận tốc của vật

Câu 16 :

Động cơ nào sau đây không phải là động cơ nhiệt?

  • A.

    Động cơ của máy bay phản lực

  • B.

    Động cơ của xe máy Hon-da

  • C.

    Động cơ chạy máy phát điện của nhà máy thủy điện Sông Đà

  • D.

    Động cơ chạy máy phát điện của nhà máy nhiệt điện

Câu 17 :

Vận tốc của ô tô là \(36km/h\), của người đi xe máy là \(18m/s\), của tàu hỏa là \(14m/s\). Thứ tự sắp xếp nào sau đây đúng theo thứ tự nhanh nhất đến chậm nhất:

  • A.

    Ô tô – tàu hỏa – xe máy        

  • B.

    Tàu hỏa – ô tô – xe máy

  • C.

    Xe máy – ô tô – tàu hỏa

  • D.

    Xe máy – tàu hỏa – ô tô.

Câu 18 :

Hòa và Nương cùng đạp xe từ cầu Bích Hòa lên trường ĐHSP dài \(18km\). Hòa đạp liên tục không nghỉ với vận tốc \(18km/h\). Nương đi sớm hơn Hòa \(15\) phút nhưng dọc đường nghỉ chân uống coffee mất \(30\) phút. Hỏi Nương phải đạp xe với vận tốc bao nhiêu để tới trường cùng lúc với Hòa.

  • A.

    \(16km/h\)

  • B.

    \(18km/h\)

  • C.

    \(24km/h\)

  • D.

    \(20km/h\)

Câu 19 :

Một ô tô đi từ Quảng Ninh đến Hà Nội với vận tốc trung bình \(40km/h\). Trong đó nửa quãng đường đầu ôtô đi với vận tốc \({\rm{45 }}km/h\). Hỏi vận tốc ở nửa quãng đường sau?

  • A.

    \(35km/h\)

  • B.

    \(34{\rm{ }}km/h\)

  • C.

    \(37km/h\)

  • D.

    \(36km/h\)

Câu 20 :

Khi ném một quả bóng lên cao (bỏ qua mọi ma sát), hình vẽ nào sau đây diễn tả đúng các lực tác dụng lên quả bóng.

  • A.

    Hình 1

  • B.

    Hình 2

  • C.

    Hình 3

  • D.

    Hình 4

Câu 21 :

Đặt một bao gạo \(60kg\) lên một ghế 4 chân có khối lượng \(4kg\). Diện tích tiếp xúc với mặt đất của mỗi chân ghế là \(8cm^2\). Áp suất mà gạo và ghế tác dụng lên mặt đất là:

  • A.

    \(p = 20000 N/m^2\)      

  • B.

    \(p = 2000000 N/m^2\)

  • C.

    \(p = 200000N/m^2\)       

  • D.

    Là một giá trị khác

Câu 22 :

Một vật có khối lượng \(598,5g\) làm bằng chất có khối lượng riêng \(D = 10,5g/cm^3\) được nhúng hoàn toàn trong nước. Cho trọng lượng riêng của nước là \(d = 10.000N/m^3\). Lực đẩy Ac-si-mét có giá trị là

  • A.

    0,37N 

  • B.

    0,57N 

  • C.

    0,47N 

  • D.

    0,67N

Câu 23 :

Môt máy bay trực thăng khi cất cánh, động cơ tạo ra một lực phát động\(10500N\), sau \(1\) phút \(30\) giây máy bay đạt độ cao \(850m\). Công suất của động cơ máy bay có thể nhận giá trị:

  • A.

    \(P = 1062W\)

  • B.

    \(P = 991666,67W\)

  • C.

    \(P = 99,17kW\)

  • D.

