Câu 50 trang 48 SGK Đại số và Giải tích 11 Nâng cao

Cho phương trình

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Cho phương trình  \({{{{\sin }^3}x + {{\cos }^3}x} \over {2\cos x – \sin x}} = \cos 2x.\)

Vui lòng nhập mật khẩu để tiếp tục

test123

LG a

Chứng minh rằng \(x = {\pi \over 2} + k\pi \) nghiệm đúng phương trình.

Lời giải chi tiết:

Ta có: \(\sin \left( {\frac{\pi }{2} + k\pi } \right) = {\left( { – 1} \right)^k}\)

(nghĩa là bằng 1 nếu k chẵn, bằng -1 nếu k lẻ)

Thay \(x = {\pi \over 2} + k\pi \) vào phương trình ta được :

\(\begin{array}{l}
\frac{{{{\sin }^3}\left( {\frac{\pi }{2} + k\pi } \right) + {{\cos }^3}\left( {\frac{\pi }{2} + k\pi } \right)}}{{2\cos \left( {\frac{\pi }{2} + k\pi } \right) – \sin \left( {\frac{\pi }{2} + k\pi } \right)}} = \cos \left[ {2\left( {\frac{\pi }{2} + k\pi } \right)} \right]\\
\Leftrightarrow \frac{{{{\left( { – 1} \right)}^{3k}} + 0}}{{2.0 – {{\left( { – 1} \right)}^k}}} = \cos \left( {\pi + k2\pi } \right)\\
\Leftrightarrow \frac{{{{\left( { – 1} \right)}^{3k}}}}{{ – {{\left( { – 1} \right)}^k}}} = \cos \pi \\
\Leftrightarrow – {\left( { – 1} \right)^{2k}} = – 1\\
\Leftrightarrow – 1 = – 1
\end{array}\)

Vậy \(x = {\pi \over 2} + k\pi \) là nghiệm phương trình

LG b

Giải phương trình bằng cách đặt \(\tan x = t\) (khi \(x \ne {\pi \over 2} + k\pi \) )

Lời giải chi tiết:

* \(x = {\pi \over 2} + k\pi \) là nghiệm phương trình.

* Với \(x \ne {\pi \over 2} + k\pi \) chia tử và mẫu của vế trái cho \({\cos ^3}x\) ta được :

\({{{{\tan }^3}x + 1} \over {2\left( {1 + {{\tan }^2}x} \right) – \tan x\left( {1 + {{\tan }^2}x} \right)}} = {{1 – {{\tan }^2}x} \over {1 + {{\tan }^2}x}}\) 

Đặt \(t = \tan x\) ta được :

\(\eqalign{& {{{t^3} + 1} \over {\left( {2 – t} \right)\left( {1 + {t^2}} \right)}} = {{1 – {t^2}} \over {1 + {t^2}}} \cr & \Leftrightarrow {t^3} + 1 = \left( {{t^2} – 1} \right)\left( {t – 2} \right) \cr & \Leftrightarrow {t^3} + 1 = {t^3} – 2{t^2} – t + 2 \cr & \Leftrightarrow 2{t^2} + t – 1 = 0 \Leftrightarrow \left[ {\matrix{
{t = – 1} \cr {t = {1 \over 2}} \cr} } \right. \cr & \Leftrightarrow \left[ {\matrix{{\tan x = – 1} \cr {\tan x = {1 \over 2}} \cr} } \right. \Leftrightarrow \left[ {\matrix{{x = – {\pi \over 4} + k\pi } \cr {x = \alpha + k\pi } \cr} } \right. \cr & \text{ với }\,\tan \alpha = {1 \over 2} \cr} \)

Vậy phương trình đã cho có nghiệm :\(x = {\pi \over 2} + k\pi ,x = – {\pi \over 4} + k\pi ,\) \(x = \alpha + k\pi \,\left( {k \in\mathbb Z} \right)\)

Sachgiaihay.com

TẢI APP ĐỂ XEM OFFLINE

ĐẠI SỐ VÀ GIẢI TÍCH – TOÁN 11 NÂNG CAO