5. Bài 17. Trọng lực và lực căng

Đề bài

Câu 1 :

Phát biểu nào sau đây đúng?

  • A.

    Trọng lực là lực hấp dẫn do Trái Đất tác dụng lên vật gây ra cho vật gia tốc rơi tự do

  • B.

    Trọng lực là lực hấp dẫn giữa vật và Trái Đất

  • C.

    Trọng lực là lực hấp dẫn do Trái Đất tác dụng lên vật gây ra chuyển động cho vật

  • D.

    Trọng lực là lực hấp dẫn do Trái Đất tác dụng lên vật gây ra biến đổi cho vật.

Câu 2 :

Chọn câu sai. Ở gần Trái Đất, trọng lực có:

  • A.

    Phương thẳng đứng

  • B.

    Chiều từ trên xuống

  • C.

    Điểm đặt tại trọng tâm của vật

  • D.

    Trong mọi trường hợp, trọng lực đều có độ lớn là 10.m

Câu 3 :

Một vật có khối lượng 2 kg được đặt trên mặt bàn. Trọng lượng của vật bằng bao nhiêu? Lấy g = 9,8 m/s2

  • A.

    20 N

  • B.

    19,6 N

  • C.

    19,4 N

  • D.

    19 N

Câu 4 :

Một vật có khối lượng m, gia tốc trọng trường là g. Nếu khối lượng của vật tăng lên 2 lần thì trọng lượng của vật:

  • A.

    tăng lên 2 lần

  • B.

    giảm đi 2 lần

  • C.

    tăng lên 4 lần

  • D.

    không đổi

Câu 5 :

Chọn câu sai. Lực căng do sợi dây tác dụng vào vật:

  • A.

    có phương trùng với phương của sợi dây

  • B.

    cùng chiều với chiều của lực do vật kéo dãn dây

  • C.

    ngược chiều với chiều của lực do vật kéo dãn dây

  • D.

    Cả A và C đều đúng

Câu 6 :

Một vật được treo vào một sợi dây không dãn trên trần nhà, các lực tác dụng vào vật là:

  • A.

    Trọng lực P

  • B.

    Lực căng T

  • C.

    Trọng lực P, lực căng T

  • D.

    Trọng lực P, phản lực N, lực căng T

Câu 7 :

Một vật có khối lượng 5 kg được treo vào hai sợi dây không dãn. Biết lực căng của 1 sợi dây là 25 N. Hỏi sau khi treo vật vào thì tình trạng của sợi dây như thế nào? Lấy g = 10 m/s2

  • A.

    đứt ngay lập tức

  • B.

    được một thời gian ngắn thì sợi dây từ từ đứt

  • C.

    sợi dây không bị đứt

  • D.

    một sợi dây đứt, một sợi không bị đứt.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Phát biểu nào sau đây đúng?

  • A.

    Trọng lực là lực hấp dẫn do Trái Đất tác dụng lên vật gây ra cho vật gia tốc rơi tự do

  • B.

    Trọng lực là lực hấp dẫn giữa vật và Trái Đất

  • C.

    Trọng lực là lực hấp dẫn do Trái Đất tác dụng lên vật gây ra chuyển động cho vật

  • D.

    Trọng lực là lực hấp dẫn do Trái Đất tác dụng lên vật gây ra biến đổi cho vật.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Vận dụng kiến thức đã học

Lời giải chi tiết :

Trọng lực là lực hấp dẫn do Trái Đất tác dụng lên vật gấy ra cho vật gia tốc rơi tự do

Câu 2 :

Chọn câu sai. Ở gần Trái Đất, trọng lực có:

  • A.

    Phương thẳng đứng

  • B.

    Chiều từ trên xuống

  • C.

    Điểm đặt tại trọng tâm của vật

  • D.

    Trong mọi trường hợp, trọng lực đều có độ lớn là 10.m

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Vận dụng lí thuyết đã học

Lời giải chi tiết :

Ở gần Trái Đất, trọng lực có:

+ Phương thẳng đứng

+ Chiều từ trên xuống dưới

+ Điểm đặt tại trọng tâm của vật

+ Độ lớn: P = m.g

=> A, B, C đúng

Đáp án D chỉ đúng trong một số trường hợp có gia tốc trọng trường g = 10 m/s2

Câu 3 :

Một vật có khối lượng 2 kg được đặt trên mặt bàn. Trọng lượng của vật bằng bao nhiêu? Lấy g = 9,8 m/s2

  • A.

    20 N

  • B.

    19,6 N

  • C.

    19,4 N

  • D.

    19 N

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Biểu thức tính trọng lượng của vật: P = m.g

Lời giải chi tiết :

Ta có m = 2 kg; g = 9,8 m/s2

=> Trọng lượng của vật là: P = m.g = 2.9,8 = 19,6 N

Câu 4 :

Một vật có khối lượng m, gia tốc trọng trường là g. Nếu khối lượng của vật tăng lên 2 lần thì trọng lượng của vật:

  • A.

    tăng lên 2 lần

  • B.

    giảm đi 2 lần

  • C.

    tăng lên 4 lần

  • D.

    không đổi

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Biểu thức tính trọng lượng của vật: P = m.g

Lời giải chi tiết :

Ta có P = m.g

=> P tỉ lệ thuận với m khi g không thay đổi

=> m tăng lên 2 lần thì P cũng tăng lên 2 lần

Câu 5 :

Chọn câu sai. Lực căng do sợi dây tác dụng vào vật:

  • A.

    có phương trùng với phương của sợi dây

  • B.

    cùng chiều với chiều của lực do vật kéo dãn dây

  • C.

    ngược chiều với chiều của lực do vật kéo dãn dây

  • D.

    Cả A và C đều đúng

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Vận dụng kiến thức đã học

Lời giải chi tiết :

Lực căng do sợi dây tác dụng vào vật có phương trùng với phương của sợi dây, có ciều ngược với chiều của lực do vật kéo dãn dây.

Câu 6 :

Một vật được treo vào một sợi dây không dãn trên trần nhà, các lực tác dụng vào vật là:

  • A.

    Trọng lực P

  • B.

    Lực căng T

  • C.

    Trọng lực P, lực căng T

  • D.

    Trọng lực P, phản lực N, lực căng T

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Vận dụng kiến thức đã học

Lời giải chi tiết :

Vật có khối lượng => Có trọng lực P

Vật được treo vào sợi dây => Có lực căng T

Câu 7 :

Một vật có khối lượng 5 kg được treo vào hai sợi dây không dãn. Biết lực căng của 1 sợi dây là 25 N. Hỏi sau khi treo vật vào thì tình trạng của sợi dây như thế nào? Lấy g = 10 m/s2

  • A.

    đứt ngay lập tức

  • B.

    được một thời gian ngắn thì sợi dây từ từ đứt

  • C.

    sợi dây không bị đứt

  • D.

    một sợi dây đứt, một sợi không bị đứt.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Biểu thức tính trọng lượng của vật: P = m.g

Lời giải chi tiết :

Trọng lực của vật là: P = m.g = 5.10 = 50 (N)

Lực căng của 2 sợi dây là: 2.25 = 50 (N)

=> Lực căng có độ lớn bằng trọng lực, vật nằm cân bằng, sợi dây không đứt

TẢI APP ĐỂ XEM OFFLINE