    Một giá trị khác

Câu 24 :

Người ta thả một miếng đồng khối lượng \(0,5{\rm{ }}kg\) vào \(500{\rm{ }}g\) nước. Miếng đồng nguội đi từ \({80^0}C\)  xuống \({20^0}C\) . Hỏi nước nóng lên thêm bao nhiêu độ? Biết nhiệt dung riêng của đồng là \(380J/kg.K\) và của nước là \(4200J/kg.K\)  

  • A.

    \(5,{43^0}C\)

  • B.

    \(6,{43^0}C\)

  • C.

    \(7,{43^0}C\)

  • D.

    \(8,{43^0}C\)

Câu 25 :

Một cục nước đá đang nổi trong bình nước. Mực nước trong bình thay đổi như thế nào khi cục nước đá tan hết:

  • A.

    Tăng

  • B.

    Giảm

  • C.

    Không đổi

     

  • D.

    Không xác định được

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Chọn câu đúng trong các câu sau:

  • A.

    Nhiệt lượng mà vật nhận được hay tỏa ra phụ thuộc vào khối lượng

  • B.

    Nhiệt lượng mà vật nhận được hay tỏa ra phụ thuộc vào độ tăng nhiệt độ của vật

  • C.

    Nhiệt lượng mà vật nhận được hay tỏa ra phụ thuộc vào nhiệt dung riêng của chất làm nên vật

  • D.

    Tất cả đều đúng

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Nhiệt lượng của vật phụ thuộc vào:

     + Khối lượng

     + Độ tăng nhiệt độ của vật

     + Nhiệt dung riêng của chất làm nên vật.

Câu 2 :

Trường hợp nào sau đây áp suất khí quyển nhỏ nhất

  • A.

    Tại đỉnh núi

  • B.

    Tại chân núi

  • C.

    Tại đáy hầm mỏ

  • D.

    Trên bãi biển

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Ta có: Càng lên cao không khí càng loãng nên áp suất khí quyển càng giảm

=> Tại đáy hầm mỏ sẽ có áp suất lớn nhất và tại đỉnh núi sẽ có áp suất nhỏ nhất.

Câu 3 :

Trong các trường hợp dưới đây trường hợp nào ma sát có ích?

  • A.

    Ma sát làm mòn lốp xe

  • B.

    Ma sát làm ô tô qua được chỗ lầy.

  • C.

    Ma sát sinh ra giữa trục xe và bánh xe

  • D.

    Ma sát sinh ra khi vật trượt trên mặt sàn.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Trường hợp ma sát làm ô tô qua được chỗ lầy là trường hợp ma sát có ích.

Câu 4 :

Một con chim mẹ tha mồi về cho con. Chim mẹ chuyển động so với..(1)…nhưng lại đứng yên so với..(2)….

  • A.

    Chim con/con mồi

  • B.

    Con mồi/chim con

  • C.

    Chim con/ tổ

  • D.

    Tổ/chim con

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Chim mẹ chuyển động so với chim con nhưng đứng yên so với con mồi.

Câu 5 :

Chọn câu đúng nhất:

  • A.

    Các yếu tố của vecto lực là phương, chiều.

  • B.

    Các yếu tố của vecto lực là điểm đặt, phương, chiều.

  • C.

    Các yếu tố của vecto lực là điểm đặt, phương, độ lớn.

  • D.

    Các yếu tố của vecto lực là điểm đặt, phương, chiều và độ lớn.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Lực là một đại lượng vectơ được biểu diễn bằng một mũi tên có:

– Gốc là điểm đặt của lực.

– Phương và chiều là phương và chiều của lực.

– Độ dài biểu diễn cường độ của lực theo một tỉ lệ xích cho trước.

Câu 6 :

Thế nào là hai lực cân bằng?

  • A.

    Hai lực cùng cường độ, có phương trên cùng một đường thẳng, ngược chiều và cùng tác dụng vào một vật.

  • B.

    Hai lực cùng cường độ, có phương trên cùng một đường thẳng, cùng chiều và cùng tác dụng vào một vật.

  • C.

