4. Mời trầu (Hồ Xuân Hương)

Mời trầu (Hồ Xuân Hương) bao gồm tóm tắt nội dung chính, lập dàn ý phân tích, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cùng hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm và tiểu sử, quan điểm cùng sự nghiệp sáng tác phong cách nghệ thuật giúp các em học tốt môn văn 8

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Tác giả

1. Tiểu sử

– Hồ Xuân Hương chưa rõ năm sinh, năm mất, sống vào khoảng cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XX

– Theo các tài liệu lưu truyền quê ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An nhưng sống chủ yếu ở kinh thành Thăng Long.

– Cuộc đời Hồ Xuân Hương lận đận, nhiều nỗi éo le ngang trái: hai lần lấy chồng nhưng đề làm lẽ, để đến cuối cùng vẫn sống một mình, cô độc.

– Hồ Xuân Hương xinh đẹp, thông minh đi niều nơi, giao thiệp với rộng (quen biết nhiều người nổi tiếng như Nguyễn Du).

– Con người bà phóng túng, tài hoa, có cá tính mạnh mẽ, sắc sảo.

2. Sự nghiệp văn học

a. Tác phẩm chính

– Sáng tác của Hồ Xuân Hương gồm cả chữ Nôm và chữ Hán.

– Theo giới nghiên cứu hiện có khoảng trên dưới 40 bài thơ tương truyền là của Hồ Xuân Hương.

– Nữ sĩ còn có tập thơ Lưu hương kí (phát hiện năm 1964) gồm 24 bài chữ Hán và 26 bài chữ nôm.

b. Phong cách nghệ thuật

– Trong lịch sử văn học Việt Nam, Hồ Xuân Hương là hiện tượng rất độc đáo: nhà thơ phụ nữ viết về phụ nữ, trào phúng mà trữ tình, đậm đà chất văn học dân gian từ đề tài, cảm hứng đến ngôn ngữ, hình tượng.

– Nổi bật trong sáng tác thơ của Hồ Xuân Hương là tiếng nói thương cảm đối với người phụ nữ, là sự khẳng định, đề cao vẻ đẹp và khát vọng của họ          

3. Vị trí và tầm ảnh hưởng của tác giả

– Hồ Xuân Hương được mệnh danh là “Bà chúa Thơ Nôm”.

– Nét phóng túng và tiềm ẩn trong thơ của Hồ Xuân Hương luôn gây nguồn cảm hứng vô tận cho hậu thế.

– Thơ của bà đã được dịch ra nhiều ngôn ngữ trên thế giới. Năm 2022, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) vinh danh và tổ chức kỉ niệm 250 năm ngày sinh, 200 năm ngày mất của Nữ sĩ – Danh nhân văn hóa Hồ Xuân Hương.

Sơ đồ tư duy tác giả Hồ Xuân Hương:

Tác phẩm

1. Tìm hiểu chung

a. Xuất xứ

Mời trầu là một trong hơn 50 bài thơ Nôm được truyền tụng của Hồ Xuân Hương.

b. Bố cục:

– Câu 1: Hình ảnh quả cau miếng trầu

– Câu 2: Khẳng định bản thân

– Câu 3: Câu nói giao duyên

– Câu 4: Niềm mong mỏi về hạnh phúc lứa đôi

c. Thể loại: thất ngôn tứ tuyệt

d. Phương thức biểu đạt: biểu cảm

2. Giá trị nội dung, nghệ thuật

a. Giá trị nội dung

Bài thơ bộc lộ nhiều nét tính cách của Hồ Xuân Hương. Mạnh bạo vượt qua lễ giáo phong kiến nghiệt ngã, Xuân Hương đảo lộn vai trò mời trầu bạn tình, cũng có nghĩa là Xuân Hương chủ động đến với tình yêu bằng thái độ cởi mở chân thành, tha thiết. Khát vọng tình yêu thì cháy bỏng, nhưng nữ sĩ vẫn đủ sáng suốt nhận ra sự bạc bẽo của tình đời.

b. Giá trị nghệ thuật

Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt được thể hiện rõ nét trong cách gieo vần: Vần ở các câu 1, 2, 4 hoặc chỉ các câu 2, 4 hiệp vần với nhau ở chữ cuối. Cụ thể ở đây là “hôi”, “rồi” “vôi”. Bốn câu trong bài Mời trầu được viết đúng theo thứ tự là các câu: khai, thừa, chuyển, hợp.

Sơ đồ tư duy bài thơ Mời trầu:

TẢI APP ĐỂ XEM OFFLINE

Tác giả – tác phẩm chung

Tác giả – tác phẩm Kết nối tri thức

Tác giả – tác phẩm Cánh Diều

Tác giả – tác phẩm Chân trời sáng tạo