    Hai lực cùng cường độ, có phương trên cùng một đường thẳng và ngược chiều.

  • D.

    Hai lực cùng cường độ, cùng phương, cùng  chiều và cùng tác dụng vào một vật.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt lên một vật, có cường độ bằng nhau, phương nằm trên cùng một đường thẳng, chiều ngược nhau

Câu 7 :

Chọn đáp án đúng nhất: Máy cơ đơn giản là:

  • A.

    Ròng rọc

  • B.

    Đòn bẩy

  • C.

    Mặt phẳng nghiêng

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Các loại máy cơ đơn giản thường gặp là:

– Ròng rọc cố định: chỉ có tác dụng đổi hướng của lực, không có tác dụng thay đổi độ lớn của lực.

– Ròng rọc động: Khi dùng một ròng rọc động cho ta lợi 2 lần về lực thì thiệt 2 lần về đường đi.

– Mặt phẳng nghiêng: Lợi về lực, thiệt về đường đi.

– Đòn bẩy: Lợi về lực, thiệt về đường đi hoặc ngược lại.

Câu 8 :

Biểu thức nào sau đây xác định nhiệt lượng tỏa ra khi nhiên liệu bị đốt cháy:

  • A.

    \(Q = \frac{q}{m}\)

  • B.

    \(Q = \frac{m}{q}\)

  • C.

    \(Q = qm\)

  • D.

    \(Q = {q^m}\)

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Nhiệt lượng toả ra khi nhiên liệu bị đốt cháy được tính theo công thức:

\(Q = qm\)

Trong đó:

     + \(Q\): nhiệt lượng toả ra \(\left( J \right)\)

     + \(q\): năng suất toả nhiệt của nhiên liệu \(\left( {J/kg} \right)\)

     + \(m\): khối lượng nhiên liệu bị đốt cháy hoàn toàn\(\left( {kg} \right)\)

Câu 9 :

………. được cấu tạo từ các hạt nhỏ riêng biệt gọi là các nguyên tử, phân tử. Chọn câu trả lời đúng:

  • A.

    Nguyên tử.

  • B.

    Phân tử.

  • C.

    Vật.

  • D.

    Chất.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Các chất được cấu tạo từ các hạt nhỏ riêng biệt gọi là các nguyên tử, phân tử.

Câu 10 :

Khi lực đẩy Ác-si-mét nhỏ hơn trọng lượng thì:

  • A.

    Vật chìm xuống

  • B.

    Vật nổi lên

  • C.

    Vật lơ lửng trong chất lỏng

  • D.

    Vật chìm xuống đáy chất lỏng

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Sử dụng lí thuyết khi nào vật chìm, khi nào vật nổi

Lời giải chi tiết :

Vật chìm xuống khi lực đẩy Ác-si-mét \({F_A}\) nhỏ hơn trọng lượng \(P\): \({F_A} < P\)

Câu 11 :

Phát biểu nào sau đây chính xác nhất khi nói về sự chuyển hóa cơ năng?

  • A.

    Thế năng có thể chuyến hóa thành cơ năng

  • B.

    Động năng không thể chuyển hóa thành cơ năng

  • C.

    Động năng và thế năng có thể chuyển hóa qua lại lẫn nhau, nhưng cơ năng được bảo toàn

  • D.

    Động năng chỉ có thể chuyển hóa thành thế năng

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Phương án C là đầy đủ nhất khi nói về sự chuyển hóa cơ năng:

Động năng và thế năng có thể chuyển hóa qua lại lẫn nhau, nhưng cơ năng được bảo toàn

Câu 12 :

Trong các hiện tượng nào sau đây, hiện tượng liên quan đến dẫn nhiệt là:

  • A.

    Dùng một que sắt dài đưa một đầu vào bếp than đang cháy đỏ, một lúc sau cầm đầu còn lại ta thấy nóng tay.

  • B.

    Nhúng một đầu chiếc thìa bằng bạc vào một cốc nước sôi tay ta có cảm giác nóng lên.

  • C.

    Khi đun nước trong ấm, nước sẽ nóng dần lên nếu ta sờ ngón tay vào nước thì tay sẽ ấm lên.

  • D.

    Các trường hợp nêu trên đều liên quan đến hiện tượng dẫn nhiệt.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Ta có: Nhiệt năng có thể truyền từ phần này sang phần khác của một vật, từ vật này sang vật khác bằng hình thức dẫn nhiệt.

=> Các trường hợp trên đều liên quan đến hiện tượng dẫn nhiệt.

Câu 13 :

Một lực tác dụng lên một vật đang chuyển động không sinh công khi

  • A.

    Lực và chuyển động cùng phương nhưng ngược chiều.

  • B.

    Lực và chuyển động cùng phương, cùng chiều nhưng lực cân bằng với một lực khác.

  • C.

    Lực và chuyển động có phương vuông góc với nhau.

  • D.

    Cả ba trường hợp trên lực đều không sinh công.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Định luật công:

Công cơ học dùng với trường hợp khi có lực tác dụng vào vật và vật chuyển dời theo phương không vuông góc với phương của lực.

A sai vì lực ngược chiều với chuyển động sinh công cản.

B sai vì cả hai lực đó đều sinh công.

C đúng vì khi lực vuông góc với phương chuyển động của vật thì công của lực bằng 0.

Câu 14 :

Trong các công thức biểu diễn mối quan hệ giữa S, v, t sau đây công thức nào đúng.

  • A.

    \(S = v/t\).

  • B.

    \(t = v/S\).

  • C.

    \(t = S/v\).

  • D.

    \(S = t /v\).

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Vận dụng biểu thức tính vận tốc \(v = \dfrac{s}{t}\)

Lời giải chi tiết :

\(v = \dfrac{S}{t} \Rightarrow t = S/v\)

Câu 15 :

Thế năng đàn hồi phụ thuộc vào những yếu tố nào ?

  • A.

    Khối lượng

  • B.

    Độ biến dạng của vật đàn hồi

  • C.

    Khối lượng và chất làm vật

  • D.

    Vận tốc của vật

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Cơ năng của vật phụ thuộc vào độ biến dạng của vật gọi là thế năng đàn hồi.

Câu 16 :

Động cơ nào sau đây không phải là động cơ nhiệt?

  • A.

    Động cơ của máy bay phản lực

  • B.

    Động cơ của xe máy Hon-da

  • C.

    Động cơ chạy máy phát điện của nhà máy thủy điện Sông Đà

  • D.

    Động cơ chạy máy phát điện của nhà máy nhiệt điện

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Ta có: Động cơ nhiệt là động cơ trong đó một phần năng lượng của nhiên liệu bị đốt cháy chuyển hoá thành cơ năng.

Động cơ chạy máy phát điện của nhà máy thủy điện Sông Đà không phải là động cơ nhiệt

Câu 17 :

Vận tốc của ô tô là \(36km/h\), của người đi xe máy là \(18m/s\), của tàu hỏa là \(14m/s\). Thứ tự sắp xếp nào sau đây đúng theo thứ tự nhanh nhất đến chậm nhất:

  • A.

    Ô tô – tàu hỏa – xe máy        

  • B.

    Tàu hỏa – ô tô – xe máy

  • C.

    Xe máy – ô tô – tàu hỏa

  • D.

    Xe máy – tàu hỏa – ô tô.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

+ Sử  dụng cách quy đổi đơn vị của vận tốc: \(1m/s = 3,6{\rm{ }}km/h\)  hay \(1km/h{\rm{ }} = \dfrac{1}{{3,6}}m/s\)

+ So sánh các vận tốc với nhau

Lời giải chi tiết :

Ta có:

+ Vận tốc của ô tô: \(36km/h = \dfrac{{36}}{{3,6}}m/s = 10m/s\)

+ Vận tốc của xe máy: \(18m/s\)

+ Vận tốc của tàu hỏa: \(14m/s\)

Vậy sắp xếp theo thứ tự vận tốc từ nhanh nhất đến chậm nhất là: xe máy, tàu hỏa, ô tô.

Câu 18 :

Hòa và Nương cùng đạp xe từ cầu Bích Hòa lên trường ĐHSP dài \(18km\). Hòa đạp liên tục không nghỉ với vận tốc \(18km/h\). Nương đi sớm hơn Hòa \(15\) phút nhưng dọc đường nghỉ chân uống coffee mất \(30\) phút. Hỏi Nương phải đạp xe với vận tốc bao nhiêu để tới trường cùng lúc với Hòa.

  • A.

    \(16km/h\)

  • B.

    \(18km/h\)

  • C.

    \(24km/h\)

  • D.

    \(20km/h\)

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+ Sử dụng công thức tính thời gian: \(t = \frac{s}{v}\)

+ Phân tích thời gian mỗi người chuyển động , nghỉ ngơi => xác định thời gian chuyển động

+ Sử dụng công thức tính vận tốc: \(v = \frac{s}{t}\)

Lời giải chi tiết :

+ Thời gian Hòa đi từ cầu Bích Hòa đến trường ĐHSP là: \(t = \frac{s}{v} = \frac{{18}}{{18}} = 1h\)

+ Nương đi sớm hơn \(15\) phút

=> Nương tới trường cùng lúc với với Hòa => \(t’ = 1h + 15ph = 1,25h\)   

Mặt khác, Nương nghỉ chân mất \(30\) phút \( = \frac{1}{2}h\)

=> Thời gian Nương đạp xe là: \({t_2} = 1,25h – \frac{1}{2}h = 0,75h\)

=> Nương phải đạp xe với vận tốc là: \({v_2} = \frac{s}{{{t_2}}} = \frac{{18}}{{0,75}} = 24km/h\)  để tới trường cùng lúc với Hòa

Câu 19 :

Một ô tô đi từ Quảng Ninh đến Hà Nội với vận tốc trung bình \(40km/h\). Trong đó nửa quãng đường đầu ôtô đi với vận tốc \({\rm{45 }}km/h\). Hỏi vận tốc ở nửa quãng đường sau?

  • A.

    \(35km/h\)

  • B.

    \(34{\rm{ }}km/h\)

  • C.

    \(37km/h\)

  • D.

    \(36km/h\)

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Sử dụng biểu thức tính vận tốc trung bình của chuyển động không đều: \({v_{tb}} = \dfrac{{{s_1} + {s_2} + … + {s_n}}}{{{t_1} + {t_2} + … + {t_n}}}\)

Lời giải chi tiết :

Gọi \({v_1},{v_2}\) lần lượt là vận tốc của ô tô trên hai nửa quãng đường

\({t_1},{t_2}\) lần lượt là thời gian của ô tô trên hai nửa quãng đường

Ta có:

\({v_{tb}} = \dfrac{{{s_1} + {s_2}}}{{{t_1} + {t_2}}} = \dfrac{{2{\rm{s}}}}{{{t_1} + {t_2}}}{\rm{          }}\left( 1 \right)\)

Mặt khác, ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}{t_1} = \dfrac{s}{{{v_1}}}\\{t_2} = \dfrac{s}{{{v_2}}}\end{array} \right.\)

Thay vào \(\left( 1 \right)\) ta được: 

\(\begin{array}{l}{v_{tb}} = \dfrac{{2{\rm{s}}}}{{\dfrac{s}{{{v_1}}} + \dfrac{s}{{{v_2}}}}}\\ \leftrightarrow 40 = \dfrac{2}{{\dfrac{1}{{45}} + \dfrac{1}{{{v_2}}}}}\\ \to {v_2} = 36km/h\end{array}\)

Câu 20 :

Khi ném một quả bóng lên cao (bỏ qua mọi ma sát), hình vẽ nào sau đây diễn tả đúng các lực tác dụng lên quả bóng.

  • A.

    Hình 1

  • B.

    Hình 2

  • C.

    Hình 3

  • D.

    Hình 4

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Ném quả bóng lên => Lực ném sẽ lớn hơn trọng lực của bóng

=> hình 4 – đúng

Câu 21 :

Đặt một bao gạo \(60kg\) lên một ghế 4 chân có khối lượng \(4kg\). Diện tích tiếp xúc với mặt đất của mỗi chân ghế là \(8cm^2\). Áp suất mà gạo và ghế tác dụng lên mặt đất là:

  • A.

    \(p = 20000 N/m^2\)      

  • B.

    \(p = 2000000 N/m^2\)

  • C.

    \(p = 200000N/m^2\)       

  • D.

    Là một giá trị khác

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+ Sử dụng biểu thức tính trọng lực: \(P = 10m\)

+ Sử dụng biểu thức tính áp suất \(p = \dfrac{F}{S}\)

Lời giải chi tiết :

Ta có:

Diện tích mặt bị ép gồm diện tích của 4 chân ghế: \(S = {4.8.10^{ – 4}} = 3,{2.10^{ – 3}}{m^2}\)

Tổng khối lượng của gạo và ghế: \(m = {m_{gao}} + {m_{ghe}} = 60 + 4 = 64kg\)

Áp lực của cả gạo và ghế tác dụng lên mặt đất là: \(P = 10m = 10.64 = 640N\)

Áp suất mà cả gạo và ghế tác dụng lên mặt đất là: \(p = \dfrac{P}{S} = \dfrac{{640}}{{3,{{2.10}^{ – 3}}}} = 200000N/{m^2}\)

Câu 22 :

Một vật có khối lượng \(598,5g\) làm bằng chất có khối lượng riêng \(D = 10,5g/cm^3\) được nhúng hoàn toàn trong nước. Cho trọng lượng riêng của nước là \(d = 10.000N/m^3\). Lực đẩy Ac-si-mét có giá trị là

  • A.

    0,37N 

  • B.

    0,57N 

  • C.

    0,47N 

  • D.

    0,67N

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+ Sử dụng công thức tính trọng lực: \(m = DV\)

+ Sử dụng công thức tính lực đẩy Ác-si-mét \({F_A} = dV\)

Lời giải chi tiết :

\(m = 598,5g = 0,5985kg\)

+ Ta có \(m = DV \Rightarrow V = \dfrac{m}{D} = \dfrac{{598,5}}{{10,5}} = 57c{m^3} = {57.10^{ – 6}}{m^3}\)

+ Lực đẩy Acsimet tác dụng lên vật khi vật nhúng chìm trong nước là

\({F_A} = {d_{nuoc}}.{V_{nuoc}} = {d_{nuoc}}.V = {10000.57.10^{ – 6}} = 0,57N\)  

Câu 23 :

Môt máy bay trực thăng khi cất cánh, động cơ tạo ra một lực phát động\(10500N\), sau \(1\) phút \(30\) giây máy bay đạt độ cao \(850m\). Công suất của động cơ máy bay có thể nhận giá trị:

  • A.

    \(P = 1062W\)

  • B.

    \(P = 991666,67W\)

  • C.

    \(P = 99,17kW\)

  • D.

    Một giá trị khác

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+ Sử dụng công thức tính công: \(A = Fs\)

+ Sử dụng công thức tính công suất: \(P = \frac{A}{t}\)

Lời giải chi tiết :

\(t = 1\) phút \(30\) giây \( = 60 + 30 = 90s\) 

+ Công của động cơ máy bay thực hiện được là: \(A = Fs = 10500.850 = 8925000J\)

+ Công suất của động cơ máy bay:

\(P = \frac{A}{t} = \frac{{8925000}}{{90}} = 99166,67W \approx 99,17kW\)

Câu 24 :

Người ta thả một miếng đồng khối lượng \(0,5{\rm{ }}kg\) vào \(500{\rm{ }}g\) nước. Miếng đồng nguội đi từ \({80^0}C\)  xuống \({20^0}C\) . Hỏi nước nóng lên thêm bao nhiêu độ? Biết nhiệt dung riêng của đồng là \(380J/kg.K\) và của nước là \(4200J/kg.K\)  

  • A.

    \(5,{43^0}C\)

  • B.

    \(6,{43^0}C\)

  • C.

    \(7,{43^0}C\)

  • D.

    \(8,{43^0}C\)

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+ Sử dụng công thức tính nhiệt lượng: \(Q = mc\Delta t\)

+ Áp dụng phương trình cân bằng nhiệt: \({Q_{toa}} = {Q_{thu}}\)

Lời giải chi tiết :

Ta có:

+ Nhiệt lượng mà miếng đồng tỏa ra là: \({Q_1} = {m_{Cu}}.{c_{Cu}}\left( {80 – 20} \right) = 0,5.380\left( {80 – 20} \right) = 11400J\)

+ Nhiệt lượng mà nước nhận được là: \({Q_2} = {m_{nuoc}}.{c_{nuoc}}.\Delta t\)

Mặt khác, theo phương trình cân bằng nhiệt, ta có:

\({Q_1} = {Q_2} = 11400J\)

Ta suy ra: \(\Delta t = \frac{{{Q_2}}}{{{m_{nuoc}}{c_{nuoc}}}} = \frac{{11400}}{{0,5.4200}} = 5,43\)

Vậy nước nóng thêm được \(5,{43^0}C\)   

Câu 25 :

Một cục nước đá đang nổi trong bình nước. Mực nước trong bình thay đổi như thế nào khi cục nước đá tan hết:

  • A.

    Tăng

  • B.

    Giảm

  • C.

    Không đổi

     

  • D.

    Không xác định được

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+ Tính thể tích của phần nước bị cục đá chiếm chỗ

– Sử dụng công thức tính lực đẩy ác-si-mét: \({F_A} = dV\)

– Sử dụng định nghĩa cân bằng lực

+ Tính thể tích của nước do cục nước đá tan hết tạo thành: \(P = dV\)

Lời giải chi tiết :

Gọi \({P_d}\) là trọng lượng của cục đá khi chưa tan hết

\({V_1}\) là thể tích của phần nước đá bị cục đá chiếm chỗ

\({d_n}\) là trọng lượng riêng của nước

\({F_A}\) là lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên nước đá khi chưa tan

\({P_2}\) là trọng lượng của cục nước đá tan hết tạo thành

\({V_2}\) là thể tích của nước do cục nước đá tan hết tạo thành

Ta có:

+ Khi cục nước đá đang nổi trong bình nước, thì trọng lượng và lực đẩy Ac-si-mét cân bằng với nhau:

\(\begin{array}{l}{P_d} = {F_A} = {V_1}{d_n}\\ \to {V_1} = \frac{{{P_d}}}{{{d_n}}}\end{array}\)

+ Trọng lượng của lượng nước do cục nước đá tan hết tạo thành là: \({P_2} = {V_2}{d_n} \to {V_2} = \frac{{{P_2}}}{{{d_n}}}\)

Vì khối lượng của cục nước đá và khối lượng của lượng nước do cục nước đá tan hết tạo thành phải bằng nhau, nên:

\({P_2} = {P_d} \to {V_2} = {V_1}\)

=> Thể tích của phần nước đá bị chiếm chỗ đúng bằng thể tích của nước trong cốc nhận được khi nước đá tan hết.

=> Mực nước trong cốc không thay đổi.

TẢI APP ĐỂ XEM OFFLINE